Mẹo sử dụng điều hoà hiệu quả trời nắng nóng
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, dường như ngay cả nhựa đường cũng tan chảy, bất kỳ ai bước vào một chiếc ô tô cũng nghĩ ngay đến việc đầu tiên là khởi động hệ thống điều hoà mạnh nhất có thể, với mong muốn ngay lập tức thổi bay cái nóng.
Tuy nhiên hầu hết mọi người không biết cách hệ thống điều hoà hoạt động ra sao, từ đó dẫn tới sử dụng thiếu hiệu quả làm mát nhưng lại tiêu tốn nhiên liệu hơn.
Vào mùa hè, có những thời điểm nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến hơn 40 độ C, việc bước vào một chiếc ô tô có thể nói theo nghĩa đen hệt như ngồi trong một cái lò, nhất là khi chiếc xe phải đỗ dưới trời nắng nóng. Hệ thống điều hoà cần ít nhất vài phút mới có thể hoạt động đúng công suất, nhưng như vậy dường như là quá lâu. Tuy nhiên, những mẹo dưới đây có thể giúp hệ thống điều hoà làm mát nhanh hơn, và mồ hôi sẽ không còn phải chảy vì nắng nóng nữa.
Đẩy khí nóng ra
Không ai muốn ngồi trong một cái lò nướng, thậm chí là chỉ trong vài phút. Do đó, bước đầu tiên cần làm là làm mát toàn bộ nội thất ô tô (hoặc đẩy toàn bộ khí nóng trong cabin ra ngoài). Trước khi vào trong xe, hãy hạ kính cửa sổ phía sau, rồi liên tục đóng và mở cửa lái vài lần, tuỳ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Việc này sẽ giúp đẩy hơi nóng trong khoang xe ra chỉ trong vài giây.
Tiếp tục đẩy khí nóng ra trong khi lái xe
Hệ thống điều hoà nhiệt độ trên xe làm việc hiệu quả hơn khi chiếc xe đang di chuyển, bởi khi đó máy nén sẽ chạy nhanh hơn nhờ tốc độ quay của động cơ. Bật hệ thống điều hoà khi xe đang dừng chỉ làm tốn thời gian và nhiên liệu hơn là hiệu quả làm mát. Mở cửa sổ hàng ghế sau trong khoảng nửa phút để tiếp tục đẩy khí nóng còn lại trên xe ra. Đừng mắc sai lầm khi mở cửa sổ hàng ghế phía trước, bởi điều này sẽ khiến chỉ khí nóng ở phía trước được thổi bớt, còn phía sau cabin thì vẫn “như cái lò”.
Video đang HOT
Nếu chiếc xe có trang bị hệ thống cửa nóc, hãy mở nó ra khoảng một phút khi xe đã di chuyển, điều này sẽ giúp cho toàn bộ khí nóng trong xe bay lên và thoát ra ngoài nhờ vị trí cửa nóc.
Bật chế độ AC với mức gió thấp
Hầu hết ai cũng biết nhiệt độ trong xe thường sẽ cao hơn nhiệt độ ngoài trời sau một thời gian. Thiết lập chế độ AC với nhiệt độ thấp nhất để hệ thống điều hoà hút không khí ở bên ngoài và làm lạnh nó, khiến cabin mát hơn. Tuy nhiên, nếu thiết lập gió ở chế độ tối đa sẽ buộc hệ thống điều hoà phải lấy thêm gió từ trong cabin xe, nơi hiện có nhiệt độ còn cao hơn ngoài trời. Điều này sẽ khiến cho hệ thống điều hoà làm việc vất vả hơn nếu tài xế thiết lập chế độ gió mạnh nhất khi mới bước lên xe.
Thay bộ lọc không khí
Để có thể sử dụng hệ thống điều hoà hiệu quả hơn không chỉ cần điều chỉnh hệ thống, mà còn cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận có thể hư hỏng. Cabin xe sẽ không nhận được lượng gió tối ưu nếu bộ phận lọc gió điều hoà bị bẩn. Kiểm tra bộ phận này thường xuyên để làm sạch và thay thế khi cần thiết.
Trên các mẫu xe hiện đại, bộ phận này rất dễ để kiểm tra và thay thế, tuy nhiên có thể sẽ cần đến sự giúp đỡ của các garage với những mẫu xe đời cũ.
