Mẹo tẩy bụi sơn dính trên ô tô
Toàn bộ nóc xe, nắp capo dính bụi sơn li ti màu trắng do đỗ xe dưới chân công trường xây dựng. Khắc phục cách nào?
Bụi sơn thường là những đốm li ti xuất hiện dày đặc trên bề mặt xe. Khiến chiếc xe của bạn mất đi độ bóng, cướp đi sự sang trọng vốn có của nó. Ngoài ra, bụi sơn nếu dính vào kính lái sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu cho người lái. Trường hợp mùa mưa còn hạn chế đi tầm nhìn nữa.
Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề ô tô bị dính bụi sơn xuất phát từ việc đậu xe gần sát ngay các công trình thi công có liên quan đến sơn, gần xưởng sơn. Ngoài ra, trong quá trình dặm và vá sơn không che đậy cẩn thận khiến cho bụi sơn dính vào các vùng khác nằm trên thân ô tô.
Cách nhận biết khá đơn giản bạn chỉ cần rửa ô tô thật kỹ. Khi nhìn vào kính xe đã khô hoàn toàn bạn dùng lấy ngón tay nhẹ nhàng sờ lên bề mặt kính xe sẽ biết có bị dính sơn hay không. Nếu bề mặt có cảm giác trơn mịn thì kính xe bạn vẫn đang an toàn. Ngược lại, nếu bề mặt có cảm giác thô thì nó đã bị dính bụi sơn rồi nhé.
(Ảnh minh họa: KT)
Sai lầm khi tẩy bụi sơn xe ô tô
Trên thực tế vỏ nhựa, kính xe ô tô vốn rất nhạy cảm. Chúng hiển nhiên bị trầy nếu bạn tác động một lực ma sát mạnh, liên tục. Rất nhiều chủ xe khi thấy chiếc xe hơi của mình bị dính bụi sơn thì vội vàng dùng vật sắc nhọn để cạo. Hoặc, dùng đến những khăn chà mạnh lên bề mặt.
Công bằng mà nói cách làm này không những không thể tẩy sạch bụi sơn bị dính. Mà chúng còn khiến vỏ nhựa cũng như kính xe có những vết trầy nhìn khá mất thẩm mỹ. Một số người còn dùng xăng máy bay để tẩy rửa, tương tự khi áp dụng, vết sơn sẽ loang rộng ra, trầm trọng hơn. Đặc biệt, chúng còn gây bay màu sắc cho vỏ xe ô tô.
Cách xử lý đúng cách khi xe ô tô dính bụi sơn
Khi vỏ và kính xe ô tô bị dính vết sơn hay dính bụi sơn bạn có thể sử dụng xà phòng, xăng, làm sạch ngay tuy nhiên trường hợp vết dính chưa bị khô lại hoặc khô lại chưa lâu. Nếu như bụi sơn đã khô hoặc bám lâu trên bề mặt kính thì việc sử dụng xăng hay xà phòng để tẩy rửa chắc chắn không thể nào làm sạch hoàn toàn dấu vết.
Video đang HOT
Khi xe bị dính sơn, tuyệt đối không dùng dao lam cạo, giấy nhám để tẩy vết sơn. Đối với cách này có thể dễ dàng làm bay hoàn toàn sơn dính nhưng lại tạo vết trầy xước trên xe. Dĩ nhiên so với khi bị dính sơn, việc xe bị trầy xước nhìn khó chịu hơn rất nhiều. Chưa kể kính bị trầy sẽ hạn chế tầm nhìn cho người lái.
Nếu bạn muốn tẩy bụi sơn xe ô tô mà vẫn đảm bảo cho bề mặt kính, vỏ xe không bị hư hại. Cách tốt nhất là bạn nên chọn sử dụng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng. Chúng sẽ làm sạch bề mặt dễ dàng, bạn sẽ không tốn quá nhiều sức để ma sát. Đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tuyệt đối cho chiếc xế yêu.
