Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm hơn 50% lượng gas nấu nướng, tiết kiệm được khối tiền
Gas là nhiên liệu đốt không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bạn có biết, thói quen dùng Gas hằng ngày đã làm hao phí một lượng lớn. Dùng Gas thế nào để tiết kiệm? dưới đây là câu trả lời hay nhất dành cho bạn.
Bạn nên tận dụng nước ấm trong bồn nước đặt trên mái nhà để nấu nước nóng. Như vậy, nước sẽ sôi nhanh hơn, tiết kiệm gas hơn.
Tận dụng xoong còn nóng nấu tiếp
Sau khi nấu xong một món, bạn có thể tráng xoong, tận dụng xoong vẫn còn nóng và nấu luôn món mới. Ví dụ khi luộc trứng xong, bạn có thể dùng xoong đó để luộc rau. Như vậy, bạn sẽ không bị mất một lượng gas đáng kể để làm nóng một chiếc xoong mới.
Không nấu cơm bằng bếp gas
Bạn không nên nấu cơm bằng bếp gas. Bởi nấu bếp ga cơm rất dễ bị cháy khét; còn nấu để lâu, lửa liu riu, rất mất công, mất thời gian, tốn tiền gas.
Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải
Trong khi nấu bạn hãy chú ý tới ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh núm bếp gas sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi là được. Ngọn lửa quá lớn vừa tốn gas mà món ăn của bạn lại lâu chín bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh.
Thường xuyên vệ sinh bếp ga
Mỗi ngày sau khi nấu, bạn nên chùi rửa bếp gas, để những cáu bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí (đường dẫn gas). Nếu không chùi rửa thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến một phần gas thất thoát ra ngoài, lâu ngày ngọn lửa sẽ nhỏ dần. Điều này giải thích vì sao những chiếc bếp gas mới mua về thường tiêu hao ít gas hơn bếp cũ.
Khi không nấu nữa, bạn nên vặn nút đánh lửa về vị trí tắt (OFF) và hãy khóa bình gas, vừa an toàn lại có thể giúp bạn tiết kiệm được một lượng gas nhỏ thoát ra ngoài.
Không chế nước trong khi đun nấu
Khi đun nấu, bạn không cần đun quá nhiều nước trong 1 cái nồi to. Chỉ cần tưởng tượng lượng nước vừa đủ để ngấm vào thực phẩm và cho vào vừa đủ. Việc này cũng giúp giảm gas tiêu thụ và thời gian đun nấu lượng nước đó.
Nếu thấy cần thiết mới thêm nước. Ví dụ khi luộc mì sợi, tùy lượng mì mà đổ nước cho vừa. Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín thực phẩm, bạn chỉ nên cho một lượng nước đủ dùng vào nồi. Nói chung, đổ nước sao cho hấp xong, trong nồi còn lại khoảng 1/2 bát nước là được. Nếu không, thời gian đun nước sôi sẽ kéo dài, lãng phí hơi gas.
Khóa bình gas sau khi nấu ăn
Sau khi nấu ăn xong, bạn nên khóa bình gas lại. Một phần hạn chế được lượng gas bị thất thoát ra bên ngoài, một phần đảm bảo được an toàn cho người sử dụng, tránh được tình trạng rò rỉ gas, gây cháy nổ…
Rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu
Việc này giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể. Bởi nếu nấu trực tiếp thức ăn lấy từ ngăn đông lạnh cũng đồng nghĩa với việc phí phạm gas để làm tan lớp nước đá.
Chọn dụng cụ nấu phù hợp
Nên chọn loại nồi phù hợp với lượng thức ăn cần nấu. Không nên nấu một lượng thức ăn nhỏ trong một chiếc nồi to, như vậy sẽ rất lãng phí gas. Nếu bạn cần nấu những món như ninh, hầm xương thì nên nấu bằng nồi áp suất, vừa giúp thức ăn nhanh chín, mềm mà còn tiết kiệm gas khi nấu.
Video đang HOT
Dùng vòng chắn gió cho bếp gas
Vòng chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng bao xung quanh vòng đánh lửa đang có bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị.
Sản phẩm này sẽ giúp lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Lượng năng lượng có thể tiết kiệm được trong trường hợp này khoảng 20-30%.
Không nên bật tắt bếp nhiều lần khi nấu
Trước khi bắt tay vào chế biến món ăn cho gia đình mình, bạn nên chuẩn bị sẵn đầy đủ nguyên liệu và lên kế hoạch mình sẽ nấu những món ăn gì. Có như vậy, khi bật bếp gas lên, bạn mới có thể cho thức ăn vào nồi nấu một cách liên tục được. Việc bật tắt bếp gas nhiều lần trong một lần nấu sẽ gây tốn gas.
Tập trung khi nấu ăn, tránh làm những việc khác
Một số người có thói quen vừa nấu (đun nước, ninh cháo…) vừa làm việc khác như quét nhà, xem tivi… Và hấu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì một lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã qúa lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Vì thế hãy tập trung khi nấu.
Bạn cũng nên chuẩn bị các khâu chế biến (rửa rau, vo gạo, thái thịt) rồi mới bật bếp (vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều) điều này cũng giúp bạn tiết kiệm ga được một lượng đáng kể.
