Mercedes-Benz công bố kế hoạch xây dựng mạng lưới trạm sạc xe điện tại Bắc Mỹ
Nhà sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz mới đây cho hay đã sẵn sàng đầu tư hàng tỷ euro để xây dựng 10.000 điểm sạc nhanh ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc vào năm 2030.
Theo thông báo công bố tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới CES 2023 đang diễn ra ở Las Vegas, Mỹ (diễn ra từ ngày 5 – 8/1), Mercedes-Benz cho hay sẽ bắt đầu xây dựng hệ thống trạm sạc ở Bắc Mỹ trong năm nay. Công ty đang nhắm mục tiêu xây dựng 2.500 điểm sạc tại 400 địa điểm trên hầu hết các bang của Mỹ và Canada vào năm 2027.
Mercedes-Benz sẽ chia sẻ khoản đầu tư hơn 1 tỷ euro (1,06 tỷ USD) cho tới năm 2030 tại Bắc Mỹ với công ty con MN8 Energy của ngân hàng Goldman Sachs. MN8 Energy là nhà sản xuất năng lượng tái tạo và nhà điều hành bộ lưu trữ pin, đồng thời có quan hệ hợp tác công nghệ với công ty quản lý mạng lưới sạc ChargePoint.
Giám đốc điều hành MN8 Jon Yoder cho biết công ty dự kiến sẽ có lãi trong vòng 5 – 7 năm. Thời điểm đó có thể đến sớm hơn nếu công ty nhận được trợ cấp hoặc nếu tỷ lệ sử dụng cao hơn dự kiến.
Mercedes-Benz đang tiến hành các cuộc thảo luận với những đối tác tiềm năng để xây dựng mạng lưới trạm sạc ở châu Âu và Trung Quốc. Nỗ lực của công ty diễn ra khi một số cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng trên khắp thế giới chưa hứng thú với việc mua xe điện, chủ yếu vì thiếu cơ sở hạ tầng cho việc sạc pin.
Theo số liệu công bố hồi tháng 7/2022 từ Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ (NREL), nước này có khoảng 140.000 trạm sạc xe điện công cộng.
Tại châu Âu, nơi Mercedes-Benz tham gia liên doanh phát triển trạm sạc có tên Ionity với Volkswagen, BMW, Ford và Hyundai, cơ sở hạ tầng sạc có sự phát triển hơn với khoảng 375.000 điểm sạc có sẵn tính tới cuối năm 2021 theo một nghiên cứu của công ty tư vấn McKinsey. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng lưu ý khu vực này cần ít nhất 3,4 triệu điểm sạc vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu dự kiến gia tăng.
Hàn Quốc xem xét khả năng khiếu nại WTO về đạo luật giảm lạm phát của Mỹ
Ngày 22/8, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Lee Chang-yang cho biết, nước này sẽ xem xét liệu có đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đạo luật mới của Mỹ, trong đó loại trừ xe điện được sản xuất bên ngoài Bắc Mỹ khỏi danh sách được giảm thuế tại Mỹ.
Đạo luật giảm lạm phát, vốn được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành hồi tuần trước, kêu gọi tăng cường các khoản trợ thuế cho người mua xe điện, song chỉ áp dụng cho xe điện lắp ráp tại Bắc Mỹ. Các hãng sản xuất xe lớn của Hàn Quốc, trong đó có Hyundai Motor và Kia, bày tỏ quan ngại về đạo luật trên khi các công ty này sản xuất những chiếc xe điện hàng đầu như IONIQ 5 và EV6 tại các nhà máy trong nước và chuyển sản phẩm ra nước ngoài.
Phát biểu tại cuộc họp của Quốc hội, Bộ trưởng Lee Chang-yang nêu rõ Hàn Quốc sẽ xem xét liệu có khiếu nại vụ việc lên WTO hay không. Hàn Quốc vô cùng quan ngại về đạo luật trên và đã chuyển thông điệp tới Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ rằng đạo luật sẽ vi phạm quy định của WTO và các quy tắc của thỏa thuận tự do thương mại song phương.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, trong cuộc điện đàm hôm 19/8 với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cũng bày tỏ lo ngại về đạo luật mới của Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington thực thi một cách linh hoạt.
Các mẫu xe điện hàng đầu của Hyundai Motor và Kia đã thu hút sự chú ý tại thị trường Mỹ trong những năm gần đây. Hai công ty đặt mục tiêu vào năm 2030 sẽ bán 3,23 triệu xe điện, trong đó có 840.000 mẫu xe tại Mỹ, chiếm 12% thị trường xe điện toàn cầu. Sau khi đạo luật được thông qua, Hyundai Motor cân nhắc đẩy nhanh công tác xây dựng nhà máy xe điện tại bang Georgia của Mỹ.
Mỹ đầu tư 5 tỷ USD xây dựng mạng lưới trạm sạc xe điện trên toàn quốc Ngày 10/2, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch đầu tư gần 5 tỷ USD để xây dựng hàng nghìn trạm sạc xe điện trên cả nước trong 5 năm. Trước đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản đầu tư cho các bang, một phần trong dự luật dành 1.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng hồi...