Phương pháp tẩy bụi sơn xe ô tô truyền thống
Sử dụng xà phòng pha với nước ấm
Sử dụng nước tẩy sơn móng tay
Sử dụng chất Acetone
Sử dụng hỗn hợp kem tẩy rửa chuyên dụng
Dùng xăng
Cách tẩy bụi sơn xe ô tô hiện đại
Sử dụng đất sét chuyên dụng: Rửa kính xe sạch, lau khô để loại bỏ chất bẩn, bụi bám trên xe; Lấy một lượng nhỏ đất sét, kích thước bằng lòng bàn tay. Cho nên nếu bạn mua một thanh mới thì nên cắt nó ra một nửa để sử dụng; dung dịch nước lau kính để giúp cho đất sét mềm ra và tiến hành xịt một chút lên bề mặt kính để bôi trơn. Chà nhẹ toàn bộ đất sét lên bề mặt kính cần xử lý. Nên giữ đất sét trong tay để ngón tay của bạn không bị lớp đất sét phủ lên. Xoa đất sét qua lại cùng với áp lực mạnh. Rồi cọ xát đất sét trên bụi sơn cho đến khi sơn được lấy đi dính vào đất sét. Khi các bụi sơn chất bẩn dính trên đất sét bạn có thể gấp lại hay trộn lại tạo thành miếng chùi sạch sẽ. Cuối cùng lau sạch lượng dư. Nên sử dụng miếng vải sợi nhỏ mềm để lau tàn sư đất sét bị dính ra khỏi xe. Nếu bạn sờ tay lên bề mặt mà thấy trơn mịn là được rồi còn nếu vẫn còn áp thì cần làm lại. Xịt nước lại và lau khô xe.
Sử dụng chai xịt tẩy bụi công nghiệp: Đổ dung dịch vào tấm vải. Nên chọn khăn mềm, vải sợi nhỏ để không làm xước kính xe ô tô. Khi áp dụng phương pháp này nên giữ khăn ở tình trạng ẩm ướt nếu khăn bắt đầu khô thêm chút dung dịch tẩy bụi sơn vào. Lau nhẹ miếng vải lên bề mặt kính cần xử lí. Xoa nhẹ nhàng, không mạnh tay và nhớ mang găng tay để bảo vệ bàn tay khỏi các hóa chất độc hại. Sau khi sơn thấm vào miếng khăn của bạn, bạn nên thường xuyên thay khăn mới để tránh bụi sơn lại dính lại trên bề mặt kính xe. Khi đã loại bỏ hết lớp sơn bị dính bạn nên vệ sinh lại kính ô tô của mình để loại bỏ triệt để những bụi sơn cũng như các tạp chất không mong muốn.
Các tài xế cần làm gì sau khi ôtô bị dầm mưa?
Nhiều người nghĩ rằng nước mưa sẽ rửa và làm sạch ôtô. Đó là suy nghĩ sai lầm, bởi vì đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm "xế hộp" của bạn có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn. Nếu không đưa chúng đi thay thế, bảo dưỡng kịp thời thì bạn sẽ gặp nguy hiểm khi lái xe.
Ôtô dầm mưa sẽ khiến nhiều chi tiết của xe bị hỏng hóc. Ảnh minh hoạ, nguồn AFP
Nước mưa có thể chứa axit, do đó rất có hại cho các chi tiết của ôtô. Khi bị nước mưa dính vào, nhiều bộ phận có thể bị gỉ sét, đặc biệt là các bộ phận tiếp xúc với nước như gầm xe, ốc vít, bulông.
Bên cạnh đó, nước mưa và các chất ô nhiễm sẽ bám vào xe sau khi tạnh mưa. Chính vì vậy, người ta thường thấy thân xe ngày càng bẩn hơn sau cơn mưa.
