Mercedes-Benz mua lại hãng sản xuất pin thể rắn Đài Loan
Việc Mercedes-Benz sắp có một ghế trong hội đồng quản trị ProLogium Technology sẽ xác nhận việc xe điện của hãng sẽ dùng pin thể rắn.
Từ mùa hè năm 2021, Mercedes-Benz đã công bố lộ trình tiến tới chỉ còn sản xuất xe điện từ năm 2030, khi điều kiện thị trường cho phép.
Mercedes Benz trình làng dòng EQS, mẫu xe điện đầu tiên của hãng
Công ty không đi vào chi tiết về điều kiện thị trường đó là gì, nhưng có khả năng trước tiên họ sẽ đáp ứng tại châu Âu, nơi các nhà lập pháp có kế hoạch thực thi lệnh cấm trên toàn châu lục đối với việc bán xe xăng từ năm 2035.
Mặc dù vậy, nhu cầu về phần cứng, đặc biệt là pin – là động thái đầu tiên cho thấy hãng xe Đức sẽ làm theo lộ trình vạch sẵn, theo tờ AutoEvolution.
Bước đi mới nhất theo hướng đó đã được công bố trong tuần này là sự thâu tóm đối với nhà sản xuất pin ProLogium Technology.
Video đang HOT
Có trụ sở tại Đài Loan, ProLogium Technology là công ty pin đầu tiên trên thế giới sản xuất hàng loạt pin gốm lithium thể rắn.
“Chúng tôi thực hiện khoản đầu tư cao ở mức hai con số tính bằng triệu Euro vào ProLogium (giá trị chính xác không được tiết lộ), và đổi lại sẽ có được một ghế trong hội đồng quản trị của công ty Đài Loan” – ông Markus Schfer – đại diện Mercedes-Benz cho biết.
“Công nghệ thể rắn giúp cắt giảm kích thước và trọng lượng pin. Đây là lý do tại sao chúng tôi muốn có công nghệ như ProLogium để đảm bảo rằng xe Mercedes-Benz tiếp tục tạo ra bước đột phá mới trong lĩnh vực ô tô”, thông cáo viết.
Mercedes-Benz tăng tốc trong cuộc đua xe điện
Daimler, công ty chủ quản thương hiệu Mercedes-Benz, sẽ đầu tư hơn 47 tỉ USD đến năm 2030 để sẵn sàng cạnh tranh với Tesla.
Mercedes-Benz tăng tốc trong cuộc đua xe điện
Daimler, công ty chủ quản thương hiệu Mercedes-Benz, sẽ đầu tư hơn 47 tỷ USD đến năm 2030 để sẵn sàng cạnh tranh với Tesla trong thị trường ô tô chạy hoàn toàn bằng điện, nhưng cũng kèm theo cảnh báo sự thay đổi này sẽ dẫn đến cắt giảm việc làm.
Ngày 22.7, Daimler thông báo sẽ cùng với các đối tác xây dựng tám nhà máy pin để tăng cường sản xuất xe điện (EV). Từ năm 2025, tất cả các phương tiện mới sẽ đều là xe điện.
Giám đốc điều hành Ola Kllenius nói với Reuters: "Chúng tôi muốn tiếp tục chiếm ưu thế trong lĩnh vực xe điện, và các khoản chi tiêu cho công nghệ động cơ đốt trong truyền thống sẽ "gần như bằng không" vào năm 2025."
Trước đó, các nhà sản xuất ô tô của châu Âu đã công bố một loạt các khoản đầu tư lớn vào xe điện. Volvo Cars thuộc sở hữu của Geely đã cam kết chuyển sang làm xe hoàn toàn chạy điện vào năm 2030. General Motors cũng mong muốn điều này vào năm 2035. Đầu tháng này, Stellantis cho biết họ sẽ đầu tư hơn 30 tỉ euro vào năm 2025 để điện khí hóa dây chuyền của mình.
Tất cả đều cố gắng thu hẹp khoảng cách với công ty dẫn đầu ngành công nghiệp này chính là Tesla. Ngoài ra vào đầu tháng 7, Liên minh châu Âu cũng đã đề xuất lệnh cấm đối với việc bán xe ô tô chạy bằng xăng và dầu, có hiệu lực từ năm 2035.
Cắt giảm việc làm
Tại Mercedes-Benz, sự chuyển đổi này sẽ khiến các khoản đầu tư vào động cơ đốt trong và công nghệ plug-in hybrid giảm 80% vào năm 2026, và sẽ có tác động trực tiếp đến việc làm của nhiều nhân viên. Bởi xe điện có ít thành phần hơn và do đó cần ít nhân công hơn so với sản xuất xe động cơ đốt trong.
"Thay đổi lực lượng lao động sẽ là quyết định rất khó khăn. Chúng tôi cũng phải giảm chi phí cá nhân của mình", thành viên ban quản trị Mercedes-Benz kiêm trưởng bộ phận nhân sự Sabine Kohleisen cho biết.
Daimler cho biết đến năm 2025, ô tô điện và hybrid sẽ chiếm khoảng 50% doanh số, trong đó ô tô hoàn toàn bằng điện sẽ chiếm phần lớn.
Nhà sản xuất ô tô này cũng tiết lộ sẽ có ba nền tảng cho xe điện. Một nền tảng dành cho xe du lịch và SUV, một nền tảng cho xe tải và một nền tảng cho xe hiệu suất cao, ra mắt vào năm 2025.
Daimler cũng dự định mua lại công ty YASA Limited của Anh để giúp phát triển động cơ điện hiệu suất cao.
Ngoài ra, công ty cho biết họ sẽ tạo ra pin có dung lượng 200 gigawatt giờ (GWh) và bốn trong số các nhà máy pin mới của họ sẽ ở Châu Âu và một ở Hoa Kỳ. Họ đã xây dựng một nhà máy tái chế pin ở Kuppenheim, Đức, và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2023.
EU đã và đang nỗ lực tăng cường công suất pin để chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất pin. Trước đó, Volkswagen cũng đã có kế hoạch xây dựng 6 nhà máy pin ở châu Âu.
GM sẽ tăng cường đầu tư để đạt được lợi thế về xe điện tại thị trường Bắc Mỹ Nhằm cạnh tranh trực tiếp với đối thủ như Tesla và Ford, GM có kế hoạch nâng tổng công suất sản xuất xe điện ở Bắc Mỹ lên hơn 1 triệu chiếc vào cuối năm 2025. General Motors cho biết sẽ đầu tư 7 tỷ USD vào nhà máy sản xuất ở Michigan, phần lớn khoản đầu tư đó là nhằm thúc đẩy...