Mẹt ghẹ vỉa hè đắt nhất Hà Nội & lời đồn bà chủ U70 bán hàng rong tậu được biệt thự Hồ Tây
U Tươi đã “bám” vào mẹt ghẹ vỉa hè mà sống hơn 30 năm nay. 30 năm có thăng có trầm, nhưng khách đến với u Tươi vẫn cứ “trung thành” với hương vị cũ.
Ai bảo hải sản bán ở vỉa hè không chất, không xịn bằng trong quán, chắc hẳn người ấy chưa từng lê la ở các mẹt cua ghẹ quanh phố cổ Hà Nội. Đặc điểm chung là cua ghẹ được bán ở ven hè phố, ở gần các chợ nên “quán hàng” chẳng có gì làm đầu tư, tuềnh toàng, tạm bợ với mấy cái ghế con, bếp than, nồi luộc.
Menu cũng “nhất dương chỉ” không có gì nhiều để chọn, thường chỉ có một món luộc. Nhưng mấy mẹt hải sản hấp ấy vẫn thu hút một lượng khách hàng lớn, chính bởi chất lượng và tính hè phố của mình. Mẹt ghẹ U Tươi là một trong những quán như thế.
Mẹt ghẹ u Tươi ở phố Cầu Đông đã có tuổi đời hàng chục năm.
Mẹt ghẹ “tươi hơn ăn ở biển”
U Tươi, chủ mẹt ghẹ luộc vỉa hè ngay đầu phố Cầu Đông, gần chợ Đồng Xuân (Hà Nội) quả quyết, bí quyết quan trọng nhất để các gánh hàng rong như u cạnh tranh được với các hàng quán hải sản khác, ấy là chất lượng ghẹ.
” Ghẹ nhả u là ghẹ “thửa”, chọn kỹ càng từng con từ đầu nguồn. To nhỏ không quan trọng, mà ghẹ phải thật chắc, thật tươi, không bị óp. Ghẹ ngon thì luộc lên chín sẽ có mai đỏ au, thịt chắc sát vào tận vỏ, gạch đỏ hay gạch vàng cũng đều ngon. Người trong nghề như u cứ cầm từng con mà tính tiền, chứ không phải cân kẹo gì nữa“, vừa nhấc mấy con ghẹ trên mẹt ra báo giá, bà Vũ Thị Tươi vừa quảng cáo.
U Tươi cực kỳ tự tin với chất lượng ghẹ mình bán.
U Tươi không tiết lộ bí quyết chọn ghẹ sống, chỉ cho biết là chọn nhiều sẽ quen tay, quen mắt. Còn với khách ăn ghẹ luộc sẵn, u “xui” đừng tham con to, mà cầm con nào lên thấy chắc nịch, đỏ au tận ra vỏ, ấn vào chân thấy cứng thì bao ngon; còn con nào to mà nhẹ thì kiểu gì cũng óp, thịt xốp.
Dù bán hàng ở ngay gần chợ Long Biên – chợ buôn hải sản lớn nhất nhì Hà Nội, u Tươi bảo mình không mua hàng kiểu “sang tay” ấy, mà ghẹ dùng để làm hàng do con gái ở quê Nam Định gửi ra.
Ghẹ luộc được bán theo con, có chất lượng khá đồng đều.
Theo lời u, con gái u ra tận biển lấy hàng tươi từ tờ mờ sáng, cho vào thùng xốp cùng nước biển, bộ sục để giữ cho ghẹ còn nguyên chân cẳng, bơi nguây nguẩy khi đến tay bà. Những năm trước, xe ôm còn hiếm, u phải ra đứng đợi xe đón hàng; giờ thì có người lấy hộ, vác về tận nhà, tuổi già cũng đỡ vất vả hơn.
“Tôi xiên ghẹ rồi mới luộc, mà phải cho vào nước sôi bùng lên luộc một tí là chín. Tôi không cho sả hay gừng gì để luộc cùng, vị nguyên bản đã đủ thơm ngon rồi. Cho gừng, sả vào luộc mà không ăn ngay thì ghẹ sẽ đen hoặc dễ thiu.
