Mẹo sử dụng gia vị đúng cách
Gia vị là một phần tất yếu không thể thiếu trong nhà bếp. Tuy nhiên,nếu không biết cách sử dụng chúng đúng bài lại dễ khiến những bữa ăn không còn thơm ngon.
1. Gia vị khử mùi và giúp làm dậy mùi món ăn
Khi nấu các món ăn có nhiều chất tanh, bạn cần cho nhiều gia vị có thể khử mùi. Trong trường hợp này, chất cay sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Đó là lý do vì sao khi kho cá các bà nội trợ thường cho một vài trái ớt khô (hoặc tươi). Khi chế biến các loại thịt khác, thường gia vị được nêm nếm ít hơn, chỉ giúp dậy mùi món ăn mà vẫn giữ nguyên mùi thơm của thịt như gà, vịt “kết đôi” với gừng, luộc thịt heo thường cho tép hành đập dập để vừa mềm thịt lại vừa có mùi thơm.
2. Phù hợp với cách chế biến thức ăn
Tùy cách chế biến từng món ăn mà bạn phải lựa chọn gia vị cho phù hợp. Gia vị của món ninh hay hầm khác hẳn với món quay hoặc rán. Sử dụng gia vị không phù hợp vừa khiến món ăn không ngon, đôi khi còn vô tình có những sự kết hợp gia vị với thực phẩm “không đúng và không trúng” còn dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Dùng gia vị theo thời tiết
Video đang HOT
Thời tiết đã “can thiệp” khá nhiều vào khẩu vị của con người, vì thế bạn phải căn cứ vào thời tiết để sử dụng gia vị cho hợp lý. Trời mùa đông, bạn nên thiên về các món ăn như cay, ngọt… tạo cảm giác ấm và bổ sung nhiều năng lượng trước nhiệt độ ngoài trời thấp. Khi nắng nóng bạn ưu tiên làm các món ăn thanh, nhẹ, mát dễ tiêu như luộc, hầm, nấu canh với vị chua chua.
4. Phù hợp với khẩu vị của mọi người
Một bữa ăn thực sự ngon chính là khi người thưởng thức cảm thấy thích và hài lòng, là đáp ứng được khẩu vị của từng cá nhân. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào công thức hay nguyên tắc nấu nướng món ăn, bạn cũng cần lưu ý khẩu vị riêng của mỗi thành viên trong gia đình. Có người thích cay, người thích chua, người lại thích ngọt… để điều chỉnh tăng giảm các loại gia vị cho phù hợp. Bạn cũng nên lưu ý rằng thói quen ăn uống cũng có thể thay đổi, vì việc gia giảm gia vị dùng chế biến món ăn cũng có thể điều chỉnh dần. Điều này quan trọng với những người có bệnh, cần điều tiết để đảm bảo sức khỏe, ví dụ như bệnh dạ dày không nên ăn quá cay, chua; cao huyết áp không nên ăn mặn…
5. Bột ngọt – bao nhiêu là đủ
Theo các nghiên cứu khoa học thì bột ngọt tan tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 70-900C, vì thế khi nấu canh, hoặc kho, xào, hầm các món ăn, chỉ nên cho bột ngọt vào món ăn khi vừa tắt lửa được một chút, nhiệt độ không quá nóng, sẽ không làm bột ngọt bị biến chất trở nên có hại cho sức khỏe. Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội cũng không tốt vì bột ngọt không tan được, khó tiêu hóa lại không “hỗ trợ” gì cho mùi vị món ăn. Với những món quá chua, cũng nên cho ít bột ngọt, vì những món chua sẽ có tính axit cao, dễ làm biến đổi thành phần gia vị.
Các món hấp, luộc, xào, tái và các loại nhân bánh cũng không nên cho bột ngọt để tránh trong quá trình gia nhiệt sẽ biến nó thành chất gây hại. Những món ăn có sử dụng rau củ quả có nhiều vị ngọt tự nhiên như củ cải, cũng không nên dùng nhiều bột ngọt vì nó sẽ át đi vị ngọt của thực phẩm. Quan trọng nhất, một ngày bạn không nên dùng quá 6g bột ngọt, nếu dùng quá nhiều sẽ gây buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu…
Theo Eva
Đi giày cao gót đúng cách
Không chỉ tạo dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng, những đôi giày cao gót còn giúp bạn ăn gian chiều cao một cách kín đáo. Nhưng thực tế, việc đi giày cao gót không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tổn thương đến sức khỏe, dáng dấp người đi giày.
Không nên đi giày quá cao
Khi lựa giày, bạn nên thử kiễng lên một chút. Nếu bạn có thể tự kiễng lên 2cm trong đôi giày cao gót mà vẫn giữ được tư thế thẳng lưng thì đôi giày đó có chiều cao phù hợp với bạn. Ngược lại, nếu bạn không thể kiễng chân trong đôi giày cao gót mình đang mang, chứng tỏ bạn đang mang một đôi giày hơi quá khổ so với bản thân.
Ảnh minh họa: Internet
Dùng vớ da
Một đôi vớ mỏng không giảm bớt độ sexy của đôi chân mà ngược lại sẽ giúp chân bạn tránh bị chà xát vào lớp da giày hay một số chi tiết trang trí của giày có thể khiến chân bị đau.
Lựa giày đế mềm
Đế giày mềm cùng đường may chắc chắn là một trong những yếu tố quyết định sự thoải mái cho người đi giày. Không ít bạn thắc mắc vì sao một đôi giày có dáng tương tự, thậm chí y hệt đôi giày hàng hiệu lại có giá chỉ vài ba trăm ngàn nhưng khi đi vào thì đau chân, không ôm chân. Đó là do chất liệu làm giày, công đoạn ráp không đúng chuẩn; chân người đi theo thời gian có thể bị tê, ê buốt bởi những đôi giày đế cứng, thiếu độ đàn hồi.
Hạn chế đi giày cao khi hoạt động liên tục
Bởi vì giày cao gót dù có vừa chân đến đâu cũng dễ làm bạn mỏi và gây tổn thương xương ngón chân. Thỉnh thoảng nên thay bằng giày bệt, bạn vẫn rất quyến rũ.
Bước cho đúng
Bạn cần lưu ý, khi bước chân với giày cao gót, không đặt mũi chân xuống trước đế giày hay đặt mũi chân và đế giày chạm đất cùng lúc, mà hãy đặt gót giày xuống trước, sau đó tới lòng bàn chân. Bước đi của bạn sẽ uyển chuyển hơn hẳn.
Theo PN
Đắp mặt nạ đúng cách cho da xinh Để hiệu quả tốt nhất, không nên đắp mặt nạ quá 30 phút, quá dày hoặc không rửa mặt trước và sau khi đắp. Mặt nạ là một trong những cách làm đẹp mà chị em phụ nữ rất tin dùng. Nó cung cấp chất dinh dưỡng, độ ẩm cho da, giúp da mềm mại, khỏe mạnh, sáng và hồng hào hơn... Tuy...