Ngoài ra, nước mưa có thể cuốn trôi, hoặc vô hiệu khả năng chống nước của dầu mỡ bôi trơn trên chi tiết truyền động, phanh xe dẫn tới hiện tượng kêu rít, bó phanh. Chính vì vậy, dưới đây là một số gợi ý về các cách bảo quản xe ôtô sau khi dầm mưa.
Rửa xe ngay sau khi ôtô bị dầm mưa
Khi xe ôtô vừa trải qua những chặng đường dài dính mưa, nước mưa và các lớp bùn đất (có chứa nhiều muối khoáng) bám dính vào nhiều bộ phận trên xe như khung gầm xe, mũi xe, nếu bị nặng, phần khoang máy cũng có thể dính bẩn.
Các chi tiết này tuy đều được sơn chống gỉ, nhưng theo thời gian và do nhiều nhân tố tác động, lớp sơn cũng mài mòn nhanh hơn. Do đó, khi bị bùn đất hoặc cát và nước bẩn bám vào sẽ xuất hiện quá trình oxy hóa ăn mòn dần những chi tiết này, đặc biệt là ở khung gầm của xe.
Chính vì vậy, để tăng độ bền, ổn định cho xe thì bạn cần phải rửa sạch sau mỗi lần lội nước hoặc trên đường nhiều bùn đất.
Kiểm tra hệ thống dây cu-roa
Dây cu-roa là một bộ phận kéo tải, thường được đặt ở vị trí thấp, chính vì thế bùn đất và nước rất dễ bám vào và rất dễ gây ra hiện tượng trượt đai.
Hiện tượng này ngoài việc tạo ra tiếng kít rất khó chịu mà còn làm đai trượt nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể gây ra hiện tượng không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện hoặc dẫn tới nhiều hiện tượng trục trặc khác.
Cần gạt nước
Theo thống kê thì có khoảng 20% số vụ tai nạn xảy ra do lái xe không thể quan sát rõ các tình huống trên đường đi do kính lái bị bẩn, bị mờ, đặc biệt khi gặp trời mưa.
Chính vì vậy, nhà sản xuất thường khuyến cáo người dùng nên thay cần gạt sau 12-18 tháng sử dụng, để đảm bảo chi tiết này luôn trong tình trạng tốt nhất.
Kiểm tra phanh
Trong thành phần nước mưa luôn có axit sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống phanh như: Má phanh, mai-ơ, vành xe... Không chỉ nước mưa chứa axit gây hại đến hệ thống phanh mà ngay cả bùn, đất bắn vào sẽ ăn mòn gây mất tác dụng phanh khi di chuyển trên đường.
Đặc biệt, nếu xe càng ít sử dụng, bạn càng cần phải bảo dưỡng ngay hệ thống phanh vì khi để lâu, chúng sẽ gây hoen gỉ toàn bộ hệ thống phanh và khi sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng "mút" phanh không nhả.
Chính vì vậy, bảo dưỡng hệ thống phanh sau khi di chuyển trời mưa sẽ giúp bảo vệ, nâng cao tuổi thọ má phanh, mai-ơ và giúp hệ thống phanh của xe làm việc hiệu quả.
Chống ẩm mốc
Khi xe bị ảnh hưởng bởi nước mưa, những vi sinh vật, vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm hại đến nội thất. Do đó, bạn cần vệ sinh sàn xe, hút ẩm ghế ngồi để hạn chế tình trạng ẩm mốc bốc mùi khó chịu.
Ôtô đi mưa về, cần làm ngay những việc này nếu không muốn xe chóng hỏng Nhiều người nghĩ rằng nước mưa sẽ rửa và làm sạch ôtô. Đó là suy nghĩ sai lầm, bởi vì đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm "xế hộp" của bạn có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn. Nước mưa gây nhiều tác hại cho ôtô. Ảnh minh hoạ: Phong Vĩ Ôtô dễ nhiễm các chất bẩn Nước mưa chứa axit, do đó...