Mẹo trị ho cho bé vì nằm điều hòa
Chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm chăm sóc con bị “khò khè, sụt xịt,…” vì nằm điều hòa cả ngày cua me Sâu Beo.
Không chỉ mùa đông mà cả nhưng ngay he nắng nóng, nằm điều hòa cả ngày thế này, trẻ cũng dễ bị viêm đường hô hấp. Sâu béo nhà mình cứ thỉnh thoảng lại khò khè, sụt xịt mũi dãi rồi ho, sốt… đến là khổ.
Trước thì mỗi lần như thế là mình cứ cuống cả lên, vì sinh con đầu mà, nên mình chỉ biết “tống” bé vào viện để điều trị thôi. Mà các mẹ cũng biết cho con đi viện cực khổ thế nào rồi đấy, nhiều khi mẹ cũng muốn ốm theo luôn. Nhưng sợ nhất là mùa he bao nhiêu bệnh dịch, nào sởi, nào thủy đậu rồi tay chân miệng, … con nằm đấy mà mẹ cứ lo ngay ngáy con bị lây chéo. Vậy là mình quyết định học cách làm “bác sĩ tại nhà” cho con, vừa đỡ vất vả mà con cũng bớt nguy cơ lây bệnh dịch hơn. Nói thì có vẻ to tát thế, chứ thực ra chỉ cần chăm sóc bé đúng cách thì cũng không có gì đáng lo lắng lắm đâu các mẹ ạ.
Chỉ cần các mẹ để mắt đến cục cưng một chút thôi là được. Ví dụ như khi vừa thấy Sâu béo có biểu hiện như chảy nước mũi, húng hắng ho là mình “ra tay” luôn. Trước hết là phải thường xuyên vệ sinh mũi, miệng cho con. Điều này rất quan trọng vì nếu không bé sẽ bị khó thở, khó chịu nên hay quấy khóc và bỏ ăn; nhất là tránh trường hợp vi trùng, vi khuẩn đi qua họng khiến con viêm họng, dẫn tới viêm phổi hoặc viêm phế quản…
Me đê be năm nghiêng đê tiên hanh rưa mui. (Anh minh hoa)
Mình dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con. Khi dịch mũi còn ở dạng lỏng, mình chỉ cần để bé nằm nghiêng đâu qua một bên, ha miêng thơ rồi xịt nước muối vào bên mũi phía trên, để dịch nhầy theo nước muối chảy qua lỗ mũi bên kia (hoăc qua miêng). Sau đó thì lam tương tự với mũi còn lại. Nếu dịch mũi đã ở dạng đặc thì mình nhỏ vài giọt nước muối vào mỗi bên trước, rồi chờ vài phút cho dịch đó mềm ra, xong mới tiến hành rửa.
Mới đầu làm vậy cũng hơi ghê tay vì con cứ khóc ngằn ngặt ấy, nhưng sau mình cũng quen dần vì thấy ở bệnh viện cô ý tá còn mạnh tay hơn, nhiều khi đỏ cả mũi con lên. Vả lại bé có khóc cũng không sao, vì như thế đờm nhớt trong cổ họng con cũng theo nước muối mà chảy ra hết. Rồi mình dùng khăn mềm lau sạch sẽ cho con là xong. (Các mẹ đừng lau mũi cho con bằng khăn khô, cứng hay giấy ướt nhé, không thì bé sẽ bị “mũi cà chua” đấy). Xong công đoạn này bé sẽ dễ thở hơn nên ăn và bú được, ngủ cũng “thẳng” giấc chứ không bị cơn nghẹt mũi đánh thức nữa. Nếu bé bị ho thì mẹ cho bé uống nhiều nước vào nhé, và thường xuyên vỗ lưng cho con để làm loãng và long đờm, bé sẽ đỡ ho hơn. Thế thôi chứ ít khi mình phải dùng đến thuốc ho lắm, vì ho là phản xạ có lợi của cơ thể, nhằm tống đờm, nhớt ra ngoài giúp đường thở thông thoáng hơn mà. Trừ khi con ho nhiều gây nôn ói, mất ngủ, đau ngực,…thôi, bởi thuốc ho có thể gây ngộ độc và nhiều tác dụng phụ với trẻ con nếu lạm dụng, dùng không đúng cách đấy.
