Mẹo ‘tám’ với chồng về tiền bạc
Không để chuyện tiền bạc ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, chị Mai Anh tâm niệm: “Tiết kiệm từng đồng nhưng chi tiêu phải đáng”.
Đa số các cặp vợ chồng đều cảm thấy khó khăn và căng thẳng khi nói về vấn đề tiền bạc. Ngoài ra, theo các chuyên gia tâm lý, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng thảo luận với người ấy về các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu và đóng góp tiền bạc trong gia đình.
1. Xác định rõ ràng giữa “cần” và “muốn”
Sự xung đột xảy ra khi giữa hai người có sự khác biệt về cách sử dụng tài chính. Trong khi người chồng dành tiền để mua những thứ cần thiết nhiều hơn thì người vợ lại thường “thích là mua”. Điều này hoàn toàn đúng với gia đình anh Vinh, chị Hoa ở Bạch Mai, Hà Nội.
Anh Vinh thì luôn miệng ca thán: “Cô ấy đã có cả một tủ giày mà vẫn cứ mua sắm đều. Cái đống giày đó, có những đôi cô ấy chưa xỏ chân đến một lần”. Còn chị Hoa lại biện hộ: “Mỗi một đôi giày của tôi giá chỉ 200.000 đồng – 300.000 đồng. Trong khi đôi nào của ông ý cũng tiền triệu”. Trên thực tế, so với các chị em thì cánh đàn ông thường mạnh tay hơn trong việc chi tiêu nhưng vấn đề không nằm ở chỗ tiêu nhiều hay tiêu ít. Mấu chốt ở chỗ bạn chi dùng cho việc gì. Nếu là một việc cần thiết thì không nên tiếc. Nhưng nếu cứ tiêu dùng theo kiểu “thích là nhích” thì tưởng là ít, hóa ra lại nhiều.
Video đang HOT
2. Tiết kiệm từng đồng
Chị Mai Anh, 35 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội trước đây thường đưa ra lý do kinh tế chưa có để trì hoãn việc lấy chồng. Nhưng sau khi được mẹ tâm sự, chị đã thay đổi suy nghĩ. Chị kể: “Mẹ tôi bảo hồi bố mẹ cưới nhau, tài sản duy nhất chỉ là một chiếc xe đạp và 3.000 đồng. Tất cả mọi thứ đều đi mượn, kể cả chiếc chăn cưới. Nhưng sau này, bố mẹ bảo ban nhau làm ăn, tiết kiệm và nuôi chúng tôi khôn lớn, đứa nào cũng học đến đại học”.
Nhờ câu chuyện đó của mẹ, chị Mai Anh bây giờ đã tự tin với vai trò “tay hòm chìa khóa” của chồng. Mỗi tháng, chị đều chia ra cụ thể từng khoản tiền: khoản học phí cho con, khoản chi tiêu, khoản tiết kiệm… Với cách này, đồng tiền chi tiêu không bị lãng phí và vợ chồng vẫn có của ăn của để.
3. Xây dựng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình
Nói thì có vẻ to tát và cứng nhắc nhưng đây cũng là kinh nghiệm của nhiều gia đình, chẳng hạn như nhà anh Chính, chị Vân ở Minh Khai, Hà Nội. Chị Vân chia sẻ: “Ở nhà tôi, chồng sẽ lo phần nhiều trong khoản đóng học phí cho con, mua sắm đồ đạc trong gia đình. Còn tôi thì chịu trách nhiệm mua thức ăn, trả tiền các hóa đơn… Chúng tôi vẫn góp một khoản chung để khi nào có việc cần lấy ra dùng. Làm như vậy, không phải là rạch ròi chuyện nào của ai mà cái chính là chúng tôi thấy được trách nhiệm của mình. Việc chồng trang trải phần lớn chi phí cho gia đình cũng giúp tôi không bị áp lực nhiều về vấn đề tiền bạc”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mẹ người yêu bắt gặp chúng em ngủ với nhau
Em không biết làm thế nào để lấy lại niềm tin nơi mẹ anh nữa!
Em và người yêu em quen nhau được nửa năm. Lúc mới quen, em không biết gia đình em và anh ấy lại có sự khác biệt nhau nhiều như vậy. Anh ấy là con trai út, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống Cách mạng và sống rất qui củ. Ba anh ấy từng là Trung Tướng ở Quân đội Nhân dân Việt Nam tỉnh em, nay đã về hưu. Mẹ anh ấy thì là người đàn bà mẫu mực, hết mực chăm lo cho chồng con và lo việc quản gia chu đáo. Nhà anh ấy có bốn anh chị em, chị đầu là con gái đã lập gia đình, tiếp là một anh trai đang làm ở xa lâu lâu mới về nhà và trên anh ấy là một chị đang theo ngành y. Anh ấy đang làm sinh viên năm cuối trường Cao đẳng sư phạm nơi chúng em ở.
