Mercedes-Benz bắt đầu thay gương truyền thống bằng camera
Dòng xe tải Mercedes-Benz Actros được thương hiệu Đức trang bị công nghệ mang tên MirrorCam vừa tiện lợi hơn hẳn gương bên truyền thống vừa mang lại vẻ hiện đại hơn cho cabin.
MirrorCam là trang bị mặc định trên mọi cấu hình Mercedes-Benz Actros kết hợp màn hình dạng dọc cỡ lớn đặt ở cột A bên trong cùng camera ngoài gắn trần. Theo thương hiệu Đức, hệ thống này mang lại cực nhiều ưu điểm cho người lái trong khi chỉ có một nhược điểm duy nhất (với người dùng) là làm tăng nhẹ giá xe.
So với gương bên truyền thống, camera ngoài nhỏ hơn hẳn và nhờ thế giúp giảm lực cản không khí, tối ưu hiệu suất nhiên liệu trong khi góc độ quan sát rộng hơn và hình ảnh cũng rõ hơn. Các điểm mù coi như không còn giúp tài xế dễ thao tác hơn rất nhiều ở các góc cua hay bãi đỗ hẹp.
Video đang HOT
Hình ảnh minh hoạ cho thấy gương bên ngoài sẽ che khuất xe đi đối diện nhưng màn hình đặt bên trong khắc phục được điều đó mà vẫn quan sát đúng những hình ảnh bên ngoài như gương truyền thống.
Bên cạnh đó, người lái cũng không phải quay hẳn sang 2 bên để nhìn gương nữa mà chỉ cần liếc mắt sang màn hình cỡ lớn, giúp họ quan sát gần như đồng thời diễn biến phía trước và 2 bên xe.
Thêm nữa, gương bên thông thường có thể bị mờ và bẩn trong quá trình sử dụng trong khi camera bên trên Actros trang bị vòm bảo vệ cùng lớp phủ trong suốt chống bám bụi đặc biệt. Tình trạng mờ do hơi nước cũng coi như không có khi trang bị này tự động kích hoạt bộ sưởi khi nhiệt độ bên ngoài xuống dưới 15 độ.
Dựa trên mức độ tiện lợi của MirrorCam không khó để đoán ra rằng Mercedes-Benz sẽ tìm cách ứng dụng công nghệ này lên xe du lịch trong tương lai gần. Dù vậy, họ cần vượt qua rào cản pháp lý khi hầu hết các quốc gia trên thế giới trừ số ít như Nhật Bản hay một số bang Mỹ cho phép ô tô dùng camera bên thay gương.
Xe bán tải của Porsche sẽ trông như thế nào?
Với tiếng tăm của thương hiệu ở thời điểm hiện tại, liệu Porsche có sản xuất một mẫu bán tải trong tương lai hay không?
Mercedes-Benz đã chính thức phải nói lời giã từ với mẫu bán tải X-Class sau khi chứng kiến một năm sụt giảm doanh số, để lại một bài học sâu sắc đối với những thương hiệu xe sang muốn tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường xe bán tải. Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn cản nhà thiết kế đồ họa Adel Bouras hình dung ra một mẫu bán tải Porsche tiềm năng sẽ trông như thế nào. Chiếc Porsche "trong trí tưởng tượng" đó mang tên "Traykan".
Với X-Class, Mercedes-Benz đã tạo ra một chiếc bán tải dựa trên nền tảng của chiếc Nissan Navara, nhưng cả hai mẫu xe vẫn mang một số điểm khác biệt mang tính định vị thương hiệu. Với Traykan, nó đã được định hướng mang phong cách thể thao nhưng vẫn giữ lại những đặc điểm của một mẫu xe bán tải.
Mặt trước của Traykan là cụm đèn LED và một dải đèn chiếu sáng ban ngày liền khối, hai đèn sương mù được đặt ở vị trí thấp hơn trên cản trước và lưới tản nhiệt. Khả năng di chuyển trên mọi địa hình trở nên rõ ràng khi nhìn từ hai bên sườn xe, với lốp xe địa hình, vòm bánh xe nới rộng. Ở phía đuôi xe là cụm đèn hậu mỏng, thùng hàng kính cỡ nhỏ và ống xả kép uy lực.
Trong khi một mẫu xe bán tải điện của Porsche nghe có vẻ không khả thi, nhưng với cơn sốt xe bán tải chạy hoàn toàn bằng điện, Traykan có thể vận hành tốt với hệ truyền động tương tự Taycan. Hệ truyền động này sẽ cung cấp cho nó mức mô-men xoắn ấn tượng và khả năng tăng tốc cạnh tranh cùng những mẫu xe thể thao.
5 mẫu xe cho thấy mốt xe sang châu Âu 'giá rẻ' nhưng vẫn chảnh tại Việt Nam: Cắt trang bị, giảm giá trăm triệu, vợt khách của xe phổ thông Dựa vào nghiên cứu thị trường, một số hãng xe sang đã loại bỏ trang bị không cần thiết để có phiên bản giá vừa túi tiền nhiều khách hàng hơn. Xe sang ngày càng được "bình dân hoá" tại Việt Nam khi các hãng hướng tới thúc đẩy doanh số bán hàng. Ngay từ sau Tết Nguyên đán, các hãng xe châu...