Mẹo vặt: 8 thứ tuyệt đối không được vứt vào bồn cầu vì cực kỳ “nguy hiểm”, nếu ngoan cố có ngày nhà sẽ ngập nước thải
Loại rác này nhìn tưởng bé nhưng khi bị bỏ vào bồn cầu, chui xuống ống cống, chúng lại có thể khiến bạn hối hận đấy!
Nói đến bồn cầu và thùng rác, thoạt nghe thì bạn thấy nó chẳng có gì liên quan đến nhau, phải không? Ấy vậy mà không ít người lại đánh đồng 2 cá thể này. Bởi cái sự “tiện” nên đôi lúc có người hồn nhiên bỏ rác vào bồn cầu rồi tiện tay giật nước xả trôi.
Nếu may mắn, mảnh rác ấy sẽ cuốn theo dòng nước. Thế nhưng dù cho nó có trôi chuẩn đi chăng nữa thì đến lúc nào đó bạn cũng sẽ phải hối hận khi chứng kiến chiếc bồn cầu, bể phốt nhà mình nổi lên những thứ chẳng ai muốn thấy cả.
Chính vì lẽ đó, đây là danh sách những vật dụng mà bạn tuyệt đối không nên vứt vào bồn cầu.
1. Khăn giấy
Nhiều người sử dụng khăn giấy thay cho giấy vệ sinh vì cho rằng chúng dai và sạch hơn giấy vệ sinh.
Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng vì khăn giấy không dễ tan trong nước như giấy vệ sinh. Chúng sẽ gây ra sự tắc nghẽn nghiêm trọng.
2. Chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa nhìn bé nhỏ vậy thôi, thế nhưng chúng là một trong những vật mà bạn không nên tiện tay vứt bỏ xuống bồn cầu. Bởi đây là vật liệu dạng sợi, nên chúng có thể cuốn lại với nhau, tạo thành búi, gây tắc nghẽn đường ống nhà bạn.
Nếu chỉ là 1-2 sợi vô tình thả trôi thì chắc chưa sao nhưng nếu bạn cứ thả nhiều hơn xem, chắc chắn bạn sẽ khóc đấy!
3. Kẹo cao su
Ai cũng biết rằng, kẹo cao su thì không tan trong nước. Thế nên nếu kẹo cao su lọt xuống bồn cầu, chúng bám vào thành ống thì gia tăng nguy cơ gây tắc nghẽn.
Và cũng bởi đặc tính bám dính lâu nên không dễ dàng gì mà bạn có thể thông ống cống bị tắc nghẽn bởi kẹo cao su đâu.
4. Bao cao su
Video đang HOT
Vứt bao cao su vào bồn cầu là thói quen phổ biến của nhiều quý ông. Nhiều người cho rằng, thói quen này chẳng đáng kể gì bởi bao cao su rất nhỏ, khả năng gây ra tắc nghẽn rất ít.
Tuy vậy, hậu quả của thói quen này với môi trường thì lại rất lớn bởi bao cao su được làm với chất liệu không thể phân hủy. Một khi chúng đã lọt xuống bể phốt thì chúng khó lòng có thể thoát ra ngoài hay “biến mất”.
5. Băng vệ sinh, tampon, băng cá nhân
Dù là băng vệ sinh thông thường hay tampon thì loại rác này chắc chắn có nguy cơ gây tắc bồn cầu cực cao bởi chúng có kích thước khá to và nở to hơn nữa khi gặp nước.
Mặc dù không mấy ai nghĩ sẽ có người sẽ vứt vật thể này xuống bồn cầu nhưng thực tế là chúng vẫn xảy ra, đặc biệt với thiếu nữ mới lớn.
Ngoài ra, các loại băng y tế sau khi sử dụng có chứa rất nhiều thành phần như sáp, cao su, thuốc mỡ… Tất cả đều không tan trong nước nên nếu bạn cứ hồn nhiên vứt vào bồn cầu, sẽ có ngày bạn thấy hối hận đấy.
6. Đầu lọc thuốc lá
Đầu lọc thuốc lá làm từ sợi nhân tạo sẽ không bị phân hủy, hơn nữa nó còn hút nước và nở ra khiến đường ống cống bị tắc. Lượng nicotine có trong đầu lọc cũng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
7. Cát vệ sinh cho mèo
Nhiều gia đình ở thành phố thường cho chó mèo đi vệ sinh vào cát vệ sinh rồi tiện thể đổ ngay vào bồn cầu, giật nước. Chẳng bao lâu sau đó bạn sẽ chứng kiến ngay hậu quả bởi loại cát này có tính chất hút nước rất mạnh. Chúng có thể lắng xuống và đóng cứng lại, tạo ra các nút tắc nghẽn mà không dễ gì thông được.
Hơn nữa, trong chất thải của chó mèo có chứa nhiều độc tố và ký sinh trùng. Bởi thế bạn không nên để chúng lẫn vào hệ thống nước của gia đình.
8. Dầu mỡ thừa
Các bà nội trợ thường đổ dầu mỡ thừa trong quá trình nấu nướng xuống bồn cầu bởi cho rằng điều này sẽ giải quyết thật nhanh những tàn dư đó. Chỉ cần giật nước là mọi thứ sẽ lạc trôi, chất bẩn không bám ra ngoài và không khó để làm sạch.
Tuy nhiên, đây là thói quen tuyệt đối không nên làm vì dầu mỡ khi đổ xuống bồn cầu sẽ đóng thành những bánh sáp cứng đầu gây tắc nghẽn đường ống. Việc khắc phục hậu quả do dầu mỡ cực khó khăn.