Mua bếp gas chất lượng, tiết kiệm gas
Việc này có thể giúp tiết kiệm đáng kể lượng gas tiêu thụ nếu hiệu suất đốt của bếp gas đạt mức 53% so với con số trung bình của nhiều loại bếp hiện nay là 49%.
Thậm chí, hiện có nhiều bếp gas có hiệu suất chỉ đạt 30% vẫn được lưu hành trên thị trường. Người mua quan sát bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được bếp có chất lượng cao và bếp có chất lượng thấp.
Nếu ngọn lửa màu xanh dương cho biết hiệu suất đốt của bếp cao do lượng oxy cung cấp dồi dào, ít oxy hơn cho ngọn lửa màu xanh lá cây.
Kiểm tra kỹ các nơi có khả năng rò rỉ, thất thoát gas
Bạn nên thường xuyên kiểm tra từ van điều áp, ống dẫn cao su hay ngay từ chính chiếc bếp gas đang dùng. Bởi những mối xì này, nếu tính lũy liên tục 24/24, nhiều ngày tháng thì hao phí sẽ cực kỳ khủng khiếp. Cách tốt nhất là đầu tư thay mới các bộ phận liên quan này còn hơn để tiền của bạn “vô hình” ngày qua ngày bay đi mất.
Theo www.phunutoday.vn
Những thực phẩm có thể trữ đông cả tháng trời
Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp gia đình bạn vừa không lãng phí đồ ăn vừa có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Từ giờ trở đi, bạn sẽ không phải băn khoăn về câu hỏi "còn dùng được không?" khi mở tủ lạnh lấy đồ ra nấu.
Theo lý thuyết thì đồ ăn bảo quản trong ngăn đá không bị hư hỏng. Tuy nhiên, độ tươi ngon của đồ ăn tuỳ thuộc vào khoảng thời gian lưu trữ trong ngăn đá. Có những loại thịt có thể để trong ngăn đá cả năm trời vẫn sử dụng được nhưng một số loại chỉ vài tuần hoặc vài tháng.
Nhiệt độ bảo quản đồ ăn trong ngăn đá lý tưởng nhất là 0 độ F (khoảng -18 độ C). Tốt nhất nên để đồ ăn trong túi hút chân không.
Dưới đây là bảng thời gian bảo quản đồ ăn trong ngăn đá mà các bà nội trợ nên nắm rõ:
Các loại thịt
Sườn lợn hay thịt lợn dính sườn: 4 - 6 tháng.
Thịt lợn nướng: 4 - 12 tháng.
Thăn bò: 6 - 12 tháng.
Sườn bò: 4 - 6 tháng.
Thịt bò nướng: 12 tháng.
Gà nguyên con: 12 tháng.
Gà chia phần: 9 tháng.
Gà nướng: 4 tháng.
Gà tẩm bột chiên: 1 - 3 tháng.
Thịt lợn xay: 3 - 4 tháng.
Lòng phèo, tim gan: 3 - 4 tháng.
Thịt hươu, thịt nai: 3 - 4 tháng.
Thịt lợn muối xông khói: 1 tháng.
Thịt giăm bông: 2 tháng.
Xúc xích: 1 - 2 tháng.
Các món thịt nướng ướp gia vị: 4 - 6 tháng.
Hải sản
Thịt cá lọc xương: 6 tháng.
Cá béo (các loại cá có chứa dầu như cá hồi): 2 - 3 tháng.
Cá đã nấu chín: 4 - 6 tháng.
Cá xông khói: 2 tháng.
Hải sản có vỏ (ngêu, sò, ốc): 2 - 3 tháng.
Tôm hùm: 12 tháng.
Cua: 10 tháng.
Tôm tươi, sò điệp: 3 - 6 tháng.
Mực: 3 - 6 tháng.
Hàu tươi: 2 - 3 tháng.
Đồ hộp đã mở: 2 tháng.
Hoa quả và rau củ
Các loại quả mọng nước (cam, quýt): 3 tháng.
Các loại quả khác: 9 - 12 tháng.
Các loại hạt: 3 tháng.
Các loại rau: 8 - 12 tháng.
Đồ uống
Sữa: 3 - 6 tháng.
Nước hoa quả (tự làm): 6 tháng.
Nước hoa quả (nhà máy sản xuất): 12 tháng.
Sữa chua: 1 - 2 tháng.
Các loại đồ ăn khác
Cơm: 3 tháng.
Mỳ ý đã nấu: 3 tháng.
Pizza: 1 - 2 tháng.
Bơ: 6 - 9 tháng.
Trứng chưa chế biến: 1 tháng.
Bánh mì: 2 - 3 tháng.
Bánh quy: 6 - 8 tháng.
Theo www.phunutoday.vn
Những kiến thức cơ bản về an toàn khi sử dụng điện vào mùa hè Vào hè với nhiều đợt nắng nóng kéo dài cùng nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ do chập điện do quá tải đường dây. Những kiến thức cơ bản về an toàn điện sau sẽ đảm bảo sử dụng điện hiệu quả, an toàn và tiết kiệm trong mùa nắng nóng Nguy...