Mẹo sử dụng mỹ phẩm an toàn
Với nhu câu trang điêm hàng ngày hiên nay của chị em, không ít người băn khoăn: mỹ phâm có an toàn không?
Câu trả lời đơn giản là: Có, tuy nhiên không phải là lúc nào cũng vậy.
Mặc dù những vân đê nghiêm trọng do mỹ phâm gây ra là rât hiêm, nhưng đôi khi vân có thê xảy ra. Chưa xét đên chât lượng của các loại mỹ phâm, chỉ riêng cách thức trang điêm thôi cũng là vân đê chị em cân cảnh giác.
Những chấn thương phổ biến nhất do mỹ phẩm gây ra thường là trầy xước mắt do mascara và dân đên nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời. Các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến loét trên giác mạc, mất lông mi, hoặc thậm chí bị mù. Vì vây, đê an toàn, bạn không nên cố gắng dùng mascara trong khi lái xe hơi, trên xe buýt, xe lửa, hoặc máy bay.
Chia sẻ mỹ phâm cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Bàn chải và bọt biển là dụng cụ dê làm lây lan vi khuân từ da qua da. Và nếu bạn làm ẩm bàn chải với nước bọt, các vấn đề có thể tồi tệ hơn. Đê ngăn ngừa vân đê này, bạn nên rửa tay trước khi sử dụng mỹ phâm.
Ngủ trong khi vân chưa tây trang cũng không nên. Nêu mascara bay vào mắt của bạn trong khi ngủ, thì lúc tỉnh dây, mắt bạn có thê bị ngứa, đỏ ngâu, nhiêm trùng hoặc trây xước. Vì vậy, hãy tây trang sạch sẽ trước khi đi ngủ.
Các sản phâm mỹ phâm dạng xịt cũng là môt môi đe dọa. Nó sẽ rât nguy hiêm khi dùng cạnh lửa, nhiêt hay khi đang hút thuôc hoặc gân người hút thuôc bởi nó có thể bắt lửa và gây bỏng nghiêm trọng. Mỹ phâm dạng bôt hoặc dạng xịt cũng có thê gây tổn hại cho phổi nếu bạn hít sâu vào phổi.
Mẹo sử dụng mỹ phâm an toàn?
- Không bao giờ dùng chung mỹ phâm với người khác. Luôn luôn sử dụng một miếng bông mới khi thử sản phẩm tại cửa hàng.
Video đang HOT
- Giữ mỹ phâm ở hôp kín khi không sử dụng, không đê tiêp xúc với ánh mặt trời và nhiêt. Ánh sáng và nhiệt độ có thể giết chết các chất bảo quản giúp chống lại vi khuẩn trong mỹ phâm. Không giữ mỹ phẩm dưới nhiêt đô xe hơi trong một thời gian dài.
- Không sử dụng mỹ phẩm nếu bạn bị nhiễm trùng mắt, chẳng hạn như đau mặt đỏ. Vứt bỏ bất kỳ loại mỹ phâm nào khi bạn đang sử dụng mà thây có vấn đề không ôn, như thay đổi màu sắc, hoặc bắt đầu có mùi hôi thối.
- Không bao giờ thêm chất lỏng vào sản phẩm trừ khi có hướng dân sử dụng như vậy.
- Không bao giờ sử dụng sản phâm dạng xịt gần nhiệt hoặc trong khi hút thuốc lá, bởi vì họ có thể bắt lửa.
- Không hít sâu các bôt phân, vì có thể gây tổn thương phổi.
- Tránh các chất phụ gia màu sắc mà không được phê duyệt để sử dụng trong vùng mắt, vì màu phụ gia có chứa muối chì và vẫn được sử dụng trong mỹ phẩm mắt ở các nước khác. Nó có thể gây nhiễm độc chì.
Theo Alobacsi
Hàng Trung Quốc bủa vây người tiêu dùng
Người tiêu dùng đang có tâm lý e ngại hàng Trung Quốc, dù vậy, nó vẫn tràn ngập thị trường nhờ giá rẻ và chiêu núp bóng hàng nội.
Từ củ tỏi, cọng rau...
