Mercedes-AMG EQS 53 4MATIC+ – xe điện hiệu suất cao đầu tiên của AMG
Mercedes-AMG EQS 53 4MATIC đánh dấu bước phát triển của hãng xe Đức ở phân khúc ôtô điện hiệu năng cao.
Mercedes-AMG EQS 53 4MATIC là mẫu xe đầu bảng mới của dòng sedan EQS. Mẫu xe là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 thương hiệu AMG và EQ, cùng 2 nền tảng AMG.EA và EVA2.
Ngoại thất của EQS 53 4MATIC mang đậm ngôn ngữ thiết kế thể thao của AMG với cản trước hầm hố, lưới tản nhiệt Panamericana.
Khách hàng có thể lựa chọn thêm gói AMG Night Package Dark Chrome, kẹp phanh màu đỏ, mâm xe Aero hoặc Heritage kích thước 21 inch và 22 inch.
Hệ số cản gió của EQS 53 4MATIC đạt mức 0,23, kém hơn các phiên bản EQS thường vốn có hệ số cản gió chỉ 0,20.
Xe sở hữu màn hình MBUX kích thước lớn kéo dài hết diện tích bảng táp-lô. Phiên bản hiệu suất cao có thêm tính năng AMG Track Pace, cho phép ghi nhận các thông số vận hành.
Trang bị thể thao bao gồm vô lăng AMG đáy bằng bọc da Nappa, lẫy chuyển số hợp kim nhôm, chân ga và phanh ốp kim loại, ghế thể thao với các đường chỉ đỏ trang trí trên tapi cửa…
Video đang HOT
EQS 53 4MATIC được trang bị một motor điện ở mỗi bánh. Đi kèm là hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian hiệu năng cao AMG Performance 4MATIC .
Bản tiêu chuẩn có công suất tối đa 658 mã lực và mô-men xoắn cực đại 950 Nm. Khi trang bị gói AMG Dynamic Plus, xe sẽ đạt sức mạnh 761 mã lực và mô-men xoắn 1.020 Nm với chế độ Race Start.
Mẫu sedan chạy điện này có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong 3,4 giây, nhanh hơn phiên bản EQS 53 4MATIC tiêu chuẩn 0,4 giây.
Gói nâng cấp AMG Dynamic Plus cho phép nâng vận tốc tối đa lên mức 250 km/h, nhanh hơn 30 km/h so với phiên bản không hỗ trợ trang bị này.
Năng lượng được cung cấp từ bộ pin điện lithium-ion 400 V với khả năng dự trữ lên đến 107,8 kWh. Khi được sạc đầy, xe có khả năng di chuyển một quãng đường tối đa 526-580 km.
Hệ thống đánh lái bánh sau được trang bị tiêu chuẩn, với góc quay lên đến 9 độ. Chức năng này tăng độ linh hoạt cũng như giảm bán kính vòng quay của EQS 53 4MATIC .
Mẫu xe điện hiệu suất cao đi kèm hệ thống treo khí nén thích ứng AMG Ride Control được các kỹ sư của AMG tinh chỉnh lại giúp mang đến cảm giác lái thể thao hơn.
Để kiểm soát sức mạnh của xe, EQS 53 4MATIC được lắp đặt hệ thống kẹp phanh 6 piston và đường kính đĩa 415 mm ở cầu trước, kẹp phanh piston đơn cùng đĩa 378 mm ở cầu sau.
Khách hàng có thể nâng cấp lên đĩa phanh carbon ceramic với đường kính 440 mm. Khi người lái đạp phanh, hệ thống i-Booster sẽ thu nhận lại năng lượng bị hao phí.
Xe có thêm tính năng giả lập âm thanh động cơ đốt trong AMG Sound Experience thông qua hệ thống âm thanh ở cả ngoại thất và nội thất.
EQS 53 4MATIC có nhiều chế độ lái khác nhau: Balanced, Sport, Powerful. Đối với phiên bản trang bị gói AMG Dynamic Plus, xe có thêm chế độ lái Performance.
Đối thủ chính của Mercedes-AMG EQS 53 4MATIC bao gồm Porsche Taycan Turbo S và Audi RS E-tron GT. Xe sẽ có mặt tại thị trường Mỹ vào đầu năm 2022. Mức giá của phiên bản tiêu chuẩn và AMG Dynamic Plus chưa được tiết lộ.
Vì sao pin ô tô điện sẽ không bị thải bỏ bừa bãi ra môi trường?
Nguồn cung nguyên liệu cho pin lithium hạn chế khiến chi phí để làm ra một bộ pin xe điện đắt đỏ. Đó là lý do không ai vứt bỏ những bộ pin ô tô điện ra môi trường mà phải thu gom, tái chế và tái sử dụng.
Cơn sốt giá nguyên liệu pin lithium
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, thế giới chứng kiến giá lithium, thứ kim loại quan trọng trong ngành công nghiệp pin, tăng phi mã. Trong bối cảnh xe điện đang nổi lên như một xu thế mới, lithium càng có lý do để tăng giá.
