Mẹo vặt giúp bé ăn ngon
Cùng con ăn; gắn thực phẩm với một câu chuyện; biết khen trẻ đúng lúc… là những cách bạn có thể giúp bé chịu ăn và ăn ngoan.
Một số quan niệm sai lệch về dinh dưỡng hay sơ suất trong kỹ năng như gây áp lực ép ăn có thể làm cho bé từ chỗ không biếng ăn lại trở thành biếng ăn thật sự. Mặt khác, những thay đổi về tâm sinh lý trong từng thời kỳ của trẻ em đòi hỏi người lớn phải hiểu và có cách ứng đối phù hợp để giúp cho bé có bữa ăn ngon lành đủ dinh dưỡng.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, 3-4 tuổi là thời điểm bé sẽ làm “cách mạng” để hình thành một nhân cách sơ khai đầu tiên. Theo đó, bé luôn muốn làm “người lớn” nên thường bắt chước xung quanh, từ cách đi đứng đến việc nói năng, ăn uống. Do đó, phụ huynh nên trang bị một số mẹo vặt giúp trẻ chịu ăn và ăn ngoan.
Cà rốt là một thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt giàu chất beta-caroten (tiền sinh tố A) khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển thành sinh tố A rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bé sợ và từ chối loại củ này. Do đó, phụ huynh nên chế biến cà rốt sao cho bé có thể ăn được: tùy vào số răng của trẻ mà mẹ băm nhuyễn, xắt sợi, cắt nhỏ, hầm mềm hay ăn sống… hay hầm cà rốt cho mềm rồi cho bé dùng chung với phô mai để tạo ra vị béo mới lạ, đồng thời nâng cao sự tò mò và ngon miệng của bé.
Bạn cũng có thể cùng ăn cà rốt với bé, thậm chí phải ăn trước khi cho bé ăn và bày tỏ sự ưa thích của mình đối với cà rốt bằng vẻ mặt, lời nói, hít hà “Cà rốt ngon quá, ngọt quá, mềm như kem sữa”…
Một cách thú vị nữa là gắn củ cà rốt vào một câu chuyện: “Con hãy xem hình chú thỏ đang cầm củ cà rốt đây này, thỏ rất thích ăn cà rốt cho nên mắt thỏ rất sáng, con hãy ăn cà rốt cho sáng mắt giống như thỏ…” hay cho bé biết lợi ích của cà rốt bằng những lời giải thích đơn giản: “Ăn cà rốt cho sáng mắt, đẹp da”…
Phụ huynh nên thay đổi cách chế biến cho bé thích thú với sự mới lạ: xắt cà rốt hình tròn, tỉa thành hình bông hoa, hình ngôi sao… làm cho bé tưởng như là một loại thức ăn mới, hấp dẫn. Bé cũng rất thích khi được hỏi ý kiến, được tự chọn lựa : “Con thích ăn cà rốt hình tròn hay hình bông hoa?”
Tham khảo thêm thông tin giúp bé ăn ngon tại: http://on.fb.me/YbhQnf
Đối với trẻ con, khi hỏi: “Con ăn cà rốt không?”, bé sẽ trả lời là không. Do đó, bạn hãy thử hỏi “Con thích ăn cà rốt hình tròn hay hình bông hoa?” thì bé sẽ chọn và chịu ăn một trong hai.
Bé có thể thích cạnh tranh, nên mẹ có thể khích lệ con khi đưa ra sự ganh đua: “Mẹ ăn cà rốt trước con nha?” Bé sẽ đòi ăn trước mẹ ngay. Bạn cũng đừng quên khen trẻ “Con múc miếng cà rốt to quá, ăn giỏi quá…”
Trẻ em giống nhau ở 4 điều: đây là tuổi ăn chơi, hãy làm cho bữa ăn thành cuộc vui, chơi; đang tuổi khám phá thế giới vì vậy giúp trẻ khám phá các bí mật của thức ăn; muốn khẳng định mình, không thích bị áp đặt, do vậy bạn cho trẻ có sự chọn lựa, cho trẻ được tham gia càng nhiều càng tốt; tin vào cha mẹ và hay bắt chước, nếu bạn ăn ngon lành và xuýt xoa “Ngon vô cùng”, trẻ cũng sẽ làm theo…
Video đang HOT
Phương Thảo
Theo VNE
Xơ gan diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm
Nếu mỗi ngày uống 250 ml rượu hoặc nửa lít bia trong vòng 10 năm có thể dẫn đến xơ gan. Bệnh thường có biểu hiện không rõ và diễn tiến âm thầm, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh lý viêm gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Đây là bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.
