Mẹo vệ sinh trần mái bên trong xe ô tô
Trần mái bên trong xe có bọc bằng vải nên qua thời gian sử dụng sẽ hấp thụ mùi trong xe và có thể bị bẩn. Cần sử dụng chất tẩy rửa chuyên dành cho nội thất bọc trong xe để làm sạch.
Hầu hết các dòng xe hiện nay đều được trang bị trần xe ô tô bọc nỉ. Tuy nhiên, loại trần nỉ ô tô này lại có một số nhược điểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ bên trong xe.
Một số chủ xe quan điểm rằng, trần xe ô tô là nơi ít chịu tác động từ người hay vật khác, nên sẽ không bị bẩn hoặc dơ và cần phải vệ sinh định kỳ. Thực tế, trần xe ô tô, đặc biệt các loại trần nỉ ô tô vẫn có thể bị bám bụi bẩn hoặc ám mùi khói thuốc, mùi hôi của mọi người sau một thời gian sử dụng. Vì thế, bộ phận này cũng cần được quan tâm và vệ sinh định kỳ.
Việc làm sạch trần nỉ ô tô thường xuyên sẽ đảm bảo không gian nội thất luôn sạch, thoáng mát, hạn chế mùi hôi, bụi bẩn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi người, cũng như kéo dài tuổi thọ cho bộ phận này của xe ô tô.
Việc vệ sinh trần nỉ ô tô thường xuyên sẽ đảm bảo không gian nội thất luôn sạch
Video đang HOT
Để làm sạch trần xe ô tô đơn giản tại nhà, chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và dung dịch vệ sinh trần nỉ ô tô chuyên dụng, sau đó thực hiện 5 bước làm vệ sinh trần xe ô tô như sau:
Bước 1: Dùng khăn khô mềm lau sơ bụi bẩn trên trần nỉ ô tô.Bước 2: Chủ xe sử dụng dung dịch vệ sinh trần nỉ ô tô hoặc dung dịch vệ sinh nội thất phù hợp với chất liệu của trần xe để tẩy rửa và làm sạch sâu những vết bẩn bám dai trên trần xe.Bước 3: Dùng khăn mềm lau sạch dung dịch vừa xịt lên trần nỉ ô tô.Bước 4: Mở cửa xe và dùng máy sấy chuyên dụng làm khô trần nỉ.Bước 5: Cuối cùng, để tạo không gian thoáng mát trên xe, chủ xe có thể dùng dung dịch khử mùi để xịt lên trần xe ô tô.
Lưu ý: Trong trường hợp làm sạch trần xe ô tô khỏi các vết bẩn dầu mỡ, chủ xe có thể dùng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp dung dịch 3 nước:1 giấm để chà lên vết bẩn cứng đầu này cho đến khi sạch.
Thông thường, để việc vệ sinh trần nỉ ô tô không ảnh hưởng đến các bộ phận khác bên trong xe, chủ xe nên kết hợp tổng vệ sinh nội thất xe để việc bảo dưỡng các bộ phận này được hiệu quả nhất.
Tẩy sạch vết máu trên mặt ghế ô tô, cách nào?
Có người dùng miếng chanh tươi, dùng xà phòng hoặc nước rửa bát để tẩy vết máu trên ghế ô tô nhưng cách này chỉ có ít tác dụng.
Hỏi:
Tôi làm nghề lái xe ô tô dịch vụ, mới đây có chở một người bị TNGT đến bệnh viện cấp cứu, bị dính máu ra mặt ghế sau. Mặc dù đã lau chùi băng ghế bằng nước xà phòng, nhưng chưa sạch hoàn toàn. Xin hỏi, tôi phải khắc phục bằng cách nào?
Bùi Kiêm Thành (Huyện Gia Lâm, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Khi vướng phải tình huống như vậy, cũng có người đã thử dùng miếng chanh tươi, dùng xà phòng, hoặc nước rửa bát thông thường... nhưng các giải pháp này chỉ có tác dụng làm mờ nhạt vết máu, không đánh bay được vết thẫm lưu lại trên mặt ghế.
Đối với vết máu trên ghế, cách xử trí tốt nhất là sử dụng nước oxy già mua ở tiệm thuốc.
Chỉ cần đổ trực tiếp một vài giọt oxy già trực tiếp lên vết bẩn, để như vậy trong khoảng 15 phút rồi lấy miếng giấy khô chà nhẹ lau đi. Sau đó, lấy một tấm khăn nhúng nước lạnh rồi lau lại trên bề mặt là vết máu bay đi hoàn toàn.
Cách thứ hai là dùng baking soda, một loại bột chất tẩy rửa thông dụng cho nệm ghế có bán ở các tiệm rửa xe. Sử dụng một phần bột baking soda tương ứng với diện tích mà bạn cần làm sạch rồi cho vào bát nước lạnh để hòa tan.
Sau đó, lấy một tấm khăn bông mềm thấm nước dung dịch vừa pha và áp lên bề mặt cần làm sạch trong vòng 30 phút. Khi vết bẩn đã tan ra và mờ nhạt đi trông thấy, dùng một chiếc khăn khác thấm nước lạnh rồi lau lại vết bẩn, đảm bảo những vết máu dù cứng đầu nhất cũng phải bay.
Đây cũng là cách làm sạch ghế của các tiệm rửa xe khi khách hàng yêu cầu.
Lắp đèn cho chốt dây an toàn trên xe ô tô, nên hay không? Dây an toàn là một trang thiết bị mà mọi người luôn bị lãng quên khi tham gia giao thông. Việc phát minh khi gắn đèn LED cho vị trí này để nhắc nhở và cảnh báo cho người sử dụng. Dây an toàn trên ô tô có tác dụng gì? Dây đai an toàn là một trong những thiết bị thiết yếu...