Rạng sáng, ở chợ đầu mối Thủ Đức, các container hàng nông sản Trung Quốc (TQ) xếp thành hàng dài. Khi có giao dịch thành công, người ta nhanh chóng mở cửa container chuyển hàng đi. Bên ngoài các thùng hàng chỉ toàn chữ TQ. Ở chợ này thậm chí còn có cả khu vực khá độc lập chỉ chuyên kinh doanh các loại trái cây TQ với các thùng nho, lê, lựu, đào xếp thành hàng dài.
Hàng nông sản Trung Quốc tràn ngập các chợ - Ảnh: Hoàng Việt
Nếu nói là hàng TQ người ta không mua, đành nói là hàng Hà Nội nhưng kỳ thực là hàng TQ. Ở trong Sài Gòn thì nói là hàng Hà Nội, còn mấy người buôn bán ở Hà Nội nói là hàng miền trên xuống, tiểu thương biên giới phía bắc nói là hàng... bên kia
Chị Mai
(tiểu thương chợ Phạm Văn Hai)
Theo bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM), hiện nay hàng Việt lên ngôi, hàng TQ về chợ ít hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, lượng hàng rau xanh TQ về chợ này cũng đến cả trăm tấn mỗi ngày. Đó là chưa kể các chợ đầu mối khác.
Tại khu hàng rau củ, trái cây chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), dễ dàng nhận ra các loại nông sản nhờ hình thức đẹp, nổi bật. Chị chủ hàng vừa bào cà rốt thành sợi nhỏ vừa tư vấn: "Nếu muốn ăn thì đừng mua cái này, loại này để giao cho các quán ăn vì cái này là hàng TQ". Chị Lan - tiểu thương chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), chỉ tay vào rổ tỏi, rổ bông cải, nói: "Đó, anh coi đi tỏi, hành, cà rốt, khoai tây, bông cải, nấm cũng hàng TQ, đến củ gừng cũng nhập từ TQ. Mấy sạp ngoài kia, người ta cũng toàn bán hàng TQ. Vì hàng TQ rẻ quá, nếu mình không bán thì không cạnh tranh lại họ. Các nhà hàng, quán ăn họ rất thích vì rẻ, lời nhiều hơn". "Chúng tôi biết đấy là hàng TQ, độc hại nhưng vẫn lấy về bán, vì giá rẻ. Chúng tôi không bán thì người khác cũng lấy hàng TQ về bán, thành ra chúng tôi sợ mất khách, phải lấy về bán. Khi bán, chúng tôi nói thiệt cho khách biết để tùy họ lựa chọn", chị Lan phân bua.
Theo so sánh của tiểu thương, giá phần lớn nông sản Việt Nam cao hơn hàng cùng loại của TQ từ 1,5 - 4 lần. Tại các dãy sạp trái cây gần chợ Phạm Văn Hai, các loại trái cây TQ như nho, táo, lê, mận, lựu... hình thức rất đẹp được chủ hàng trưng bày ra "mặt tiền". Ngay cả ở một số siêu thị, khách cũng dễ dàng tìm thấy táo, lê, đào, mận TQ chễm chệ trên quầy kệ.
Còn tại chợ Bình Tây (Q.6, TP.HCM) mức độ bao phủ của hàng TQ càng rộng lớn. Cả khu vực kinh doanh các mặt hàng như nấm các loại, táo, xí muội, rong biển, đường, đậu, bột ngọt... thuộc dạng hàng xá được đựng trong các bao lớn, bên ngoài chỉ thấy toàn chữ TQ. Bên cạnh đó, các loại bánh, kẹo, mứt, khô hay các loại ly cốc, chén bát làm bằng nhựa, sứ, thủy tinh đều là hàng "Made in China". Đường Trần Bình (bên hông chợ Bình Tây) là nơi chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em. Lực lượng chức năng từng phát hiện ở đây từ những món hàng chỉ vài ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng, từ các món đồ chơi thông dụng, đơn giản như con quay, búp bê, ô tô cho đến đồ chơi mang tính bạo lực, như súng đạn, dao kiếm ở đây đều là hàng TQ. Ngoài các loại rau quả, thực phẩm, hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây gạch lót sàn, gỗ nội thất TQ cũng tràn ngập thị trường.