Thạc sĩ, bác sĩ Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, xơ gan do rượu chiếm hơn một nửa số ca tử vong. Rượu và virus viêm gan là nguyên nhân phổ biến gây xơ gan. Khoảng 30% bệnh nhân xơ gan có biến chứng chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản.
Xơ gan có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như: nhiễm trùng ổ bụng, xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, bệnh não do gan, ung thư gan...
Xơ gan do rượu chiếm hơn một nửa số ca tử vong. Ảnh: growlermag.
Theo bác sĩ Công, bệnh thường gặp ở cả 2 phái, nam thường nhiều hơn nữ. Bệnh thường không có hoặc có biểu hiện không rõ và diễn tiến âm thầm, ban đầu có thể là mệt mỏi, cảm giác khó tiêu, biếng ăn và sụt cân, hay buồn nôn, đau bụng...
Khi chức năng gan bị suy trầm trọng, giai đoạn muộn sẽ có những biểu hiện như phù chân hay báng bụng (cổ trướng), sạm và vàng da, vàng mắt, dấu sao mạch trên da, lòng bàn tay son, xuất huyết dưới da, dễ chảy máu (răng, mũi, dạ dày, ruột), rối loạn tâm thần kinh, ở nam giới thường giảm ham muốn tình dục, vú to...
Nguyên nhân của bệnh xơ gan
- Viêm gan do virus B, C.
- Nghiện rượu, uống nhiều và kéo dài nhiều năm. Nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày uống 250 ml rượu hoặc nửa lít bia trong vòng 10 năm có thể dẫn đến xơ gan. Đặc biệt trên cơ địa người bị viêm gan vius B, C, hoặc người có sẵn các bệnh về gan thì xơ gan tiến triển nhanh hơn.
- Thuốc và hóa chất.
- Sự thiếu dinh dưỡng, ăn quá thiếu chất đạm, thiếu vitamin, sau đó dẫn đến xơ gan.
- Ký sinh trùng: sán máng, sán lá gan.
- Xơ gan do mạch máu hoặc xơ gan gây xung huyết: xơ gan tim.
Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị có thể làm chậm diễn tiến dẫn đến xơ gan nặng. Điều trị sẽ theo nguyên nhân gây bệnh như chương trình điều trị nghiện rượu cho người nghiện rượu vì người nghiện rượu không thể bắt họ ngưng uống ngay. Hoặc điều trị bằng thuốc cho người nhiễm siêu vi B, C để gan không bị tổn thương thêm.
Phương thức điều trị tùy theo nguyên nhân gây bệnh xơ gan. Khi bệnh có biến chứng, điều trị lúc đó chủ yếu là các biến chứng như báng bụng nặng, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng hoặc điều trị hôn mê gan. Ghép gan là giải pháp cuối cùng cho người xơ gan giai đoạn cuối.
Chăm sóc bệnh nhân gan tại nhà
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng:
Đủ chất, hợp khẩu vị bệnh nhân, đủ calo từ 2.500 đến 3.000 kcalo/ngày (35-40 kcalo/kg/ngày).
Đảm bảo đạm (1,2-1,5g/kg/ngày), đường, vitamin, hạn chế mỡ, chỉ ăn nhạt khi có phù nề.
Không được uống rượu.
Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù vì có nguy cơ hôn mê gan. Khi có dấu hiệu tiền hôn mê gan phải giảm lượng đạm trong khẩu phần thức ăn.
Cần cung cấp nhiều axit amin phân nhánh để phòng tránh suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, hôn mê gan.
Cho ăn nhiều bữa trong ngày.
Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, phòng nhiễm khuẩn và tạo cảm giác ngon miệng.
- Giảm phù và cổ trướng: Để bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn hạn chế muối khi có phù và cổ trướng.
- Theo dõi biến chứng chảy máu tiêu hóa.
- Theo dõi biến chứng hôn mê gan.
Phòng bệnh xơ gan
- Tiêm phòng văcxin viêm gan B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh.
- Có lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia.
- Tránh ăn thức ăn sống, nên ăn chín uống sôi để không bị nhiễm ký sinh trùng.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng ngừa nhiễm các hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn hại gan.
- Không dùng thuốc ảnh hưởng gan khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.
- Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật...
Lê Phương
Theo VNE
10 kiểu nói của mẹ khiến bé chán ăn Muốn con ăn nhanh và ngon miệng, người mẹ cũng cần hết sức chú ý tới những lời nói của mình. Phần đông mẹ Việt đều cảm thấy chật vật trong các bữa ăn của con. Các bé ngày càng mải chơi và lười ăn khiến cho bữa ăn đôi khi kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn rất...