Gia đình em thì khác nhiều. Thời còn chống Mỹ, các cụ nhà em là quân y cho Mỹ, rồi nhà em lại theo đạo Chúa, mà gia đình lại rất sùng đạo nhất là ngoại. Ba mẹ em lấy nhau sớm rồi cũng ly dị sớm, năm ấy em vừa tròn 7 tuổi. Suốt những năm qua, em lớn lên cùng với sự chăm lo của mẹ. Mẹ một mình nuôi con, số tiền lương cũng dư giả cho hai mẹ con sống. Nhưng em không hề được cưng chiều như những người có hoàn cảnh giống em, dù em là con gái, là con một, là cháu út cả hai gia đình nội ngoại. Có thể em nhận được nhiều tình yêu thương và sự quan tâm hơn nhưng em vẫn luôn cô độc một mình.
Mẹ đi làm cả ngày, sáng mẹ đi làm thì em chưa ngủ dậy, khi mẹ về thì em đã ngủ ngon. có lẽ vì vậy mà hai mẹ con không hợp nhau lắm, hai mẹ con ít nói chuyện với nhau. Em thì cắm đầu vô học hành và cố gắng đạt nhiều thành tích xuất sắc. Mẹ làm ở bộ phận bếp trong một khách sạn nổi tiếng, em cũng học hỏi được từ mẹ nhiều điều.
Anh ấy là con người khá thân thiện, thật thà, hiền lành, tuy có hơi nhậu nhẹt nhưng anh ấy vẫn là một người yêu mẫu lý tưởng vì anh ấy thật sự biết quan tâm người con gái anh ấy yêu. (ảnh minh họa)
Từ nhỏ đã thích sống tự lập, em có thể nấu ăn tốt, làm được nhiều món lạ, ngon, có thể tự kiếm tiền tiêu vặt bằng các công việc nhỏ trên mạng hay nhận lưu bút từ các báo tuổi học trò mà em được đăng bài, nhận vài văn bản giáo án của các thầy cô về soạn trên máy tính. Khoản tiền tuy không lớn nhưng em từ nhỏ chẳng bao giờ xin mẹ tiền tiêu vặt. Em với anh ấy quen nhau trên một trang mạng xã hội cộng đồng. Và không lâu sau đó thì em và anh ấy yêu nhau! Tình yêu cả hai dành cho nhau là chân thật và mặn nồng. Anh ấy là con người khá thân thiện, thật thà, hiền lành, tuy có hơi nhậu nhẹt nhưng anh ấy vẫn là một người yêu mẫu lý tưởng vì anh ấy thật sự biết quan tâm người con gái anh ấy yêu.
Ngược lại với anh ấy, em là một con người khó gần, khó chịu và mưu mô và cũng như anh ấy, em cũng hay có những cuộc vui chơi cùng bạn bè với chút men và cũng thỉnh thoảng qua đêm ở ngoài không về với vài lí do ngớ ngẩn: say không thể về, chán không muốn về, hoặc ham vui không về...vv. Những ngày đầu lúc mới yêu, ngay cả nắm tay hay ôm em cũng hạn chế, tự tạo khoảng cách với anh ấy vì thật sự ngay lúc ấy em cũng không biết hiểu em có thật sự yêu anh ấy không hay chỉ vì em sợ cô đơn... Một khoảng thời gian dài em ngồi sau xe anh ấy, em mới dám bỏ tay vào túi áo khoác của anh ấy cho anh ấy nhẹ nắm tay em trong chiếc túi nhỏ.
Noel năm ngoái, em và bạn bè anh ấy tổ chức ca hát ăn nhậu thâu đêm. Đêm ấy em uống rất nhiều, anh ấy cũng uống thật nhiều để rồi, em đã không thể về nhà, và đêm ấy em đã về nhà cùng anh ấy. Mẹ anh ấy ra mở cổng, và có lẽ bà đã không thích em ngày từ hôm ấy. Và đêm ấy chuyện gì đến thì cũng phải đến, chúng em là của nhau. Từ sau ngày đó, mẹ anh ấy có vẻ phản đối em, hay gạn hỏi anh ấy xem có ưng em không rồi lại nói rằng không thích em. Vậy là em và anh ấy đã không gặp gỡ nhau trong một khoảng thời gian để mẹ anh ấy bớt giận.
