Mẹo phòng tránh khô mũi ngày lạnh
Chứng khô mũi thường gặp trong ngày lạnh dễ khiến cho cơ thể bị kích ứng và mắc cách bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm mũi, viêm xoang… Làm thế nào để phòng tránh?
Mùa đông khí hậu khô, người ta thường cảm thấy khô mũi, ngạt mũi, đau mũi, hoặc thậm chí bị chảy máu mũi. Nguyên do bởi vì lớp niêm mạc mũi rất mỏng, đặc biệt dễ bị tổn thương. Khi gặp thời tiết lạnh và khô, lớp mao mạch trong niêm mạc bị khô, nên dễ bị đau và chảy máu. Chứng khô mũi cũng khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang… vô cùng khó chịu cho người lớn và nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Khi bị viêm mũi, viêm xoang, niêm mạc mũi bị sưng hay phì đại, đặc biệt là sưng và phì đại của khu vực gần vách ngăn mũi, làm chúng tăng chất nhầy, độ nhớt. Những chất nhầy này chảy ra gặp phải không khí khô lạnh, dễ bị đóng lại và tích lũy trong mũi, một thời gian dễ bị tắc khoang mũi, ảnh hưởng đến hơi thở.
Một vài thủ thuật dưới đây giúp bạn phòng tránh khô mũi trong mùa lạnh, từ đó hạn chế được việc mắc phải những chứng bệnh liên quan đến triệu chứng này.
1. Tránh kích thích bên ngoài
Tránh bụi, khí hoá chất độc hại hoặc kích thích mùi vị vào mũi. Bởi vì kích thích tiêu cực quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc mũi, xảy ra rối loạn khứu giác. Nhiệt độ thích hợp cho mũi là 32 độ C, quá nóng hay quá lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của niêm mạc mũi.
Sử dụng khẩu trang sạch khi đi trong thời tiết lạnh giá hay những khu vực ô nhiễm là một cách bảo vệ mũi khỏi các kích thích bên ngoài.
2. Đừng kích thích mũi
Ngoáy mũi không chỉ là hành động khó coi mà còn là một thói quen sức khỏe xấu. Nó có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.
Không khí quá khô và ô nhiễm không khí thường khiến cho hô hấp bị hạn chế, nếu mũi bị giảm kháng khuẩn sẽ dễ bị viêm xoang, cảm lạnh và các bệnh hô hấp khác.
Ở bất kỳ mùa nào, việc rửa mặt bằng nước lạnh được ủng hộ vì giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh.
Trong nhà nên thường xuyên mở cửa sổ thông gió để giữ cho không khí ẩm và lưu thông tốt. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi.
3. Cải thiện lưu thông trong mũi
Video đang HOT
Dù bất cứ mùa nào thì việc rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi cũng được ủng hộ. Bởi vì, nó giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh cũng như làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Ngoài ra, tập thể dục phù hợp không chỉ nâng cao thể chất, mà còn có lợi cho viêm mũi, viêm xoang được nhanh chóng phục hồi.
4. Không nên cắt hết lông mũi
Nghe có vẻ hài hước nhưng có một số người cảm thấy buồn nôn và ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân khi để lông mũi nên đã cắt trụi nó. Nhưng bạn có biết mũi là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí bên ngoài, vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác động bên ngoài, chẳng hạn như bụi, khói… Những sợi lông mũi đảm nhân chức năng ngăn chặn này để bảo vệ khoang mũi, vì vậy không nên bị cắt bỏ.
5. Hỉ mũi (xì mũi) đúng cách
Những người bị cảm lạnh thường bị kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Hỉ mũi (xì mũi) giúp cho mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn tránh dùng lực quá mạnh khiến hai cơ đòn trên mũi bị tác động mạnh cùng lúc, ảnh hưởng đến chức năng mũi.
Việc hỉ mũi nên nhẹ nhàng, tiến hành lần lượt đối với từng ống mũi, lần đầu thổi vào một bên, lần hai thổi phía bên kia
Hỉ mũi cũng phải đúng cách, nên nhẹ nhàng và làm lần lượt đối với từng ống mũi.
6. Chú ý vệ sinh và rửa mũi (đặc biệt với trẻ nhỏ)
Khi rửa mặt, một số người thường dùng khăn mặt ngoáy lỗ mũi, nhưng chỉ sạch vành ngoài, còn hốc mũi phía trong thì nhiều người chưa biết cách rửa.
Lý do bạn phải rửa mũi là do hoạt động hít thở thường xuyên liên tục, mà hốc mũi là nơi lọc không khí trước khi vào phổi, nên hốc mũi cũng là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm trong không khí như: vi rút, vi khuẩn, vi nấm, khí độc, bụi…
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, buổi sáng khi rửa mặt, buổi tối trước khi ngủ. Sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như: tham gia giao thông, làm việc nơi nhiều hơi độc, khói bụi; nơi nhiều tác nhân gây bệnh (khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân; kiểm dịch động vật; chăm sóc vật nuôi; giết mổ gia súc gia cầm; tẩy độc môi trường, phun thuốc bảo vệ thực vật; sửa chữa, tẩy rửa xe cộ, máy móc, động cơ đốt trong…).
7. Phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá
Nghe có vẻ không liên quan nhưng phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá cũng có vai trò trong việc phòng chống khô mũi. Nguyên do bởi vì sự xuất hiện của mụn trứng cá bên trong có thể gây khó chịu ở mũi. Để ngăn chặn sự xuất hiện của mụn trứng cá, bạn nên chú ý đến sức khỏe của da, để duy trì lưu thông thông suốt của các tuyến bã nhờn và nang tóc.
Lời khuyên: thường xuyên ăn nhiều rau quả, ăn ít hoặc không ăn thức ăn cay, ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe tốt cho làn da.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Các bệnh trẻ em hay mắc trong mùa lạnh
Khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp, trẻ em rất dễ bị cảm mạo, viêm họng, viêm phổi, phế quản, amiđan, sốt xuất huyết...
Cha mẹ cần chăm sóc con tốt trong mùa này, cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng sẽ giúp trẻ tránh được các bệnh về đường hô hấp, truyền nhiễm.
Ảnh minh họa
1 Cảm mạo thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Trẻ hắt hơi thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.
2 Viêm mũi: bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi khiến trẻ hay dụi tay lên mũi và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.
3 Viêm xoang: thường xảy ra sau những bệnh về mũi như sổ mũi mùa, nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biểu hiện nổi bật trong viêm xoang. Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc, cần được chụp phim để xác định tình trạng xoang bị viêm.
4 Viêm họng cấp: Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
5 Viêm amiđan: Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amiđan cũng rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
6 Viêm phế quản: Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản - viêm phổi rất nguy hiểm.
7 Bệnh suyễn (hay còn gọi là hen phế quản): Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím. Nhiều trường hợp trẻ khó thở cấp tính cần được xử trí và cấp cứu kịp thời.
8 V.A - sùi vòm: Đây là bệnh phổ biến ở trẻ em từ 3-7 tuổi. V.A là nơi sản xuất ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập trung vi trùng nếu không còn khả năng tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau đục mủ vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ, ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
9 Sốt xuất huyết: Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi đại tiện ra phân máu...
Các biểu hiện bệnh ở trẻ cần đặc biệt được lưu ý để kịp thời chữa trị. Đặc biệt, khi trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời. Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới bệnh viện kịp thời.
10 Tiêu chảy: Tiêu chảy mùa đông thường do rotavirus gây ra, thường gặp ở trẻ em và chỉ kéo dài trong 3 - 7 ngày. Trẻ bị bệnh có các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy... Nếu không điều trị kịp thời bằng cách bù dịch sẽ xuất hiện triệu chứng mất nước, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh dễ phát sinh thành dịch do nguy cơ lây chéo cao. Tình trạng lây chéo không chỉ xảy ra ở bệnh viện mà còn xảy ra ở gia đình. Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy mùa đông là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất là bằng nước oresol, tuyệt đối không dùng kháng sinh. Khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn phải cho trẻ ăn uống bình thường, không kiêng khem.
Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ trong mùa lạnh quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để trẻ đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
11 Quai bị: Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho.
Khi mắc bệnh quai bị, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, thường là tuyến nước bọt mang tai, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên. Bệnh này không gây đau đớn nhưng khá nguy hiểm. Nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh.
12 Ho gà: Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, hay xảy ra nhất trong mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, hay để lại những biến chứng nặng dẫn đến viêm não.
Triệu chứng ho gà ở trẻ em rất dễ nhận biết, nhưng cũng có trường hợp chẩn đoán lại rất khó khăn, nhất là ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tháng chưa được tiêm phòng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau để nhận biết cơn ho của trẻ: Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện bằng ho nhẹ.
Sau 7-10 ngày, ho sẽ nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả vài tháng nếu không điều trị. Trong thời kỳ này trẻ có những cơn ho kéo dài, ho rũ rượi không ngừng đến nôn oẹ, khiến người bệnh bị chảy nước mắt, nước mũi. Sau cơn ho làm trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người do bị suy hô hấp, bệnh nhân có thể chết vì bị ngẹt thở. Cuối mỗi cơn ho thường có tiếng rít, xuất hiện nhiều đờm dãi.
Đặc biệt trẻ sơ sinh bị ho gà thường rất nặng nề. Nhiều bệnh nhi ho nhiều đến mức chảy cả máu mắt. Phần lớn trẻ ho gà bị chết là do suy hô hấp, không đủ ôxy. Ngoài ra, ho gà có thể gây các biến chứng viêm phổi, xuất huyết kết mạc, thiếu ôxy não, biến chứng viêm não... nếu không được điều trị kịp thời.
13 Thấp tim (thấp khớp cấp biến chứng vào tim): Là bệnh hay gặp ở trẻ em trên 5 tuổi và người trẻ tuổi. Thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân khiến liên cầu khuẩn phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiến triển thành viêm đường hô hấp trên. Loại liên cầu khuẩn này kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.
Biểu hiện của bệnh: trẻ bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân. Khi trẻ có những dấu hiệu trên, phải đưa trẻ đến viện ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng bệnh cho trẻ: Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định. Chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng. Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi. Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp. Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
Theo Gia đình
Mẹo hay trị nghẹt mũi ngày lạnh Tình trạng nghẹt thường xảy ra ở mũi hoặc đường hô hấp, đặc biệt vào mùa lạnh. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi. Chứng nghẹt mũi có thể được trị khỏi bằng các loại...