Mercedes-Benz triệu hồi loạt xe ở Trung Quốc để khắc phục lỗi
Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) cho biết, chi nhánh của Mercedes-Benz (Đức) ở Trung Quốc đã bắt đầu triệu hồi một số xe nhập khẩu lưu hành trên thị trường này do lo ngại về tính an toàn.
Biểu tượng của hãng xe Mercedes-Benz. Ảnh: Reuters
Theo SAMR, đợt triệu hồi này được triển khai từ ngày 22/12 vừa qua, gồm bảy xe GLE SUV và GLS SUV nhập khẩu được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 9/2/2020 đến ngày 2/6/2020, cùng 149 xe CLS, E-Class, GLC SUV và S-Class nhập khẩu được sản xuất từ ngày 4/8/2020 đến ngày 27/8/2020.
Cơ quan trên cho biết các xe được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 9/2/2020 đến 2/6/2020 có khả năng bị lỗi sản xuất ở bộ phận ghế ngồi và có thể gây thương tích cho người sử dụng trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Trong khi đó, những xe được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 4/8/2020 đến ngày 27/8/2020 có thể bị lỗi ở bộ phận cảm biến, làm chậm quá trình kích hoạt hệ thống chống va chạm và gia tăng nguy cơ thương tích đối với những người ngồi trên xe.
Hãng sản xuất ô tô hạng sang này cam kết sẽ kiểm tra và sửa chữa miễn phí cho các xe gặp vấn đề kỹ thuật này.
Video đang HOT
Mercedes-Benz đang dồn nhiều nguồn lực hơn vào năng lực nghiên cứu và thiết kế tại Trung Quốc, trong chiến lược biến thị trường này thành “quê hương thứ hai”.
Hãng đã tăng cường đầu tư vào các cơ sở ở Bắc Kinh và Thượng Hải để nắm bắt các quy định và xu hướng tiêu dùng ở một thị trường ô tô có giá trị cao hơn cả hai thị trường Mỹ và Đức cộng lại.
Doanh số ô tô của “ông lớn” này tại Trung Quốc đã tăng 12% trong năm 2020 lên mức cao kỷ lục 774.000 xe bất chấp tình hình dịch bệnh, vượt xa hai thị trường tiếp sau đó là Đức (286.000 xe) và Mỹ (275.000 xe)./.
Các "đại gia" xe hơi cam kết ngừng sản xuất xe sử dụng năng lượng hóa thạch
Sáu hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới cam kết loại bỏ sản xuất phương tiện chạy bằng năng lượng hóa thạch vào năm 2040, trong nỗ lực toàn cầu cắt giảm phát thải khí carbon gây hiệu ứng nhà kính.
Biểu tượng của hãng xe Mercedes-Benz. Ảnh: Reuters
Anh, nước chủ nhà Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26), tuyên bố cam kết trên sẽ được các hãng ô tô này đưa ra trong ngày họp về vấn đề giao thông vận tải 10/11 trong khuôn khổ hội nghị.
Theo đó, các hãng sản xuất ô tô Volvo (Thụy Điển), Ford và General Motor (đều của Mỹ) và Mercedes-Benz của Daimler AG (Đức), BYD (Trung Quốc) và Jaguar Land Rover - một thương hiệu thuộc hãng Tata Motors (Ấn Độ), dự kiến ký cam kết nói trên vào ngày 10/11 tại hội nghị COP26.
Đáng chú ý, Volvo đã cam kết chuyển hoàn toàn sang động cơ điện vào năm 2030. Chính phủ Anh cũng cho biết vừa có thêm 4 nước, trong đó có New Zealand và Ba Lan, sẽ "gia nhập" cùng các các nước đã cam kết đảm bảo đưa mức phát thải của tất cả xe lưu thông trên đường về bằng 0 muộn nhất vào năm 2040.
Ngoài ra, các công ty, trong đó có hãng bán lẻ thực phẩm Sainsbury's (Anh), và các thành phố trên khắp thế giới cũng sẽ đưa ra tuyên bố chung về nỗ lực "xanh hóa" các phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất ô tô lớn bao gồm 2 hai "đại gia" Toyota Motor Corp (Nhật Bản) và Volkswagen AG (Đức) cùng Trung Quốc, Mỹ - các thị trường tiêu thụ ô tô lớn trên thế giới - không tham gia cam kết mới nhất trên.
Cam kết mới nhất này cũng không có sự góp mặt của tập đoàn sản xuất ô tô lớn thứ 4 thế giới Stellantis cùng các hãng của Honda và Nissan (Nhật Bản), MBW (Đức) và Hyundai (Hàn Quốc).
Sự thiếu vắng các "gương mặt lớn" trên càng nêu bật những thách thức đối với hiệu quả thực hiện cam kết cũng như quá trình chuyển đổi sang một tương lai không phát thải.
Một số hãng sản xuất ô tô quan ngại việc thực hiện cam kết trên đòi hỏi chi phí tốn kém để chuyển đổi công nghệ, trong khi lại thiếu cam kết tương tự từ các chính phủ nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng như trạm sạc điện và mạng lưới điện cần thiết để hỗ trợ xe điện.
Mùa Hè vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất đến năm 2035 cắt giảm 100% lượng khí thải CO2, đồng nghĩa với việc ôtô mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ không được bán tại 27 nước thành viên của khối.
EC cũng đề xuất giảm 55% lượng khí thải CO2 từ ôtô từ nay đến năm 2030 so với mức của năm 2021, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu cắt giảm hiện tại là 37,5%.
Nhằm thúc đẩy doanh số xe điện, EC còn đề xuất một điều luật yêu cầu các nước từ nay đến năm 2025 lắp đặt các điểm sạc điện dọc các con đường lớn với khoảng cách giữa các điểm tối đa 60 km.
Các loại xe điện được sử dụng rộng rãi được dự đoán sẽ tạo ra 3,5 triệu trạm sạc công cộng đến năm 2030 và đến năm 2050 con số này sẽ tăng lên 16,3 triệu trạm./.
Hai kỹ sư của Mercedes-Benz đầu quân cho Apple phát triển xe điện Từ 2014, dự án xe điện của Apple với tên gọi là "Project Titan" được cho là đã được CEO Tim Cook phê duyệt. Động thái mới nhất của dự án này là khi Apple đã thuê 2 cựu kỹ sư ô tô của hãng xe Mercedes-Benz. Mới đây với thông tin chiêu mộ 2 cựu kỹ sư xe hơi từ Mercedes-Benz, Apple...