Mẹo mua sắm thông minh mùa “bão sale” theo tâm lý học
Hiểu rõ hiệu ứng tâm lý đằng sau các chiến dịch khuyến mãi thường thấy sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định mua sắm thông minh.
Mùa cuối năm là thời điểm bận rộn nhất trong năm của các cửa hàng bán lẻ. Theo Salesforce, doanh thu từ thương mại điện tử sẽ tăng 13% trong năm nay, đưa con số này đến 136 tỉ đô la Mỹ. Báo cáo trên dựa trên cuộc khảo sát hơn 10 nghìn người tiêu dùng trên các trang thương mại điện tử lớn. Vậy làm thế nào để mua sắm thông minh giữa “tâm bão” giảm giá cuối năm?
Hiểu rõ hiệu ứng tâm lý đằng sau các chiến dịch khuyến mãi thường thấy sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định mua sắm thông minh. (Ảnh: Unsplash)
Yếu tố quan trọng nhất của các trang mua sắm trực tuyến là giao diện. Thiết kế của các trang thương mại điện tử có khả năng tác động trực tiếp đến hành vi người tiêu dùng, khiến họ có xu hướng đưa ra quyết định thiên về cảm xúc.
Để hiểu rõ hơn về tâm lý mua sắm mùa “bão sale”, dưới đây là 5 phương pháp được các thương hiệu áp dụng trong mùa mua sắm cuối năm, dựa trên những nhu cầu tâm lý cơ bản của con người.
5 YẾU TỐ TẠO NÊN SỨC HÚT MÙA MUA SẮM CUỐI NĂM
1. TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG
