Mercosur muốn trở thành nhà cung cấp lương thực chính cho ASEAN
Các doanh nghiệp Argentina, Brazil, Uruguay và Paraguay mong muốn trở thành một trong những nhà cung cấp lương thực chính cho ASEAN trong 50 năm tới.
(Nguồn: Reuters)
Chủ tịch Phòng Thương mại khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ông Rodolfo Caffaro ngày 7/3 cho biết các doanh nghiệp Argentina, Brazil, Uruguay và Paraguay mong muốn trở thành một trong những nhà cung cấp lương thực chính cho ASEAN trong 50 năm tới.
Phát biểu tại cuộc họp với Ngoại trưởng Paraguay Luis Alberto Castiglioni ở thủ đô Asuncion, ông Caffaro đánh giá tiềm năng thương mại lớn giữa hai bên, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tiếp cận khối này.
Video đang HOT
Ông Caffaro cho biết ASEAN, được hình thành bởi 10 quốc gia thành viên với tổng cộng 650 triệu dân và mức tăng trưởng trung bình 6,5%-7%, sẽ là khu vực rất quan trọng trong lĩnh vực tiêu dùng trong 50 năm tới.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2025-2030, gần 60% tầng lớp trung lưu trên thế giới sẽ tập trung tại đây. Điều đó sẽ tạo ra sự thiếu hụt về lương thực, giúp Mercosur có cơ hội và tiềm năng cung cấp.
Ông Caffaro đề xuất Ngoại trưởng Castiglioni tăng cường hiện diện ngoại giao, quảng bá các mặt hàng của Paraguay nói riêng và Mercosur nói chung tại các nước Đông Nam Á, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ việc tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm thiếp lập và mở rộng quan hệ thương mại hai chiều.
Chủ tịch Phòng Thương mại Mercosur-ASEAN cho rằng để mở rộng quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, hai bên cần bắt đầu đàm phán những thỏa thuận chưa được cụ thể hóa, phát triển các mô hình hợp tác giữa bên mua và bên bán như hai đối tác trong chuỗi giá trị nhằm đạt được lợi ích chung.
Đề cập tới khả năng những thỏa thuận thương mại có thể gây ra sự cạnh tranh nội bộ giữa các quốc gia trong Mercosur, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực, ông Caffaro khẳng định vấn đề này sẽ không xảy ra do nhu cầu về lương thực tại Đông Nam Á sẽ vượt quá khả năng sản xuất và xuất khẩu của từng quốc gia trong Mercosur trong những thập kỷ tới./.
Theo Phương Lan (TTXVN/Vietnam )
Paraguay chuyển Đại sứ quán tại Israel trở lại Tel Aviv
Ngày 5-9, Paraguay quyết định sẽ chuyển Đại sứ quán của mình tại Israel trở lại Tel Aviv chỉ chưa đầy 4 tháng sau quyết định của cựu Tổng thống nước này Horacio Cartes vào hồi tháng 5-2018, về việc đưa trụ sở cơ quan ngoại giao của Paraguay tới Jerusalem. Động thái này gây phẫn nộ với Isarel.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Paraguay Luis Alberto Castiglioni cho biết, đây là quyết định của tân Tổng thống Mario Abdo, người vừa chính thức tuyên thệ nhậm chức hôm 15-8.
Ngoại trưởng Paraguay Luis Alberto Castiglioni
Theo ông Castiglioni, chính phủ Paraguay mong muốn xây dựng nền hòa bình rộng rãi, công bằng và lâu dài ở Trung Đông cho nên đã đưa ra quyết định mà theo họ sẽ góp phần cho nỗ lực ngoại giao của khu vực và quốc tế. Quyết định đưa Đại sứ quán nước này từ Jerusalem trở lại Tel Aviv sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Ngoài ra, ông Castiglioni cho rằng quyết định của chính quyền tiền nhiệm là một hành động đơn phương, không có sự tham vấn và thống nhất đầy đủ đối với các đảng phái cũng như quốc hội nước này. Hơn nữa quyết định chỉ đưa ra trước vài tuần trước khi mãn nhiệm.
Ngay sau quyết định trên của Paraguay, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã có tuyên bố cho rằng hành động của Paraguay là "cực kỳ nghiêm trọng", gây phương hại tới quan hệ song phương. Ông Netanyahu đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao đóng cửa Đại sứ quán nước này tại Paraguay.
Theo anninhthudo
Liên hợp quốc kêu gọi đối thoại tại Venezuela Ngày 24/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột tại Venezuela tiến hành đối thoại nhằm tránh một cuộc khủng hoảng chính trị vượt ngoài tầm kiểm soát, sau khi Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido tự phong làm "tổng thống lâm thời" của nước này....