Tính đến trung tuần tháng 3, giá lithium đã tăng 68% so với đầu năm, lên 11.250 USD/tấn. Sự "lên ngôi" của xe điện đã khiến cho thứ kim loại này được săn đón. Chỉ tính riêng tháng 1, doanh số bán xe điện ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ở châu Âu, xe điện và dòng xe lai cũng đắt hàng. Nhiều nhà sản xuất ô tô đã đặt lộ trình chỉ sản xuất xe điện trong tương lai.
Không tạo ra khí thải, xe điện không chỉ được người dùng ưa chuộng mà còn nhận được rất nhiều ưu đãi từ chính phủ các nước. Vài quốc gia châu Âu đang có chương trình trợ giá cho người mua xe điện. Ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng cam kết xây 500.000 trạm sạc pin để giải quyết nhu cầu cho những người sử dụng loại phương tiện này.
Với những gì đang diễn ra, xe điện sẽ trở thành một xu thế tất yếu không thể cưỡng lại. Tuy nhiên, sự giới hạn của nguồn nguyên liệu lithium đang đặt các nhà sản xuất trước những thách thức phải giải quyết. Đó là nghiên cứu, phát triển các công nghệ pin mới để giảm phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu và thân thiện hơn với môi trường, đồng thời đẩy mạnh việc tái chế pin để tối ưu giá trị sử dụng.
Tái chế pin là bắt buộc
Cha đẻ của pin lithium-ion Akira Yoshino, người được trao giải Nobel Hóa học năm 2019, khẳng định tầm quan trọng của việc tái chế pin, đồng thời nhấn mạnh đây là nhiệm vụ tiếp theo của ngành công nghiệp xe điện.
Giống như xe điện, tái chế pin cũng đang trở thành ưu tiên của nhiều chính phủ và cả các nhà sản xuất. Các công ty cũng đang đua nhau tìm cách tái chế những bộ pin lithium đã qua sử dụng để thu hồi nguyên liệu. Nó hứa hẹn sẽ làm dịu một phần "cơn khát" lithium đang bao trùm khắp các châu lục và mang lại lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường.
Ở thời điểm hiện tại, công nghệ tái chế pin lithium đang được đầu tư mạnh mẽ và gặt hái được những thành tựu vượt trội. Các hãng đang hướng tới việc tái chế tới hơn 90% nguyên liệu cấu thành pin. Sau khi được xả hết năng lượng, pin hỏng được nghiền nát và sử dụng những phương pháp đặc biệt để tách lithium, coban, mangan, niken ra thành nguyên liệu thô.
Ngay cả các nhà sản xuất xe điện cũng đang đóng vai trò trong lĩnh vực tái chế. Volkswagen, tập đoàn xe hơi của Đức, đã khai trương nhà máy tái chế pin vào ngày 2/2/2021 với công suất xử lý khoảng 1.500 tấn pin đã qua sử dụng từ 3.600 xe điện mỗi năm. Volkswagen tin rằng dự án sẽ giúp hãng tái chế tới 97% nguyên liệu trong pin xe.
Với các nhà sản xuất xe điện, họ có những chiến lược khác nhau để đảm bảo những bộ pin sẽ được thu hồi đúng cách. Cho thuê pin là cách hiệu quả hàng đầu đang được nhiều hãng xe điện, trong đó có VinFast của Việt Nam, theo đuổi.
Chi phí pin thường chiếm tới 30% giá thành xe điện. Việc tách pin khỏi giá ô tô khiến người tiêu dùng dễ dàng mua xe hơn. Trong khi đó, việc thuê pin sẽ giúp khách hàng xóa bỏ hoàn toàn nỗi ám ảnh phải bỏ ra số tiền khổng lồ để sửa chữa hoặc thay pin khi chúng không còn hiệu quả.
Trong khi đó, thương hiệu xe điện lớn nhất thế giới là Tesla thì tuyên bố 100% pin dùng trong ô tô điện của hãng là loại có thể tái chế. Tăng trưởng mạnh mỗi năm, việc chủ động tái chế pin giúp Tesla có thể hạn chế tới mức tối thiểu tác động của thị trường nguyên vật liệu đến quá trình sản xuất của mình trên toàn thế giới.
Những thành tựu đang ngày càng trở nên vượt trội trong công nghệ tái chế pin kết hợp với tầm nhìn của các nhà sản xuất xe điện trong việc quy hoạch gọn gàng pin thải loại để xử lý mở ra hướng đi tiềm năng nhằm giải tỏa cơn khát cho ngành công nghiệp pin lithium. Bên cạnh đó, những cục pin không bị thải ra môi trường giúp cuộc sống con người trở nên an toàn hơn trước công nghệ mới.
Ô tô Tesla liên tục bị khiếu nại tại Trung Quốc Hãng xe điện Tesla của tỷ phú Mỹ Elon Musk đang rơi vào tình thế bất lợi ở Trung Quốc khi có nhiều đánh giá tiêu cực về chất lượng sản phẩm. Nhà sản xuất ô tô điện Tesla đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội tại Trung Quốc khi các đối thủ địa phương tìm cách thách thức thị phần...