Video đang HOT
Tôi tự tin ghẹ nhà mình tươi ngon hơn mua ở biển mang về. Có những khách đi du lịch biển, muốn mua ghẹ về làm quà cho người ở nhà còn dặn tôi để phần, hẹn giờ ship đến. Nhiều khi ra biển rồi cũng không biết chọn ghẹ ngon, vô tình gặp phải hàng lạnh, hoặc mua ghẹ luộc sẵn ủ nilon đi cả đoạn đường dài, về nhà ăn cũng kém tươi đi.”, u già quả quyết.
Ghẹ nhiều – ít, chắc – óp tùy con nước, u Tươi cũng tùy con nước mà bán hàng.
U cứ bày đầy mẹt khoảng 30 con, bán hết lại bày ra thêm, túc tắc từ 9h30 sáng đến xẩm tối. Lượng ghẹ bán ra có hôm 20kg, hôm cả 30 – 40kg hàng.
Lý do của sự “bấp bênh” ấy là: “Tùy theo con nước, hôm nào ghẹ ngon sẽ nhiều, hôm nào ít thì chỉ có vài cân, có những hôm tôi còn phải nghỉ ấy. Như đợt lễ 30/4, tiếc lắm, khách gọi cháy máy nhưng chả có con nào mà bán. Dân tình đi biển nhiều, hải sản được tiêu thụ trong đó hết, có giành mua được mà chuyển ra Hà Nội đâu.”.
Mà quả thật, ghẹ nhà u Tươi rất ngon. Nói là 10 con như 10 thì hơi ngoa, vì thi thoảng cũng có con óp. Những con ấy, u bán rẻ hơn chút đỉnh, và cũng trình bày để khách thông cảm.
Những con ghẹ ngon luộc lên sẽ đỏ au, chắc nịch.
Còn phần lớn là ngon, thịt đanh, thơm và có độ dai đặc trưng. Vào những ngày đầu tháng, có khi khách còn may mắn vớ được ghẹ cốm (là loại đang lột xác dở), thịt đầy ú ụ, lớp da chắc nụi bao lấy phần gạch dẻo bên trong, đáng đồng tiền bát gạo.
U Tươi cũng tự hào về xốt chấm 30 năm không thay đổi của mình. U bảo, nhiều khách trẻ thích nào là xốt xanh, mù tạt… lắm kiểu, nhưng u không chiều. Ai thích mấy thứ ấy thì mua về nhà tự chế xốt riêng. Còn u “bảo thủ” với thứ nước chấm làm theo khẩu vị của mình, pha từ nước đường trắng đun quẹo lên trộn chanh, dấm, ớt, tỏi xay, mì chính, cắt thêm quả quất xanh nữa là hoàn thiện.
Đầu tháng là thời điểm ghẹ ngon nhất, dày mình, có thể có con ghẹ cốm.
Giải mã tin đồn bán hàng vỉa hè mua nhà Hồ Tây
Mẹt ghẹ u Tươi “nhẵn mặt” với khách hàng sành ăn, dù giá không mềm, vị trí không đẹp, nước chấm chân mộc đúng kiểu ngày xưa. Có những chiều cuối tuần, khách ghé đến đông nườm nượp, phải xếp hàng đợi hoặc bắc ghế ngồi ké phía ki-ốt đối diện. đặc biệt là cuối tuần.
Cũng có khách ngại đến, gọi điện đặt hàng, u cũng phục vụ ship. Cười xòa, u bảo giờ phải biết chút đỉnh công nghệ mới bán hết hàng, chứ cạnh tranh ác liệt lắm. Có hôm chiều rồi mà mẹt vẫn còn như “phải vía”, u lại gọi quanh cho một loạt khách quen “chào mời”, không bao giờ phải mang hàng ế về.
Thi thoảng u Tươi cũng bán cua luộc, vẫn với nước chấm đặc trưng.
U Tươi bám vỉa hè Hà Nội, bán rong ghẹ luộc từ thời mới ngoài 30. Giờ u 65 tuổi, cái nghề đã thành cái nghiệp. Sáng sớm, u dậy làm hàng, để nguội rồi cho vào thùng đá, chất lên xe cùng với bếp than, xô chậu và lên đường đến góc chợ quen thuộc.
U Tươi bán ghẹ theo con, con nhỏ cỡ 100 – 150 nghìn, con to khoảng 250 – 350 nghìn chứ không bán theo cân. Ngày bán 3 – 5 mẹt, hết lại lấy ra bày, vốn liếng cũng cỡ 20 – 30 triệu/ngày những hôm ghẹ đắt.
Những mẹt ghẹ nghi ngút khói đã ghi tên u Tươi vào “bản đồ ẩm thực” vỉa hè Hà Nội.
“Thế mà có người đồn u kiếm chục triệu một ngày mới hãi chứ. Đó là tính cả vốn, còn lãi thì chút đỉnh thôi, buôn thúng bán mẹt giàu thế nào được! Bây giờ bão hòa rồi, đâu cũng có mẹt cua ghẹ, tôm luộc, có phải dễ kiếm như ngày xưa đâu.
Sau dịch, khách cũng kém tiền, mà u nghỉ lâu quá, khi bán lại cũng mất nhịp đi. Năm ngoái tiếc lắm, u phải nghỉ liên tục mấy tháng liền, khách gọi suốt nhưng làm gì có ghẹ mà bán, vì xe liên tỉnh không chạy.
Rồi u có nhà ở gần Hồ Tây, người ta cũng bảo là bán hàng vỉa hè mà mua nhà biệt thự. Oan quá cơ! Các con u có một cái nhà trên phố Âu Cơ nhưng nhỏ xíu, dành dụm bao lâu mới mua được, u góp tí ti hỗ trợ thôi.”, u Tươi phân trần.
U Tươi phủ nhận tin đồn mua biệt thự, kiếm tiền triệu/ngày nhờ bán ghẹ.
Bà bảo, nghề này không làm bà giàu được, nhưng cũng đủ sống và thấy mình có ích, thấy vui khi thấy khách ăn ngon miệng. Công việc nhẹ nhàng, đỡ đần được các con, lại tự chủ tài chính, u Tươi vì thế mà vẫn miệt mài lao động ở tuổi U70.
Bên trong căn biệt thự 800m2 số 44 phố Hàng Bè và kí ức về hôn lễ của con gái đại gia giàu nhất phố cổ Hà Nội một thời
Khoảng thời gian 100 năm tuy dài nhưng những kí ức còn đọng lại trong căn biệt thự cổ vẫn luôn được các thế hệ sau gìn giữ, duy trì.
Đám cưới đầy vàng và kim cương của con gái đại gia phố cổ
Bà Trương Thị Mô (sinh năm 1924) là con gái thứ 2 của cụ ông Trương Trọng Vọng và cụ bà Nguyễn Thị Sửu. Những năm 20 của thế kỷ trước, cụ ông Trương Trọng Vọng được biết tới là một doanh nhân thầu khoán giàu nức tiếng ở Hà Nội, quê gốc ở Văn Điển (Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Nhớ về những kí ức ngày tổ chức đám cưới của mình, bà nói bố mẹ bà không thách cưới như những gia đình khác. Khi ấy, bà vừa bước sang tuổi đôi mươi, đang bán tơ lụa ở phố Hàng Đào còn chồng bà là nhân viên của Sở Hỏa xa (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). Cả hai gặp gỡ và yêu nhau nhờ bạn bè mai mối, sau một thời gian ngắn tìm hiểu thấy phù hợp nên quyết định về chung một nhà.
Bà Mô chia sẻ trên Báo pháp luật vô cùng xúc động: "Tôi vẫn nhớ, ngày ăn hỏi, tôi mặc áo dài nhung màu tiết dê, tóc để kiểu phi dê và đeo trên người các loại trang sức như kiềng, dây chuyền, bông tai, nhẫn, lắc tay và cả nhẫn kim cương. Bố mẹ tôi có nhiều bạn bè nên chỉ riêng ngày ăn hỏi, mọi người đã đứng gần kín phần diện tích 800 m2 của căn biệt thự.
Khi nhà trai xuất hiện, số lượng khách bên nhà trai cũng không kém cạnh. Ai cũng ăn mặc lịch sự, sang trọng. Đi đầu là đoàn nam thanh với 7 tráp lễ được trang trí rất đẹp và cầu kỳ. Tiếp theo là các bô lão, các thành viên trong gia đình chú rể và các anh em bạn bè".
