Mẹo nhỏ nấu ăn cho người mới vào bếp
Những mẹo nhỏ này sẽ giúp ích cho bạn khi mới tập tành vào bếp. Cùng tham khảo nhé!
Khi nấu cháo bạn nên ngâm gạo trước 1 tiếng sau đó đãi sạch, cho thêm một nắm nhỏ gạo nếp vào đun cùng. Đến khi nồi cháo bắt đầu sôi, bạn cho vào nồi cháo một thìa dầu ăn để tránh cháo bị trào ra ngoài đồng thời làm tăng hương vị của nồi cháo.
Luộc mì sợi không bị sượng
Mì Ý là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích, để có được một đĩa mì Ý ngon công đoạn luộc mì là rất quan trọng. Để luộc mì Ý ngon, khi luộc bạn đợi nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn thì cho mì vào đảo qua đảo lại cho mì chìm xuống hẳn nồi nước, cho thêm 1 thìa dầu olive khuấy đều, đậy vung lại tới khi nước sôi bạn cho thêm một ít nước lạnh, đun sôi trở lại rồi bắc nồi mì xuống, vớt mì ra rửa lại bằng nước lạnh.
Cách giảm độ mặn khi nấu ăn
Với các món canh bổ dưỡng, các món kho, xào, bạn có thể dùng khoai tây, gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng cho vào món ăn đã được nấu chín ít nhất 15 phút trước khi đem ra ăn. Nếu không có khoai tây, bạn có thể thay bằng cà chua hoặc mật ong cũng rất hiệu quả.
Cách làm màu nem rán vàng đẹp bằng giấm đường
Video đang HOT
Nhiều khi bạn chế biến món nem rán mất rất nhiều thời gian nhưng lúc thưởng thức thì màu sắc lẫn mùi vị lại không được ngon như ngoài hàng. Để được ngon, bạn lấy đường trộn với giấm ăn lên vỏ nem trước khi đem đi rán. Chắc chắn bạn sẽ thực sự thấy bất ngờ, màu nem rán vàng đẹp rất bắt mắt.
Nêm muối sao để không mất chất
Không phải món ăn nào chúng ta cũng cho trực tiếp muối vào ngay từ khi nấu: đối với các món ăn có các loại củ bạn cho muối vào sớm hơn để muối ngấm đều vào củ còn đối với món rau luộc bạn chỉ nên nêm muối trước khi bắc nồi xuống tránh cho việc các chất dinh dưỡng trong rau mất đi.
Để món chiên không bị bắn dầu
Muốn món chiên rán không bị bắn mỡ trước khi cho thịt cá vào chiên bạn rắc thêm một chút bột mì vào chảo trước. Nếu muốn những món chiên rán có màu vàng đẹp mắt-đặc biệt là món nem khi đun nóng dầu bạn vắt vào chảo dầu một vài giọt nước chanh.
Theo Motthegioi
Tự làm bánh ú tro đúng chuẩn truyền thống
Là người Việt Nam, hẳn hầu như ai cũng biết đến món bánh ú tro hay còn gọi là ngắn hơn là bánh tro, món bánh thường được dùng để cúng tổ tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Món bánh ú tro được làm từ gạo nếp, đậu xanh, nước tro và gói bằng lá tre nên đặc biệt mới có cái tên gọi là bánh tro. Món bánh ú tro rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ nhờ giúp bổ sung nhiều dưỡng chất như canxi, kali...Hôm nay hãy cùng vào bếp với góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen để tìm hiểu thực đơn truyền thống với món bánh ú tro nhé!
1. Nguyên liệu làm bánh ú tro cho 5 người
500g gạo nếp
bát con đỗ xanh
Lá tre
Dây lạt
Đường, muối, nước tro
2. Cách làm bánh ú tro cho 5 người
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm bánh ú tro
Vo sạch gạo nếp, ngâm trong nước lạnh với muối và để qua đêm từ 5 tới 6 tiếng
Nước tro mua sẵn lấy 1 bát con rồi hoà với 1 lít nước lọc. Sau 5 tới 6 tiếng ngâm gạo rồi thì chắt đổ nước gạo đi, đổ nước tro với nước lọc vào gạo ngâm tiếp từ 20 tới 22 tiếng trước khi gói bánh. Khi ngâm, bạn hãy thử lấy hạt gạo nếp bóp nhẹ, nếu hạt gạo vỡ ra là đã ngấm đủ nước tro.
Sau khi ngâm gạo đủ thời gian rồi ta mang gạo rửa sạch qua với nước rồi xóc với muối và để ráo nước.
Đãi sạch vỏ đỗ xanh và rửa rồi ngâm từ 1 tới 2 tiếng trước khi gói bánh
Bước 2: Thực hiện món bánh ú tro
Đầu tiên đem đỗ xanh đã ngâm đủ thời gian đổ vào nồi, cho nước ngập đỗ và luộc chín.
Đỗ xanh chín rồi ta cho 3 thìa cà phê đường vào và dùng thìa gỗ đảo nhanh cho hạt đỗ nát mịn ra. Kế đó đổ đỗ xanh ra chảo, đun lửa nhỏ, tiếp tục đảo tới khi đỗ se khô lại thì ta tắt bếp.
Lá tre bạn đem rửa sạch rồi trần sơ với nước nóng để lá mềm, khi gói sẽ dễ hơn.
Quay lại với nồi đỗ xanh, khi đỗ nguội rồi bạn đem vo viên lại thành viên tròn nhỏ.
Bây giờ chúng ta sẽ gói bánh. Bạn xếp lá tre lên nhau sau cho 2 lá hơi lệch nhau 1 chút. Sau đó cuộn đầu lá thành hình cái phễu, phần dưới đuôi lá phải kín chặt để gạo không rơi ra. Bạn đổ vào phễu lá này 2 thìa gạo nếp rồi cho nhân đỗ rồi lại múc tiếp gạo nếp đổ lên trên phủ kín đỗ xanh, dùng thìa nén chặt lại. Sau đó bạn gấp phần lá vào cho thật kín và gói lại bằng dây chun. Cứ làm cho đến khi hết nguyên liệu rồi lấy dây buộc bánh lại thành từng dải dài 5 chiếc bánh.
Cuối cùng bạn luộc bánh với nước đổ ngập mặt bánh. Bạn chờ nước sôi rồi mới cho bánh vào nồi luộc chín với thời gian từ 1 tiếng rưỡi tới 2 tiếng tuỳ kích thước to nhỏ của bánh. Khi bánh chín rồi bạn chỉ cần đem ra xả nước lạnh và chờ bánh ráo nước là được.
Vậy là với công thức mà góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen cung cấp, bạn đã thực hiện được món bánh ú tro đúng theo truyền thống rồi đấy. Ngày Tết Đoan Ngọ nếu có thể dâng lên bàn thờ cúng đĩa bánh ú tro do chính tay mình làm thì hẳn mới bày tỏ được hết lòng thành phải không nào? Bánh ú tro tốt cho sức khoẻ, đặc biệt ngon khi chấm với nước mật ong đấy nên bạn hãy thử công thức chế biến này để có những chiếc bánh ú tro tuyệt ngon nhé!
Theo Nhahanghuongsen
Tôm om đậu phụ đậm đà đưa cơm Đến với thực đơn ngày bận rộn của góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen lần này các bạn sẽ được học cách chế biến món tôm om đậu phụ, không chỉ thực hiện đơn giản, không quá cầu kì mà còn rất ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng. Vì vậy, món tôm om đậu phụ là món ăn chống cháy...