‘Merry Christmas, Mr. Lawrence’: Chiến tranh, thương tích và tình yêu
Tuy chưa hoàn hảo, Merry Christmas, Mr. Lawrence là một tác phẩm ấn tượng nhờ cách tiếp cận và khám phá độc đáo về con người trong những va chạm mang lại bởi chiến tranh.
“ Ngài đội trưởng! Tên đó là loài ác ma sẽ phá hủy tinh thần của ngài!” – Đại úy Yonoi được cấp dưới cảnh báo, khi “mối quan tâm” của anh đối với tên tù binh có mái tóc vàng óng (và tính Tây phương đậm đặc) dần có nguy cơ phá hủy anh và thứ anh kiêu hãnh sở hữu: Tinh thần Nhật Bản.
Chúng ta thường nói về những “cú sốc văn hóa”, nhưng có lẽ khó có cú sốc nào được thể hiện mạnh mẽ và đầy đủ như trong Merry Christmas, Mr. Lawrence – bộ phim lấy cảm hứng từ những trải nghiệm có thật trong một trại giam giữ tù binh của quân Nhật vào năm 1942. Không có bom rơi đạn nổ, một cuộc chiến khác khốc liệt chẳng kém, sinh ra từ những va chạm giữa người với người, giữa nền văn hóa này với nền văn hóa kia, mà nền văn hóa nào cũng tự nhận mình đúng.
Va chạm và chia cắt
Merry Christmas, Mr. Lawrence (Giáng sinh hạnh phúc, ông Lawrence) là một bộ phim hợp tác Nhật – Anh, sản xuất năm 1983, do Nagisa Oshima đạo diễn, dựa trên cuốn sách The Seed and the Sower (Hạt giống và người gieo)của Sir Laurens van der Post. Đây là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của Oshima, quy tụ được hai huyền thoại âm nhạc của Anh và Nhật là David Bowie và Ryuichi Sakamoto trong dàn vai chính. Ryuichi Sakamoto cũng là người soạn ra bản nhạc kinh điển cùng tên với phim (phiên bản có lời cũng rất được yêu thích, lấy tên “ Forbidden Colours”).
Là tác phẩm của một vị đạo diễn “nổi loạn” như Oshima, Merry Christmas, Mr. Lawrence có những cảnh mở đầu táo bạo: Buổi sáng sớm, Lawrence – một tù binh người Anh – bị dựng dậy và áp giải đến bãi cỏ, chứng kiến màn xét xử một lính gác người Hàn về việc cưỡng bức tù binh người Hà Lan. Nói là xét xử nhưng thực ra chỉ là một “phiên tòa” tự phát, và rất nhanh chóng, tên lính bị tuyên có tội.
Hara, sĩ quan cao thứ nhì khu trại, quyết định không thông qua sĩ quan chỉ huy Yonoi, “ban” cho kẻ phạm tội quyền được Seppuku (mổ bụng tự sát) nhằm bảo toàn danh dự. Seppuku là cách tuẫn tiết của samurai, đối với một tên lính gác người Hàn, đó là đặc ân. Song vị “khán giả” vừa được gọi đến của chúng ta, vốn là một người phương Tây, phản đối. Qua góc nhìn phương Tây, Lawrence cho rằng Seppuku là một hình phạt man rợn và độc ác. Màn xét xử tưởng chừng trơn tru trở thành một màn náo động nho nhỏ, đánh dấu mâu thuẫn đầu tiên về tư tưởng giữa các nhân vật trong phim.
Đây không phải mâu thuẫn nhỏ nhặt, bề mặt. Như Hara nói với Lawrence: “ Mày chưa nhìn thấy một Người Nhật nếu mày chưa nhìn thấy Seppuku“, nghi lễ tự sát này nằm tận sâu bên trong văn hóa Nhật Bản. Nhắc đến Seppuku ngay trong những cảnh mở đầu, đạo diễn Nagisa Oshima đã rạch một vết rất sâu chia cách hai nền văn hóa, và vết rạch này sẽ âm ỉ suốt cả phim, nhắc nhở những nhân vật của nó về sự khác biệt tận cốt lõi của họ.
“Lost in translation”
Là tên một bộ phim nổi tiếng của Sofia Coppola, “Lost in translation” miêu tả sự lạc lõng của những người phương Tây ở Nhật Bản. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là họ không biết tiếng Nhật. Trong Merry Christmas, Mr. Lawrence, Lawrence có thể sử dụng tiếng Nhật thành thạo. Nhưng vô ích, anh vẫn không thể hòa hợp với họ.