Tắt hệ thống điều hoà tự động
Hệ thống điều hoà tự động trên các mẫu xe đời mới sẽ tắt khi động cơ chưa hoạt động. Nó giúp tiết kiệm xăng nhưng không giúp giải quyết nắng nóng, đặc biệt là trong những hoàn cảnh tắc đường và động cơ thường xuyên tự ngừng hoạt động. Tắt hệ thống điều hoà tự động và tự điều chỉnh bằng tay sẽ giúp cabin luôn mát mẻ, ngay cả khi có phải tắt động cơ trong vài phút.
Những sai lầm tai hại khi vào cua của người điều khiển ô tô
Không về số, giảm ga, đánh lái quá nhiều là những hành động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi ô tô đang đi ở khúc cua.
Khi xác định phía trước có khúc cua mà xe đang chạy nhanh, tài xế có thể linh hoạt về số thấp hơn để giảm tốc của xe trước khi xe đánh lái vào cua
Không chịu về số trước khi cua (đối với xe số sàn)
Khi xác định phía trước có khúc cua mà xe đang chạy nhanh, tài xế có thể linh hoạt về số thấp hơn để giảm tốc của xe trước khi xe đánh lái vào cua. Nhờ cách này, xe sẽ đi chậm hơn và vẫn có phanh. Khi cua xong xe có thể tiếp tục tăng tốc mà không bị chậm lại. Còn nếu không thực hiện điều này sẽ khiến xe bị giật hoặc chết máy, vô cùng nguy hiểm.
Lái xe cần phải tiến hành giảm tốc độ, sẽ rất khó để có thể vào cua với 1 tốc độ lao trên đường thẳng
Không giảm tốc độ
Lái xe cần phải giảm tốc độ. Sẽ rất khó để có thể vào cua với một tốc độ lao trên đường thẳng. Bởi khi tốc độ càng cao thì quán tính càng lớn, rất dễ khiến xe bị trượt trên mặt đường. Vì vậy, dù tài xế có muốn giữ tốc độ như thế nào thì khi đến gần khúc cua, hãy nhả nhẹ chân ga để giảm nhẹ tốc độ. Nếu cần thiết thì có thể đạp phanh để xe đi chậm hơn.
Nếu phanh quá nhiều khi vào cua thì góc lái sẽ bị ảnh hưởng lớn. Tiếp đó, hãy về số thấp khi bắt đầu vào cua, ngoài ra thả lỏng chân ga. Chuẩn bị chân côn sẵn sàng, nếu có thể đỡ côn xe thì nên đỡ.
Khi vào cua, tài xế cần quan sát khi nền đường để tránh các vũng nước, sỏi đá hay vết dầu loang khiến đường trơn trượt, dễ trượt bánh
Không quan sát nền đường
Khi vào cua, tài xế cần quan sát nền đường để tránh các vũng nước, sỏi đá hay vết dầu loang khiến đường trơn trượt, dễ trượt bánh. Nếu không thể tránh những chỗ này, hãy giảm nhẹ tốc độ khi đi qua nó. Lưu ý là giảm nhẹ ga thay vì đạp phanh. Trong điều kiện trời mưa, bùn lầy, gập gềnh thì càng cần phải chú ý khi vào cua. Nếu bỏ qua tình tiết này rất dễ rơi vào nguy hiểm bất thình lình sẽ không kịp trở tay.
Tài xế cần chú ý xoay vô lăng sao cho xe không bị lắc đuôi
Đánh vô lăng chưa thạo
Điểm quan trọng nhất trong quá trình vào cua, đó là xoay vô lăng. Tài xế cần chú ý xoay vô lăng sao cho xe không bị lắc đuôi. Dù vậy, phương pháp này cũng đòi hỏi luyện tập nhiều và áp dụng thường xuyên. Chính những khó khăn này nên nhiều tài xế thường không thực hiện tới cùng nên thường gặp khó khăn khi vào cua.
Đánh lái quá nhiều
Việc đánh lái quá nhiều khi đi tốc độ cao rất dễ khiến xe bị văng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vậy nên, không cần đánh lái khi cảm thấy không cần thiết.
Thực tế, tốc độ của xe nên ngược với tốc độ đánh lái. Xe chạy càng nhanh thì đánh lái càng phải chậm. Vậy nên khi lái xe vào cua thì nên hạn chế đánh lái để giữ được tốc độ cho xe.
3 lưu ý quan trọng khi sử dụng ghế da ô tô Thời hạn sử dụng, không dùng ghế đã cũ và dùng ghế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất là những lưu ý hàng đầu về sử dụng ghế da trên ô tô. Những chiếc xe sang trên 10 năm tuổi đã được thay ghế da mới Thời hạn sử dụng của ghế da trên ô tô Ghế xe ô tô hầu...