Đến mứt trái cây có hạt bằng nhựa
Đầu tháng 2 vừa rồi, các cơ quan chức năng TP.Cần Thơ phát hiện một lô hàng nhập lậu từ TQ, trong đó có 2 thùng mứt táo, màu sắc sặc sỡ (xanh và vàng). Khi tiến hành kiểm nghiệm, lực lượng chức năng phát hiện hạt táo được làm bằng nhựa cứng, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Bên cạnh đó, còn có một thùng mủ cây gòn khô rất cứng và có màu đỏ sậm. Khi ngâm vào nước, nó nhanh chóng ra màu đỏ đục nhưng vẫn rất cứng không như mủ gòn bình thường. Ngoài ra, còn 10 thùng khác gồm nho khô, táo tàu, nấm các loại không rõ nguồn gốc. Quản lý thị trường TP.Cần Thơ còn thu giữ 17 dây pháo điện (có gây tiếng nổ) có xuất xứ từ TQ. Theo các cơ sở kinh doanh, loại pháo này được các thương lái "đánh hàng" từ Lạng Sơn về bỏ mối tại các chợ và rất được nhiều người mua bởi khi ghim điện vào dùng rờ mót điều khiển sẽ phát ra tiếng nổ rất lớn giống như pháo thật. Giá mỗi dây pháo điện lên đến 700.000 - 800.000 đồng.
Mứt Trung Quốc có hạt bằng nhựa được phát hiện tại TP.Cần Thơ - Ảnh: Chí Nhân
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có tâm lý e ngại hàng TQ. Để dễ bán, các tiểu thương thường lập lờ về nguồn gốc hàng hóa. Tại chợ Thái Bình (Q.1), giá cà rốt TQ là 18.000 đồng/kg, bán giá cao như vậy vì người bán hàng cho biết đó là hàng...Hà Nội. Ghé sạp rau củ sát lề chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), hỏi mua 1 kg khoai tây Đà Lạt, người bán hàng không nói không rằng lẳng lặng cho khoai vào túi ni lông. Khi tôi hỏi: "Có phải hàng Đà Lạt?" thì người bán chỉ ậm ừ, nói "hàng Hà Nội". "Nếu nói là hàng TQ người ta không mua, đành nói là hàng Hà Nội nhưng kỳ thực là hàng TQ. Ở trong Sài Gòn thì nói là hàng Hà Nội, còn mấy người buôn bán ở Hà Nội nói là hàng miền trên xuống, tiểu thương biên giới phía bắc nói là hàng... bên kia, tất cả đều né từ TQ" - chị Mai, tiểu thương chợ Phạm Văn Hai bật mí.
Cũng theo tiểu thương, vì thế thời gian qua xảy ra các vụ hàng TQ mạo danh Việt Nam để dễ bán. Khoai tây TQ chở ngược lên Đà Lạt cho "ăn" đất đỏ biến thành khoai Đà Lạt. Nho TQ bán lẻ ngoài sạp, trên bảng ghi nho Mỹ, nho Bình Thuận. Chị Lan (tiểu thương chợ Phạm Văn Hai) chỉ tay vào rổ bông cải, và nói ngay cả người bán còn không phân biệt được bông cải nào hàng TQ, bông cải nào hàng Việt Nam thì khách làm sao biết.
Không chỉ lập lờ nguồn gốc hàng hóa, một số lái buôn còn dán các nhãn hiệu hàng Việt Nam lên các sản phẩm TQ để dễ tiêu thụ. Cụ thể là các cơ quan chức năng ở nhiều địa phương đã phát hiện hàng loạt trường hợp bột ngọt TQ được đóng gói trong các bao bì có thương hiệu.
Theo một cán bộ quản lý thị trường, rất khó xử lý tiểu thương hành vi lập lờ nguồn gốc nông sản, vì thường là lời nói gió bay, không có chứng cứ. Chỉ khi nào hàng đưa vào siêu thị, nếu trên nhãn hàng hóa ghi sản xuất trong nước nhưng thực tế là hàng TQ mới xử phạt được.
(còn tiếp)
Theo TNO
Phù phép vịt quay tươi cả tháng Vịt quay được treo lên để hứng mỡ dư thừa tiết ra. Phù phép vịt quay tươi cả tháng. Liên hệ với một số đầu bếp có tiếng ở Hà Nội, PV được biết công nghệ tẩm ướp, "phù phép" thịt "tươi" ngon "siêu tốc" với các loại phụ gia không rõ nguồn gốc. Gà, vịt quay để cả tháng... không thiu Gặp...