Lawrence vốn là một Trung tá người Anh, sống ở Nhật đủ lâu để hiểu Tiếng Nhật và biết các quy tắc của người Nhật. Anh tin rằng sự hiểu biết và cảm thông của mình sẽ là cầu nối giữa hai nền văn hoá, làm dịu đi căng thẳng đôi bên và bảo đảm an toàn cho đồng đội.
Nhờ có khả năng thông ngôn, Lawrence thân thiết với các sĩ quan người Nhật. Trong số đó, nổi bật là Trung sĩ Gengo Hara (Takeshi Kitano) – một người thô kệch, có nét ngờ nghệch, thường cho Lawrence “ăn đòn” nhưng cũng thường lắng nghe và tò mò về anh. Qua những cuộc nói chuyện với Hara, Lawrence càng tin rằng họ có thể hoà hợp và thấu hiểu lẫn nhau, nhưng sự đời đâu có đơn giản như thế.
Lawrence có thể hiểu Tiếng Nhật, nhưng không thể hiểu người Nhật.
Cũng như Yonoi có thể hiểu Tiếng Anh, nhưng không thể hiểu người Anh.
Không thể hiểu. Đó là khởi nguồn của mọi bi kịch giữa con người với con người.
“Gohatto”
“Gohatto” nghĩa là “điều cấm kỵ”, tên bộ phim cuối cùng của Nagisa Oshima, bàn về tình cảm đồng giới giữa những người võ sĩ. Merry Christmas, Mr. Lawrence, nôm na mà nói, cũng là câu chuyện một vị “samurai thời kỳ đế quốc” đem lòng yêu một chàng trai khác. Chỉ có điều, chàng trai ấy không phải người Nhật.
Đại úy Yonoi, một “tinh thần Nhật Bản” trong hình hài con người, luôn sẵn sàng một thanh katana bên hông, khuôn mặt lạnh lùng như đã triệt tiêu mọi cảm xúc. Đặc biệt tôn thờ nguyên tắc, kỷ luật và trật tự.
Bên cạnh Lawrence, Yonoi là người duy nhất ở khu trại nói cả Tiếng Nhật lẫn Tiếng Anh. Song khác với Lawrence, anh không có thái độ cởi mở với văn hóa đối phương. Anh nhìn nhận mọi con người, mọi sự việc qua lăng kính Nhật Bản. Trong mắt anh, đám tù binh phương Tây là một lũ lười biếng về tinh thần, không có sự cứng rắn và kỷ luật như người Nhật. Do đó, cần phải được chỉnh đốn cho đàng hoàng, bằng cách làm đúng đắn duy nhất: Cách của người Nhật.
Trại tù binh phản ánh thế giới bên trong của Yonoi – thế giới Nhật Bản truyền thống, nặng về phép tắc và đề cao tôn ti trật tự một cách tuyệt đối. Đó là thành trì tư tưởng vững chắc do anh hoàn toàn làm chủ, trước khi có kẻ xâm phạm – Một tù binh người Anh bí ẩn, nổi loạn, và đặc biệt đẹp trai (không phải đẹp cỡ thường, mà là David Bowie ở đỉnh cao nhan sắc). Khi Đại úy Yonoi nhìn thấy Thiếu tá Jack Celliers đối đáp ngông nghênh trước tòa, khi khán giả nhận thấy mái tóc Celliers là thứ mang nhiều ánh sáng nhất phim, khi máy quay chậm rãi đi về phía Yonoi tiết lộ một cái nhìn gần như sững sờ, chúng ta đều biết: Mọi trật tự, cả bên trong lẫn bên ngoài, đều bắt đầu xáo động.
Khoảng cách xa nhất
Chính là một vòng Trái Đất, cũng là khoảng cách giữa Celliers và Yonoi. Yonoi rất tự hào về tinh thần dân tộc của mình, và từ khi Celliers đến, anh càng thể hiện nó mạnh mẽ hơn. Có thể muốn gây ấn tượng, hoặc để chấn chỉnh lại tinh thần đang xáo động bên trong. Không may thay, Celliers tuy có tình cảm với Yonoi nhưng lại không thích thú gì với văn hóa Nhật Bản. Không muốn dung hoà, không muốn tuân thủ, không muốn hợp tác. Thậm chí, anh chống lại bằng chính thứ Yonoi căm ghét – tinh thần phương Tây.
