“Mẹo” phòng tránh ngộ độc botulinum trong thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra.
Để phòng, tránh ngộ độc botulinum, tại quyết định ban hành Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum do Bộ Y tế mới ban hành đã đưa ra những cách phòng, tránh ngộ độc đối với người tiêu dùng.
Cụ thể, Bộ Y tế cảnh báo người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
Đồng thời, thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).
Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).
Bên cạnh đó, ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín vì nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
Tại Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum của Bộ Y tế cũng nêu rõ: Ngộ độc thực phẩm do độ tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuan Clostridium sinh ra.
Bệnh cảnh chính là liệt ngoại biên đối xứng hai bên kiểu lan xuống, liệt toàn bộ các cơ với các mức độ khác nhau, người bệnh vẫn tỉnh táo, không có rối loạn cảm giác. Ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.
Ngộ độc xảy ra không thường xuyên, có thể thành vụ với nhiều người bị ngộ độc. Có các trường hợp ngộ độc riêng lẻ, không rõ yếu tố dịch tễ, diễn biến nhanh, không thể khai thác bệnh cảnh đặc trưng, dẫn tới dễ bỏ sót hoặc nhầm với nhiều bệnh khác.
Khi sản phẩm đóng hộp đã không còn mùi, vị, màu sắc mọi người không nên sử dụng.
Các nhân viên y tế cần nâng cảnh giác khai thác bệnh sử, đưa vào chẩn đoán phân biệt đặc biệt với các tình trạng liệt ngoại biên, qua đó giúp chẩn đoán và điều trị sớm, dùng thuốc giải độc sớm nhất giúp cải thiện tình trạng ngộ độc.
Loại thực phẩm gây ngộ độc cổ điển là thịt hộp (do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt). Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,… được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.
Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đụng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.
Video đang HOT
Ngộ độc do độc tố botulinium là ngộ độc nặng, tỷ lệ tử vong cao, thời gian liệt kéo dài, thời gian thở máy cần trung bình khoảng 2 tháng sau đó mới có thể cai thở máy. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhiều tháng để hồi phục. Biến chứng chính là nhiễm trùng bệnh viện, đặc biệt viêm phổi và các biến chứng của thở máy. Các biến chứng do bất động, nằm kéo dài, loét; liệt ruột, táo bón, trào ngược, sặc phổi.
Liên quan đến điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc botulinum, ngày 8-8 Tổ chức Y tế thế giới đã tài trợ khẩn cấp cho Việt Nam 10 liều thuốc kháng độc tố botulinium.
PGS-TS-Bác sỹ Trần Thị Giáng Hương, Giám đốc Các chương trình Kiểm soát bệnh tật, kiêm Giám đốc Các chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết, số thuốc này được chuyển đến Việt Nam trong chuyến bay ngày 8-9 từ kho dự trữ thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sỹ về Hà Nội và được bảo quản trong điều kiện đặc biệt.
10 liều thuốc nêu trên dự kiến sẽ được dùng để điều trị cho các bệnh nhân trong tình trạng hiểm nghèo tại các bệnh viện ở Việt Nam. BV Bạch Mai được Bộ Y tế chỉ định là đơn vị tiếp nhận số thuốc này và sẽ vận chuyển cho các đơn vị y tế khác theo nhu cầu thực tế của việc điều trị bệnh nhân-PGS-TS. Giáng Hương thông tin.
Dưới sự chỉ đạo của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các Vụ, Cục của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Vụ Kế hoạch Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để giải quyết các thủ tục cần thiết trong việc tiếp nhận số thuốc nêu trên.
Trước đó, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Hà Nội cũng đã tài trợ và hỗ trợ cho BV Bạch Mai trong việc vận chuyển và tiếp nhận 2 liều kháng độc tố Botulinum từ Thái Lan về để điều trị cho bệnh nhân tại BV Bạch Mai.
Những điểm không thể bỏ qua khi chọn mua thực phẩm đóng hộp
Những ca ngộ độc, suy hô hấp do thực phẩm đóng hộp thời gian gần đây khiến bà nội trợ hoang mang khi không biết cần chọn mua thực phẩm đóng hộp theo những nguyên tắc gì.
Ngoài việc chọn mua thực phẩm đóng hộp cần nhìn vào hạn sử dụng, hình dáng sản phẩm thì bà nội trợ cần tìm hiểu những loại thực phẩm phù hợp với thể trạng các thành viên trong gia đình hay môi trường của thực phẩm đóng hộp giàu hay ít axit để có phương thức sử dụng phù hợp.
1. Chuyên gia nhấn mạnh một số vấn đề khi chọn mua thực phẩm đóng hộp
- Quy trình thanh trùng và chất bảo quản thực phẩm
Theo PGS-TS Phạm Công Thành, Trưởng Bộ môn Công nghệ thực phẩm và Công nghệ cho biết, thực phẩm đóng hộp được biết là một sản phẩm giúp an toàn về vệ sinh thực phẩm. Nhất là sản phẩm được đóng theo quy trình thanh trùng nghiêm ngặt sẽ không cần phải sử dụng thêm chất bảo quản mà vẫn có thể để được khá lâu, từ 6 tháng cho tới 1 năm.
