Mẹo nhỏ ăn quả vải không lo bị nóng
Quả vải thuộc loại thức ăn có tính ôn, ăn nhiều sẽ “sinh hỏa” và dân gian cũng có câu “một quả vải bằng ba ngọn đuốc”.
Hiện đang là mùa vải nở rộ, tràn ngập khắp các chợ. Thành phần dinh dưỡng của quả vải rất phong phú, rất nhiều người thích ăn, trong mổi 100g cơm vải có chứ 0.7g Protein, 0.6g lipit, 13.3g đường, 6mg canxi, 34mg phốt pho, 0.5g sắt, 193mg Kali, 17.8mg Magiê và nhiều loại vitamin, axit hữu cơ khác.
Nhưng ăn vải cũng có những điều cấm kỵ và để ăn vải để không bị sinh hỏa, cần lưu ý:
1. Ăn vải khi vẫn còn sương sớm
Tức là vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Được biết, vải quả lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị rất ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.
2. Dùng nước muối ngâm
Đem quả vải bóc hết vỏ (chú ý: không bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải), hòa nước muối 30%, đem quả vải đã được bóc vỏ ngâm vào khoảng 1 tiếng sau rồi đem lớp màng trắng bóc đi là ăn ngay, như vậy có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu cũng có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.
3. Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
4. Ăn quả vải ở cây phía đông
Video đang HOT
Vải khi được ánh nắng mặt trời chiếu nhiều thì đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, quả thực là quả vải trên cây được chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt.
Những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Bởi vì quả vải “chín nhờ nắng phía tây” bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải “chín nhờ nắng phía đông” lại bổ mà không nóng.
5. Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoải cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
6. Một lúc không nên ăn quá nhiều
Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
Theo VNE
Gỡ rối cho tình trạng ợ nóng bỏng rát
Dấu hiệu ợ nóng cảnh báo cho sự quay lại của bệnh về dạ dày đấy!
Chào bác sĩ,
Cách đây nửa năm, em bị bệnh về dạ dày thực quản. Vì lúc đó bệnh nhẹ nên sau khi điều trị vài tháng thì các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt và em được kết luận là đã khỏi bệnh. Nhưng không hiểu sao vài tuần gần đây em rất hay bị ợ nóng, nhiều khi cảm giác nóng rát lan cả xuống ngực, nhất là những lúc ăn no hay khi nằm ngủ buổi tối. Tình trạng này khiến em ăn mất ngon và ngủ không đầy giấc, vô cùng khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn liệu em nên uống loại thuốc gì để ngăn chặn chứng bệnh này ạ? Em xin cảm ơn! (chie...@yahoo.com).
Trả lời:
Chào em,
Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực ngay sau xương ức, có kèm theo đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống.
Nguyên nhân gây ợ nóng có thể do trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Nếu ợ nóng xảy ra thường xuyên được xem là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có thể làm tổn hại thực quản và gây ra biến chứng nghiêm trọng khác.
Hầu như tất cả bệnh nhân đều có thể quản lý những khó chịu của chứng ợ nóng bằng việc thay đổi lối sống và dùng một số thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Những loại thuốc hay được sử dụng là:
- Thuốc kháng acid (như maalox, mylanta, gelusil...) có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị của dạ dày, nhanh chóng làm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Chúng có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau.
- Thuốc giảm sản xuất acid: là các thuốc kháng histamin H2 như cimetidin, famotidin, nizatidin hoặc ranitidin... có tác dụng ngăn cản bài tiết dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào (cường phó giao cảm, thức ăn...). Tác dụng làm giảm triệu chứng không nhanh nhưng lại kéo dài hơn các thuốc kháng acid.
- Thuốc ức chế bơm proton (lansoprazol, omeprazol...): là những thuốc không có hoạt tính ở pH trung tính. Dùng một liều, bài tiết acid ở dạ dày bị ức chế trong khoảng 24 giờ (so với thuốc kháng histamin H2 tối đa chỉ 12 giờ). Bài tiết acid chỉ trở lại sau khi enzym mới được tổng hợp. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài sẽ tăng nguy cơ gãy xương.
Khi sử dụng thuốc cần chú ý một số điều sau
- Tác dụng phụ thường gặp của các thuốc điều trị ợ nóng như đau đầu, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Không sử dụng nhiều hơn 1 thuốc kháng acid hoặc giảm acid tại một thời điểm, trừ khi có ý kiến của bác sĩ.
Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa khám lại để được kê đơn và nhận phác đồ điều trị thích hợp nhất cho tình trạng của mình.
Ngoài ra, em có thể khắc phục chứng ợ nóng bằng việc thay đổi lối sống. Cụ thể:
- Duy trì trọng lượng cân đối, hợp lý (trọng lượng dư thừa gây áp lực lên bụng, thúc đẩy dạ dày và gây ra acid để trào lên thực quản).
- Mặc quần áo phù hợp, tránh bó chặt quanh eo gây áp lực lên bụng và cơ vòng thực quản dưới).
- Hạn chế tối đa những đồ ăn, uống kích hoạt ợ nóng như thức ăn béo hoặc chiên, rượu, chocolate, bạc hà, tỏi, hành tây và cà phê...
- Tránh ăn quá no bằng cách ăn thành các bữa nhỏ, không nằm ngay sau khi ăn.
- Nếu thường xuyên ợ nóng vào ban đêm hoặc trong khi cố gắng để ngủ, nên gối đầu cao hơn.
- Stress có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng. Nếu ợ nóng trở nên tồi tệ bởi sự lo lắng và căng thẳng, cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc, massage, thư giãn.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo TNO
Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh? Khi bị đau một vùng nào đó trên cơ thể, người ta thường áp dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn lúng túng vì không biết bệnh nào chườm nóng, bệnh nào chườm lạnh, bệnh nào không nên chườm, thời gian chườm bao lâu... Cấp tính chườm lạnh, mạn tính chườm nóng BS Đinh Quang Thanh -...