Celliers thật ra không phải người đầu tiên chống đối Yonoi. Trước đó, chúng ta có sĩ quan Hicksley. Song Hicksley không phải là vấn đề, bởi vị sĩ quan già này chỉ có thể “làm loạn” ở thế giới vật chất bên ngoài, không “xi nhê” gì với thế giới tinh thần bên trong. Trong khi đó, Celliers chỉ cần hiện diện, chưa cần làm gì, Đại úy đã mất kiểm soát.
Sự mất kiểm soát của Yonoi tăng dần cùng với độ nổi loạn của Celliers. Yonoi càng áp đặt, Celliers càng chống đối. Celliers càng chống đối, Yonoi càng khủng hoảng. Có thể nói, Celliers là đối trọng hoàn hảo của Yonoi. Nếu như Yonoi là một đại diện tiêu biểu của nước Nhật bảo thủ, cổ xưa thì Celliers mang đầy đủ những đặc điểm điển hình của văn hóa phương Tây, từ ngoại hình cho đến tính cách. Celliers bước vào thành trì của Yonoi, có lẽ tương tự sự tác động của văn hóa phương Tây lên xã hội Nhật Bản truyền thống, vừa hấp dẫn vừa khiêu khích. Chấp nhận hay không chấp nhận, đó là vấn đề.
Yonoi được thể hiện bởi Ryuichi Sakamoto, một người có nghề nghiệp là… nhạc sĩ. Ông đã hoàn thành xuất sắc phần âm nhạc của phim, đặc biệt là bản nhạc chủ đề Merry Christmas, Mr. Lawrence được viết bằng nỗi lòng của Yonoi. Cách hòa âm phối khí của Merry Christmas, Mr. Lawrence trong phim mang lại một cảm giác phức tạp, vừa buồn bã hoài cổ vừa lạc quan hi vọng, ăn khớp hoàn hảo với những phân đoạn xúc động giữa những con người ở hai bên chiến tuyến.
Tuy nhiên, cũng vì là diễn viên không chuyên, diễn xuất của Ryuichi Sakamoto trong một số cảnh phải dùng Tiếng Anh còn hơi “cứng”. Song nếu nhìn ở một góc độ khác, cái “cứng” này lại vô cùng hiệu quả khi thể hiện việc thiếu hòa hợp của Yonoi đối với văn hóa phương Tây. Có thể là dụng ý đạo diễn, bởi câu nói đầu tiên của Yonoi đối với Celliers cũng là một câu trích dẫn Shakespeare đầy gượng gạo, dường như là một nỗ lực gây ấn tượng vụng về với chàng “crush” người Anh. Biểu cảm của Sakamoto khá tốt trong việc thể hiện thứ tình cảm đè nén của Yonoi dành cho Celliers.
Mối quan hệ Yonoi – Celliers có lẽ chính là điều khiến Merry Christmas, Mr. Lawrence trở thành một tác phẩm đặc biệt trong dòng phim chiến tranh. Chúng ta không hiếm khi bắt gặp những mối quan hệ như Hara và Lawrence, nhưng Yonoi và Celliers là một cấp độ khác hẳn. Đó không phải là tình yêu giữa người với người đơn thuần, mà có cả những rung động và hấp dẫn giới tính, những thứ gắn liền với bản năng. Đó là liên kết mãnh liệt nhất, cảm động nhất mà con người có thể đạt được. Và có lẽ, nó đủ sức hàn gắn bất cứ vết thương nào, dù là sâu nhất.
Theo saostar
Nhắc đến 'đa nhân cách' trong làng nhạc thế giới, không thể bỏ qua những hóa thân của các US-UK sau!
Sử dụng nhiều nghệ danh khác nhau, thậm chí 'trang điểm' cho nó, họ tạo ra nét độc đáo không thể trộn lẫn trong làng nhạc đương đại.
David Bowie: Ziggy Stardust, Thin White Duke, Major Tom, Aladdin Sane, Jareth the Goblin King
Trong sự nghiệp âm nhạc kéo dài của mình, David Bowie có rất nhiều cá tính âm nhạc khác nhau, và mỗi nhân vật đều được ông chăm chút trong các sản phẩm của mình.
Hóa thân nổi tiếng nhất của David Bowie là khi ông phát hành album thứ năm "The Rise and Fall of Ziggy Stardust and the Spiders From Mars" vào năm 1972. Ông đã biểu diễn như Ziggy Stardust, một ngôi sao nhạc rock ngoài hành tinh có mái tóc rực lửa và kiêu ngạo.