Có sản phẩm đóng hộp trải qua quy trình thanh trùng, một số thì sử dụng chất bảo quản (Ảnh minh hoạ: Internet)
Mặt khác, nếu như nhà sản xuất lựa chọn cho chất bảo quản vào thực phẩm đóng hộp thì lại không cần thiết phải trải qua quy trình thanh trùng nữa.
Đối với trẻ em thì khi chọn mua nên mua đồ hộp trải qua quy trình thanh trùng, không nên mua đồ hộp có sử dụng chất bảo quản.
- Độ mặn trong thực phẩm đóng hộp
Nhiều người khi chọn mua thực phẩm đóng hộp cho rằng độ mặn trong đồ hộp có liên quan tới việc giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn, thời gian sử dụng sẽ dài hơn thông thường. Tuy nhiên, ông Thành cho biết, độ mặn-nhạt sẽ được nhà nghiên cứu sản phẩm áp dụng cho từng vùng miền khác nhau; tùy theo khẩu vị đặc trưng của vùng miền đó.
Tuỳ vào từng vùng miền và sản phẩm đóng hộp có vị khác nhau (Ảnh: Internet)
Do vậy mà khi chọn mua thực phẩm đóng hộp cũng cần lưu ý tới những đặc điểm này để mua sao cho phù hợp.
- Chọn mua thực phẩm đóng hộp phù hợp cho từng đối tượng
Những người bị mắc những bệnh mãn tính như cao huyết áp, mỡ máu, bị huyết áp cao hay béo phì, tiểu đường,... nên hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp do chúng thường có lượng chất béo cao.
- Ăn bao nhiêu thì đủ?
Bên cạnh đó, với người thể trạng bình thường cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp, chỉ nên ăn nhiều nhất là 2 - 3 bữa trong một tuần.
Nên chọn mua thực phẩm đóng hộp phù hợp với từng đối tượng (Ảnh: Internet)
- Hạn sử dụng còn dài
Khi chọn mua thực phẩm đóng hộp, tốt nhất bạn nên chọn những sản phẩm có hạn sử dụng vẫn còn dài. Mục đích là để hàm lượng sắt hay thiếc từ vỏ của đồ hộp bị ngấm vào trong thực phẩm. Các nhà khoa học cho biết, tốt nhất nên giữ hàm lượng chất hóa học trong sản phẩm không vượt mứa 200mg/1kg là an toàn.
Ngoài ra, đối với những sản phẩm đã sử dụng nhưng chưa hết mà quá hạn dùng thì nên bỏ đi. Nguyên nhân là do khi đã mở nắp hộp, không khí và vi sinh vật có thể đã xâm nhập vào gây ngộ độc nếu tiếp tục ăn. Các chuyên gia khuyên rằng, nên bảo quản thực phẩm đóng hộp trong tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.
2. Một số lưu ý khác liên quan tới hình thức sản phẩm
Hình dáng của đồ hộp
- Nên:
Chọn mua thực phẩm đóng hộp có vỏ ngoài sáng bóng, hộp đựng không bị gỉ sét, không có dấu hiệu phồng rộp hay bị móp lại.
Khi mở hộp ra cần quan sát xem lớp véc ni có còn nguyên không, có bị hoen ố hay không, ngửi xem có mùi của kim loại không, nhất là mùi của H2S (sunfua hydro) hoặc NH3 (amoniac).
Cần ngửi mùi của đồ hộp trước khi sử dụng (Ảnh: Internet)
- Không nên:
Không nên mua những sản phẩm đóng hộp có hình dáng méo mó. Bạn có thể kiểm tra bằng các cách như ấn nhẹ vào phần nắp hộp bị lồi. Nếu như:
Nắp dễ dàng trở lại trạng thái bình thường thì đây là trạng thái phồng lý.
Nắp hộp không trở lại trạng thái ban đầu, đặc biệt khi để ở nhiệt độ phòng từ 5 - 7 ngày không có những thay đổi rõ rệt thì đây là trạng thái phồng hoá; ăn vào sẽ rất dễ bị ngộ độc.
Nắp hộp không trở lại trạng thái ban đầu, đặc biệt khi để ở nhiệt độ phòng từ 5 - 7 ngày hộp càng phồng to rõ hơn thì đây là trạng thái phồng do vi sinh vật; nguy cơ ngộ độc cao, rất nguy hiểm.
Thông tin sản phẩm
Quan sát trên hộp có in đầy đủ các thông tin sau không: tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính và tên những chất phụ gia thực phẩm được cho thêm vào trong đồ hộp, địa chỉ sản xuất, nơi sản xuất, các hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hạn sử dụng, số đăng kí chất lượng sản phẩm và thời gian bảo hành.
Kỳ 1: Lịch sử botulinum và những vụ ngộ độc ở Mỹ Thời gian gần đây, ở Việt Nam có hàng loạt người bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng pate Minh Chay. Ngộ độc được chỉ đích danh thực phẩm pate Minh Chay thì mới, nhưng thực tế trong y học, ngộ độc botulinum đã được định danh từ rất lâu, thậm chí nó xuất hiện ở cả những thực phẩm rất quen...