Vệ sinh miệng thì mình dùng khăn xô sạch nhúng nước muối loãng để lau cho Sâu béo 3 lần mỗi ngày, vì Sâu béo mới hơn 1 tuổi nên chưa biết súc miệng mà. Mình cẩn thận lau sạch các kẽ răng, lợi và lưỡi để “tống” vi khuẩn, vi rút gây bệnh đi.
Me rưa mui, be hêt “sut xit” va chơi ngoan hơn hăn. (Anh minh hoa)
Thường thì mỗi lần như vậy, chỉ sau vài ngày con sẽ hết ho và sổ mũi. Nhưng nếu tình hình nặng hơn, bé bị sốt thì mình vẫn kiên trì rửa mũi và họng cho bé, đồng thời hạ nhiệt cho con bằng cách nhúng khăn vào nước ấm để lau người, nhất là các vùng nách, bẹn,… Nếu bé vẫn sốt cao (từ 380C trở nên) thì mình sẽ hỏi bác sĩ để cho con uống hạ sốt.
Mình cũng không hề cho con ăn kiêng gì cả, vì có ăn đủ chất bé mới mau lại sức được. Có điều trong thời gian này con thường ăn ít hơn, thậm chí hơi sụt cân nữa nhưng các mẹ đừng lo lắng quá, cũng đừng ép bé ăn nhiều như ngày thường kẻo con sẽ nôn ói hết thì “lỗ vốn”. Mẹ nên kiên nhẫn cho bé ăn từ từ, ăn nhiều bữa với thức ăn được nấu mềm, lỏng hơn ngày thường một chút, bé sẽ dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Mình còn bổ sung thêm hoa quả và cho Sâu béo uống nhiều nước để tăng sức đề kháng nữa.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tới nhiệt độ phòng, đừng để quá nóng hoặc quá lạnh, tránh bế bé ra ngoài đột ngột kẻo nhiệt độ thay đổi nhanh sẽ làm tình trạng nghiêm trọng hơn. Mình thường để mức 280C và cho con mặc quần áo mỏng, thoáng để bé dễ chịu hơn.
Video đang HOT
Nhờ những lưu ý đơn giản như vậy mà Sâu béo không còn phải “ghé thăm” bệnh viện như trước kia nữa. Mình cũng mừng lắm, đúng là trải nghiệm nhiều thì mới rút ra được kinh nghiệm các mẹ nhỉ. Mình chia sẻ vài điều này với các mẹ để chăm các con khi cần thiết nhé. Các mẹ cũng nhớ là phải luôn lưu ý phòng bệnh cho bé đầu tiên, phòng còn chữa mà. Nên vào những ngày nắng nóng thế này, mẹ không nên cho bé ra ngoài đột ngột. Không cho con ăn uống nhiều đồ lạnh hay để quạt thổi trực tiếp vào người bé, cũng đừng vội mở toang các cửa khi sáng sớm nữa,… Những điều đơn giản đó giúp con giảm nguy cơ viêm đường hô hấp rất nhiều đấy.
Mẹ Sâu béo chúc các bé luôn khỏe mạnh trong mùa nắng nóng này!
Theo eva
11 dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa hè
PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, từ đầu năm 2014 đến nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, một số bệnh dịch nguy hiểm và bệnh mới nổi có nguy cơ bùng phát như bệnh sởi, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1...
Viêm đường hô hấp cấp tính tại khu vực Trung Đông (MERS-CoV)
Thế giới: Tính đến 2/5/2014, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) đã thông báo toàn cầu ghi nhận 401 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó có 93 trường hợp tử vong. Đến nay, MERS-CoV đã ghi nhận tại 16 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông.
Việt Nam: Theo WHO đánh giá 75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc và là bệnh có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm. Hiện chưa phát hiện ca bệnh tại Việt Nam, nhưng không thể loại trừ các trường hợp du khách "quá cảnh" đi qua khu vực Trung Đông về rồi sang Việt Nam.