Chỉ bốn năm sau khi Ziggy Stardust trở nên rực rỡ, David Bowie đã bỏ đi mái tóc, trang điểm và bộ jumpsuit lộng lẫy để chọn cho mình một chiếc áo sơ mi trắng, áo ghi lê đen và tóc vàng bóng mượt Thin White Duke.
Tiếp theo, David Bowie tiếp tục biến hình qua ca khúc "Space Oddity" năm 1969, câu chuyện về một phi hành gia hư cấu tên là Major Tom. Nó được phát hành cùng năm với cuộc đổ bộ Mặt trăng đầu tiên và sự leo thang của chủ nghĩa ám ảnh vũ trụ.
Tiếp theo, truyền cảm hứng cho những người thích tiệc tùng trong nhiều thập kỷ, Aladdin Sane ra đời với hình ảnh được xác định bởi tia sét màu đỏ và xanh được vẽ trên mặt. Album cùng tên của nhân vật vào năm 1973 là phần tiếp theo của "Ziggy Stardust," và nó nhanh chóng tạo thành cứ hit lớn tại Hoa Kỳ.
Cùng với việc thu âm 25 album phòng thu đáng kinh ngạc, Bowie đã thực hiện một số bước đột phá đáng chú ý vào thế giới điện ảnh. Ông đóng vai nhà vật lý thế kỷ 19 Nikola Tesla trong bộ phim "The Prestige". Vai diễn Jareth the Goblin King đã nổi tiếng đến mức ông đưa nó vào ca khúc "Magic Dance".
Miley Cyrus: Hannah Montana, Miley Cyrus, Ashley O
Miley Cyrus được biết với vài cái tên khác nhau, và nó đều gây hứng thú cho khán giả.
Đầu tiên là Hannah Montana. Quay lại những năm 2000, ta sẽ thấy một cô nàng Hannah với mái tóc vàng duỗi thẳng, năng động và trẻ trung. Nó trở thành hiện tượng của Miley Cyrus thời gian đó.
Miley Cyrus tiếp tục thay đổi với cái tên thật của mình. "Wrecking Ball" đánh dấu giai đoạn nổi loạn nhất với mái tóc cắt ngắn, hàng loạt các chiêu trò trên sân khấu, những cách gây sốc khiến khán giả ngao ngán. Nhưng không thể phủ nhận, chính điều đó làm cho cô đặc biệt.
Giai đoạn tiếp theo là khi Miley Cyrus xuất hiện trong "Black Mirror". Ashley O là vai diễn trở lại điện ảnh của Miley Cyrus sau quãng thời gian dài vắng bóng trong series khai thác chủ đề mặt trái của công nghệ đang nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả, Mái tóc tím, giai điệu pop dễ nghe, Miley Cyrus đã hoàn thành trong việc chuyển vai của mình.
Lana Del Rey: Lizzy Grant, May Jailer, Sparkle Jump Rope Queen, Lana Del Rey,...
Sử dụng không dưới ba nghệ danh, mỗi cái tên Lana Del Rey tự đặt cho bản thân lại thể hiện một dòng nhạc khác nhau, đưa cô từ một nữ ca sĩ không mấy tên tuổi trở thành một trong những nữ nghệ sĩ xuất chúng nhất hiện nay.
Khi còn sử dụng nghệ danh May Jailer và phát hành album Sirens, Lana Del Rey từng theo đuổi dòng nhạc acoustic với một hình ảnh dịu dàng hơn rất nhiều.
Một nghệ danh khác của cô là Sparkle Jump Rope Queen. Với nghệ danh này, Lana Del Rey từng tải lên trang MySpace của cô ba ca khúc là Elvis, Blue Ribbon và Axl Rose Husband.
Trước khi thành công với Lana Del Rey, cô đã lấy Lizzy Grant để ra mắt album, và nó không được đón nhận.
Theo Tin Nhạc
Nếu là fan trinh thám, bạn sẽ nhận ra đây là các album chứa những 'mã hóa' đầy ghê rợn! Có những bìa album mang những thông điệp khiến bạn rùng mình. Đây chính là minh chứng. "Blackstar" - David Bowie "Blackstar" là album phòng thu cuối cùng của David Bowie. Nó được phát hành trên toàn thế giới thông qua ISO, RCA, Columbia và Sony vào ngày 8 tháng 1 năm 2016, trùng với sinh nhật lần thứ 69 của Bowie. Hai...