Mẹ anh không hài lòng về em (ảnh minh họa)
Đến gần Tết em mới dám qua nhà anh ấy để phụ nhà anh ấy dọn nhà ăn Tết. Và mọi chuyện vẫn tiếp diễn trong tình trạng khó khăn như vậy. Em ngại khi gặp mẹ anh ấy và cũng sợ khi gặp ba anh ấy nữa. Những ngày qua nhà anh ấy chơi, em hay phụ giúp mẹ anh ấy nấu cơm, cho cháu anh ấy ăn cơm và dọn dẹp chén bát khi ăn xong. Em ra sức kéo gần khoảng cách của gia đình anh ấy với em. Về phía mẹ em, mẹ cũng không thích anh ấy lắm vì mẹ cho rằng hai gia đình không môn đăng hộ đối, hai gia đình khó chấp nhận nhau. Mẹ lại nói anh ấy nhà không khá giả, ngành anh ấy theo học chưa biết đủ nuôi gia đình không? Anh ấy và em cũng tự an ủi chính mình rằng thời gian sẽ giúp gia đình hai bên hiểu và thông cảm cho hai đứa.
Em hay trêu anh ấy nửa đùa nửa thật: "Anh đừng yêu em quá nhé. Chỉ yêu em vừa đủ thôi! Để sau này lỡ anh có bỏ em theo ai kia hay vì một lí do nào đó như gia đình chẳng hạn thì em cũng không phải buồn nhiều, không ngã gục nhé!". Anh ấy nựng nịu em: "Em đừng nói như vậy được không? Nhớ rõ cho anh câu này nhé, người ta thì anh không biết nhưng với anh thì chán "cơm" thì có thể thèm "phở", nhưng chán "phở" rồi thì chẳng còn "cơm", mà anh thì chỉ thích ăn "cơm" thôi, không thể ăn "phở" cả đời được, ăn "cơm" mới có chất dinh dưỡng", rồi anh xiết chặt em vào lòng...
Thời gian qua đi, những ngày gần đây khi mà em đã bắt đầu nhận được ánh nhìn thân thiện từ mẹ anh ấy thì chúng em lại phạm sai lầm. Bạn anh ấy ra mắt người yêu và hôm đó chúng em lại đã uống khá nhiều. Anh ấy say và em cũng vậy. Em muốn về nhà một bạn gái của anh ấy ngủ nhưng anh ấy không cho phép mà bảo em một là về nhà anh ấy, còn không thì phải về nhà. Nhưng em đã say mèm, lý trí sai bảo thế nào em lại im lặng chấp nhận để anh ấy đưa về nhà. Chúng em đã quyết định là không để mẹ anh ấy biết nên anh ấy vô nhà trước còn em thì vô sau.
Đêm nằm trằn trọc thao thức, sợ biết bao mẹ anh ấy phát hiện rồi em sẽ lại bị ghét. Và rồi thì đuôi chuột cũng lòi ra, sáng sớm ba anh ấy hay vô phòng anh ấy, lúc thì bôi dầu lúc thì quét phòng, em cố nằm kín trong chăn nhưng dĩ nhiên rằng ba anh ấy vẫn phát hiện ra. Ba anh ấy không nói gì mà lên nhà trên nói với mẹ anh ấy, mẹ anh ấy xuống phòng anh ấy đứng nhìn thật lâu hỏi anh ấy: "Sao giờ chưa dậy?". Và câu sau là: "Ngủ với ai vậy?".
Vậy là mọi chuyện bại lộ. Em đợi ba mẹ anh ấy lên nhà trên rồi lặng lẽ ra về. Lúc ấy em thật sự rất sợ, cứ như cảm giác chuẩn bị bị ai đó đưa mình ra khỏi cuộc sống yên bình của mình vậy. Tối hôm ấy, mẹ anh ấy nói chuyện với anh ấy về em. Mẹ anh ấy hỏi nguyên nhân và anh ấy trả lời thành thật. Mẹ anh ấy hỏi thẳng lại lần nữa là không thích em, cho em là đứa con gái hư, buông thả, không giữ mình, nói con gái mới nứt mắt đã yêu đương vớ vẩn, nói em là loại con gái không ra gì. Bác nói anh ấy ngu và nhắc mãi về chuyện này. Em thật sự rơi vào cảm giác khủng hoảng, em sợ rồi em và anh ấy càng khó đến được với nhau. Mẹ em cũng đã biết chuyện em qua đêm với anh ấy nhưng không nói gì. Em đang không biết nên làm thế nào?
Cả 2 đứa đã đồng ý là sẽ vạch ra kế hoạch để mẹ anh nguôi cơn giận nhưng chưa nghĩ ra! Mọi người cho em lời khuyên với!
Xin chân thành cảm ơn đã đọc những dòng tâm sự này của em.
Theo Bưu Điện Việt Nam
5 thói quen của cặp đôi hạnh phúc Dành cho nhau không gian riêng, hãy là bạn của nhau, luôn tôn trọng sự khác biệt là những thói quen của những cặp đôi hạnh phúc. Dành cho nhau không gian riêng Bạn đời của bạn luôn cần thời gian và không gian cho những sở thích và mối quan hệ riêng. Và ngược lại, bạn cũng luôn cần những khoảng trống...