Cúm A (H7N9)
Thế giới: Theo Tổ chức Y tế thế giới, từ tháng 3/2013 đến nay ghi nhận 430 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), 146 trường hợp tử vong, ghi nhận chủ yếu tại Trung Quốc (15 tỉnh, thành phố); Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia. 3 tháng đầu năm 2014 số mắc tăng cao với 259 ca mắc cúm A(H7N9), tuy nhiên từ đầu tháng 4 đến nay số mắc đã giảm rõ rệt, cả tháng 4 chỉ ghi nhận 26 trường hợp mắc.
Việt Nam: Sau hơn một năm tích cực triển khai các biện pháp phòng chống và giám sát, Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh trên người, tuy nhiên với đường biên giới dài cùng sự giao lưu đi lại, buôn bán qua biên giới giữa 2 nước, sự xuất hiện ca bệnh ở Quảng Tây (Trung Quốc) - giáp biên giới Việt Nam và Malaysia cũng đã có ca bệnh nên nguy cơ bệnh xâm nhập vào Việt Nam rất cao.
Nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát. Ảnh: Kim Thảo.
Cúm A (H5N1):
Thế giới: Từ đầu năm 2014 đến nay Thế giới ghi nhận 13 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 6 trường hợp đã tử vong. Cụ thể số mắc/tử vong tại các quốc gia: Căm pu chia (9/4), Trung Quốc (2/0), Việt Nam (2/2).
Việt Nam: Sau 9 tháng không ghi nhận ca bệnh trên người, trong tháng 01/2014 đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh. Hiện nay cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm và cũng không ghi nhận thêm trường hợp mắc trên người.
Cúm A(H5N6)
Thế giới: Ngày 7/5/2014, Hãng Thông tấn CNN tại Hồng Kông đưa tin trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A(H5N6) tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Các chuyên gia y tế cho biết đây là trường hợp riêng lẻ và nguy cơ lây truyền từ người sang người là rất thấp, những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân này đều không có biểu hiện triệu chứng.
Việt Nam: Việt Nam tiếp tục theo dõi sát và phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để đánh giá nguy cơ đối với chủng vi rút cúm A(H5N6).
Bại liệt
Thế giới: Theo thống kê của Chương trình thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu, tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 68 trường hợp nhiễm vi rút bại liệt hoang dại (tăng 44 trường hợp so với năm 2013) tại 10 nước (Afghanistan, Cameroon, Guinea, Ethiopia, Israel, Nigeria, Pakistan, Somalia, Irac và Syri) trong đó Pakistan ghi nhận số mắc nhiều nhất (54 trường hợp).
Việt Nam: Nam giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, từ năm 2000 đến nay không ghi nhận trường hợp mắc. Năm 2013, 92,6% số trẻ được uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt (1.650.678 /1.782.720 trẻ dưới 1 tuổi).
Sởi
Thế giới: Trong năm 2014, dịch sởi đã ghi nhận tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dịch sởi tại Trung Quốc bắt đầu từ 2013 đến nay và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tháng 4/2014 Phi líp pin đã thông báo dịch sởi tại nước này, đến ngày 30/4/014 đã ghi nhận 17.630 trường hợp nghi sởi trong đó có 69 trường hợp tử vong. Các chủng vi rút sởi chính lưu hành tại khu vực tại khu vực Tây Thái Bình Dương chủng H1, B3 và D8, hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của vi rút sởi ở Việt Nam và trên thế giới.
Việt Nam: Từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.180 trường hợp mắc sởi xác định trong số 16.168 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố; ghi nhận 136 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc.
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là trẻ em dưới 10 tuổi; trong đó 12,5% là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi; 86,4% số trường hợp mắc sởi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Dịch xảy ra trên diện rộng, hiện chỉ xảy ra rải rác tại các xã phường, không còn các ổ dịch tập trung. Hiện nay số trường hợp mắc sởi xác định tại các địa phương đã chững lại và bắt đầu giảm, số tuy nhiên do số trẻ dưới 9 tháng tuổi không được tiêm vắc xin nên nguy cơ số mắc ở nhóm này khó giảm đồng thời có thể sẽ tiếp tục ghi nhận ca nặng.