Còn ngày tổ chức đám cưới, dù đã đơn giản hóa rất nhiều thủ tục nhưng đám cưới vẫn thu hút người tới xem bởi một đoàn 7 xe ô tô của nhà trai đến đón dâu. Bà cho hay, vì lượng khách quá nhiều nên khách của bố, của mẹ và của cô dâu được chia ra, tổ chức 3 ngày liền nhau. Tuy nhiên, bà không thể nhớ được số lượng mâm cỗ đã làm để tiếp đón các quan khách, bà chỉ nhớ những ngày ấy, căn biệt thự lúc nào cũng nườm nượp người ra kẻ vào.
Quà hồi môn bố mẹ bà Mô tặng cho con gái là một hộp chứa đầy trang sức vàng, gia đình nhà trai cũng tặng cho con dâu một lượng vòng, kiềng, nhẫn vàng. Mỗi ngày tiệc, bà mặc một mẫu áo dài khác nhau. Trong ngày cưới chính, bà mặc áo dài gấm, chân đi giày cao gót, được trang điểm cầu kì. Tuy nhiên, những tấm ảnh chụp ngày cưới của bà đã thất lạc từ lâu...
Bên trong căn biệt thự 800 m2 phố Hàng Bè
Trao đổi với PV báo Dân trí, cô Lê Thanh Thủy, con gái bà Mô, căn biệt thự được xây dựng vào năm 1925. Sau năm 1950, cụ Vọng và những người con khác đi tản cư nơi khác, trao trách nhiệm giữ gìn biệt thự cổ cho bà Mô. "4 - 5 thế hệ chúng tôi đã cùng sinh ra và lớn lên tại căn biệt thự này. Nơi đây đã chứng kiến rất nhiều kỷ niệm, những dấu mốc thăng trầm của cả gia đình, nên với các thành viên đó là vô giá. Vì thế, có người trả giá cả vài trăm tỷ nhưng chúng tôi không đồng ý sang nhượng", cô Thủy tiết lộ.
Công trình kiến trúc của biệt thự cổ do một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp thiết kế và được xây dựng miệt mài trong suốt 1 năm bởi một đội ngũ công nhân lên tới gần 100 người từ các tỉnh thành gần Hà Nội. Điểm nhấn trong căn biệt thự này là 4 cột đá nguyên khối, được chạm khắc tinh xảo các họa tiết "Đào - Cúc - Trúc - Mai" mang ý nghĩa may mắn và giàu sang.
Tuy đã xây dựng cách đây cả trăm năm nhưng thiết kế của căn biệt thự đã khá hiện đại, bao gồm đủ phòng ngủ khép kín cho từng thành viên trong gia đình, phòng dành cho khách, phòng ăn, phòng cho người ở. "Tất cả các phòng được thiết kế kết nối với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Theo lời các cụ kể lại, việc thiết kế này nhằm tạo ra sự kết nối với gia đình, để mọi người yêu thương và tương trợ lẫn nhau", cô Thủy bày tỏ trên Saostar.
Nội thất từng căn phòng đều được nhập khẩu từ châu Âu hoặc Hong Kong, làm từ gỗ quý, chủ yếu là gỗ lim. Được biết, giá trị của một bộ bàn ghế - tủ phấn nhập khẩu thời điểm đó có thể bằng một ngôi nhà cỡ nhỏ.
Căn biệt thự từng xuất hiện trong nhiều bộ phim Việt Nam như: Hà Nội mùa đông năm 46, Tuổi thanh xuân, Mùa lá rụng trong vườn, Khép mắt chờ ngày mai... Trải qua nhiều biến động của lịch sử, hiện gia đình bà Mô chỉ quản lý phần diện tích hơn 200 m2, các thế hệ vẫn sinh sống vui vẻ cùng nhau.
Khóc khi thấy chị gái giữa trưa nắng cởi giày mang cho người xa lạ giữa TP.HCM Giữa trời nắng gắt, chị gái dừng xe, cởi đôi giày đang mang tặng lại cho người đàn ông khuyết tật đang ngồi bán hàng rong bên đường. Hành động đẹp giữa phố phường TP.HCM của chị gái nhận được cơn mưa lời khen từ cư dân mạng. Mạng xã hội đang chia sẻ mạnh câu chuyện trên của chị gái này khi...