Theo afamily
9 mẹo làm sạch khiến mọi vết bẩn cứng đầu trong nhà sạch bong với giá từ chỉ vài ngàn đồng
Những vết bẩn cứng đầu từ cặn nước, vết ố đều có thể làm sạch dễ dàng bằng những mẹo thông minh và các dung dịch chanh, giấm... dễ kiếm.
1. Dùng giấm làm sạch vòi sen
Sau một ngày làm việc căng thẳng thì thời khắc đứng dưới vòi sen thư giãn để những dòng nước ấm bao giờ cũng dễ chịu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng về lâu dài, vòi hoa sen dễ đóng cặn, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước.
@organizirajtese
Để làm sạch vòi hoa sen, bạn chỉ cần gói đầu vòi sen vào túi nilon đồ đầy giấm ăn và ngâm trong khoảng 1 tiếng. Cuối cùng bạn chỉ cần lấy bàn chải cọ nhẹ là các vết bẩn cứng đầu đã biến mất. Ngoài ra một năm bạn có thể tháo toàn bộ vòi sen để ngâm trong giấm khoảng 1 đến 2 lần.
@cuteasafox.com
2. Làm sạch quạt trần bằng vỏ gối
Cánh quạt trần sử dụng lâu sẽ bị bám bụi và gây ảnh hưởng đến không gian chung trong nhà. Nhưng để làm sạch cánh quạt lại không hề dễ, bởi nếu làm không khéo bụi sẽ vương khắp nhà. Để làm sạch cánh quạt mà hạn chế bụi, bạn nên dùng vỏ gối cũ bọc lấy cánh quạt và lau theo chiều từ trong ra ngoài. Như vậy bụi ở cánh quạt sẽ được gói gọn trong vỏ gối.
3. Sử dụng khăn giấy và giấm trắng để làm sạch vành của bồn cầu
Vành bồn cầu vốn khuất nên rất khó làm sạch, nhưng nếu không cọ sạch, nó sẽ là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn. Bạn có thể ngâm khăn giấy trong giấm rồi nhét khăn vào mép bồn cầu. Hãy để khăn giấy như thế vài giờ rồi lấy khăn giấy ra và chà sạch vành.
4. Dùng hơi nước làm sạch lò vi sóng của bạn
Theo thời gian, lò vi sóng sẽ có mùi và những vết bẩn cứng đầu. Cách xử lý vấn đề này như sau: bạn chỉ cần pha hỗn hợp nước và giấm theo tỉ lệ 1:1 rồi quay trong lò 5 đến 10 phút. Cuối cùng chỉ cần lấy khăn giấy lau sạch lò là được.
5. Loại bỏ vết mồ hôi từ áo trắng
Đừng vội vứt đi một chiếc áo trắng đẹp vì nó có vết mồ hôi màu vàng xấu xí trên đó. Bạn hãy pha dung dịch xà phòng, oxy già theo tỉ lệ 1:2 vào một cái bát. Sau đó xoa dung dịch này lên vết ố rồi rắc thêm một chút baking soda lên trên. Cuối cùng hãy lấy một bàn chải để chà vết bẩn rồi để dung dịch ngấm vào áo khoảng 1 giờ (có thể lâu hơn) rồi giặt bình thường và chờ điều kỳ diệu.
6. Sử dụng sáp xe để làm sạch tủ lạnh bằng thép không gỉ
Những vết ố trên tủ lạnh bằng thép không gỉ khá khó để làm sạch. Nhưng thực ra, bạn có thể sử dụng sáp xe (car war) để bôi lên bề mặt và lấy khăn mềm lau sạch. Đơn giản đúng không?
7. Làm trắng quần áo của bạn mà không sử dụng thuốc tẩy
Quần áo sử dụng lâu sẽ ố màu, bạn cần tẩy trắng đồ mà không muốn sử dụng thuốc tẩy? Vậy bạn hãy thử sử dụng hỗn hợp nước, nước chanh và oxy già theo tỉ lệ sau. Trộn 12 cốc nước với 1/4 cốc nước chanh và 1 cốc oxy già vào một cốc hoặc bình lớn. Mỗi lần giặt bạn hãy đổ 2 cốc hỗn hợp này vào máy.
8. Tẩy sạch ruột gối
Ruột gối dùng lâu bị ngả màu trông rất mất cảm tình. Đồng thời nó cũng ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Nếu gối của bạn là loại có thể giặt được, hãy đun sôi một nồi nước lớn, pha trong đó 1 chén bột giặt, 1 chén nước rửa bát và 1/2 chén borax. Khi hỗn hợp này tan, hãy thêm vào đó 1 chén thuốc tẩy và ngâm gối vào đó khoảng 30 phút rồi giặt bình thường là được.
9. Loại bỏ vết nước cứng trên vòi của bạn bằng giấm
Vết cặn nước bám trên vòi trông rất mất thẩm mỹ. Để làm sạch, bạn hãy ngâm một chiếc khăn giấy trong giấm rồi dùng chiếc khăn này quấn quanh vòi, ngâm trong 30 - 60 phút. Cuối cùng chỉ cần dùng bàn chải mềm làm sạch là vòi nước trông lại sáng đẹp trở lại.
Theo Helino
Nếu không muốn "tiền mất tật mang", đừng bao giờ lau màn hình smartphone bằng 9 thứ này Để bảo vệ "dế cưng" được an toàn và không trầy xước, mọi người hãy nhớ những chú ý này để không làm tổn hại em nó nhé. Đôi khi, bạn "tiện tay" lau màn hình điện thoại bằng áo sơ mi hoặc một chiếc quần jean hoàn toàn mới, nhưng đừng làm như vậy. Ngoài ra, còn có một số loại chất...