Tay chân miệng
Thế giới: Trong những năm gần đây, bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2013, Trung Quốc ghi nhận 2.071.237 trường hợp mắc, trong đó có 550 trường hợp tử vong, Nhật Bản ghi nhận 67.981 trường hợp mắc, Singapore ghi nhận 36.518 trường hợp mắc và trong 3 tháng đầu năm 2014 số mắc của Trung Quốc tăng 1%, của Singapore tăng 29% so với cùng kỳ2013.
Việt Nam: Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước đã ghi nhận 18.659 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh trên cả nước, ghi nhận 02 trường hợp tử vong tại Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu là các tỉnh tại khu vực miền Nam với tác nhân gây bệnh là EV71.
Bệnh tay chân miệng lưu hành ở hầu hết các tỉnh ở nước ta, mặc dù số mắc giảm so với năm 2013 bắt đầu có xu hướng gia tăng, trong khi đó bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nguy cơ xảy dịch trong thời gian tới nếu không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.
Sốt xuất huyết
Thế giới: Năm 2014 sốt xuất huyết vẫn lưu hành ở mức cao tại nhiều quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương như: Úc, Malaysia, Singapore, Căm pu chia, Lào, Phi líp pin, New Caledonia, trong đó Úc tăng 14,3%, Malaysia tăng 313%, Singapore tăng 10,2%.
Việt Nam: Tích luỹ từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 8.137 trường hợp mắc tại 41 tỉnh/thành phố, 04 trường hợp tử vong tại Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau và Bình Phước. So với cùng kỳ năm 2013 (13.296/10), số mắc giảm 38,8%, tử vong giảm 6 trường hợp. Số mắc tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam với 83,8% số mắc cả nước.51 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc sốt xuất huyết giảm so với 2013.
Thời điểm bắt đầu mùa mưa (tháng 5) là thời điểm vào mùa dịch, ghi nhận số mắc gia tăng theo thống kê hàng năm, bệnh chưa có thuốc và vắc xin điều trị đặc hiệu cùng với tập quán trữ nước tại nhiều địa phương nguy cơ xảy dịch là rất lớn, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống như diệt bọ gậy/lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong là rất cần thiết.
Thủy đậu
Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 16.380 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, không ghi nhận tử vong, số mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ 2013 (7.900 trường hợp mắc), tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2008 - năm có dịch thủy đậu (22.821 trường hợp mắc).
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, hầu hết bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu như không kịp thời phát hiện, cách ly các trường hợp mắc bệnh thì vi rút sẽ rất dễ phát tán và lây sang người khác qua dịch miệng, mắt, mũi.
Viêm não vi rút
Đến nay cả nước ghi nhận 191 trường hợp mắc, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2013 (175/5) số mắc cả nước tăng 9,0%, tử vong giảm 2 trường hợp.Năm 2013 đã có 3.854.311 lượt trẻ chiếm 92,9% đối tượng từ 1-5 tuổi được tiêm mũi 3 vắc xin viêm não Nhật Bản.
Bệnh viêm não vi rút thường gia tăng vào mùa hè, do đó trong thời gian tới có thể số mắc tiếp tục gia tăng.
Dại
Từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 15 ca tử vong do dại tại 10 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa (3), Yên Bái (2), Tuyên Quang (2), Sơn La (1), Phú Thọ (1), Lào Cai (1), Hà Tĩnh (1), Nghệ An (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Nam (1). So với cùng kỳ 2013 (26 ca) số tử vong do dại giảm 11 trường hợp. Số tử vong do dại tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, có thể gia tăng vào mùa hè do sự tăng các ổ dịch dại trên đàn chó trong thời gian này.
Theo Vnmedia
Nỗi lo bệnh thuỷ đậu và nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng Những ngày qua, khi dịch sởi tạm lắng, bệnh thủy đậu, chân tay miệng đang có nguy cơ bùng phát khiến người dân hoang mang, lo lắng. Trước nỗi lo các bệnh truyền nhiễm "vào mùa", các chuyên gia cho rằng, bài học từ vụ dịch sởi cho thấy, Bộ Y tế "phản ứng chậm" với công tác phòng, chống dịch và sự...