Mercedes-Benz thu hồi ô tô ở Trung Quốc do lỗi bộ xúc tác khí thải
Cơ quan Quản lý Thị trường Trung Quốc cho biết hãng sản xuất ô tô Mercedes-Benz (Đức) bắt đầu thu hồi 302 ô tô bán ra tại thị trường Trung Quốc do thiết bị xúc tác khí thải gặp trục trặc.
Mercedes-Benz thu hồi ô tô ở Trung Quốc do bộ xúc tác khí thải bị lỗi. ảnh: reuters
Đợt thu hồi trên, diễn ra từ ngày 31/7, do Mercedes-Benz (China) Automotive Sales Co. thông báo và thực hiện, liên quan tới các phụ tùng của các mẫu xe thể thao đa dụng (SUV) GLE và GLS nhập khẩu được sản xuất trong giai đoạn từ ngày 29/2/2016 đến ngày 16/10/2018.
Video đang HOT
Các linh kiện bị lỗi trong thiết bị xúc tác khí thải của các ô tô nói trên có thể dẫn tới việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn về khí thải và những yêu cầu của hệ thống kiểm tra lỗi của ô tô.
Mercedes-Benz cho biết sẽ thay thế miễn phí các thiết bị bị lỗi nói trên.
Trước đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2019, tổng doanh số ô tô tại thị trường Trung Quốc giảm 14% so với cùng kỳ năm 2018 xuống 10,1 triệu chiếc do các tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và tăng trưởng kinh tế trong nước chậm lại./.
Theo THX
Daimler AG lỗ 1,3 tỷ USD trong quý II/2019
Hãng chế tạo ô tô Daimler AG của Đức ngày 24/7 cho biết, hãng đã lỗ 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) trong quý II/2019.
Nhà sản xuất mẫu xe siêu sang Mercedes-Benz này đã phải bỏ ra khoản chi phí một lần lên tới 4,2 tỷ euro để giải quyết các vấn đề liên đến cáo buộc gian lận khí thải đối với các mẫu xe diesel cũng như các đợt thu hồi xe do lỗi túi khí.
Đây là khoản lỗ theo quý đầu tiên của Daimler AG kể từ năm 2009 và là sự khởi đầu không mấy suôn sẻ đối với tân Giám đốc điều hành Ola Kallenius, người tiếp quản vị trí này từ người tiền nhiệm Dieter Zetsche vào ngày 22/5.
Daimler AG hiện đang bị điều tra tại Đức và Mỹ, đồng thời đang đối mặt với các vụ kiện dân sự liên quan đến cáo buộc gian lận khí thải đối với các mẫu xe diesel. Hãng cũng đối mặt với các khoản chi phí ngày càng tăng liên quan đến các đợt thu hồi xe do lỗi túi khí.
Các nhà chức trách Mỹ và châu Âu đã cáo buộc Daimler AG sử dụng phần mềm gian lận khí thải trên các mẫu xe dùng động cơ diesel để vượt qua các đợt kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn khí thải.
Năm 2018, Cơ quan Vận tải Liên bang Đức (KBA) đã yêu cầu Daimler thu hồi 700.000 ô tô sử dụng động cơ diesel trên toàn thế giới sau khi các cơ quan quản lý cho rằng Daimler AG đã trang bị phần mềm trái phép trên các ô tô nhằm gian lận mức khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Hãng sản xuất ô tô khổng lồ của Đức cho biết kết quả kinh doanh của sẽ có sự "cải thiện đáng kể" trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, hãng dự tính lợi nhuận hoạt động cả năm nay sẽ giảm đáng kể so với con số 11,1 tỷ euro trong năm ngoái.
Tân "thuyền trưởng" Kallenius cho biết Daimler sẽ xem xét lại danh mục sản phẩm và đẩy mạnh các nỗ lực cắt giảm chi phí. Ông nhấn mạnh mục tiêu then chốt của Daimler AG trong 6 tháng cuối năm nay là cải thiện hoạt động kinh doanh và tạo ra dòng tiền.
Trước đó, Daimler AG cho biết các nhân tố khách quan, trong đó có đợt thu hồi hàng loạt xe do lỗi túi khí và các vụ kiện liên quan tới vụ bê bối khí thải, đã khiến tập đoàn này phải đối mặt với các khoản chi phí gia tăng trong năm nay./.
Theo AP
Chi tiết phiên bản cao cấp nhất Mercedes-Benz E350 AMG vừa rắt ta mại Việt Nam, giá 2,89 tỷ VNĐ E350 AMG là mẫu xe thứ 2 trong gia đình Mercedes-Benz ứng dụng công nghệ động cơ mild-hybrid EQ Boost, hứa hẹn sẽ mang tới sức mạnh vận hành vượt trội và khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu. Hôm qua 10/7, Mercedes-Benz Việt Nam vừa chính thức giới thiệu tới công chúng trong nước phiên bản mới của dòng xe E-Class...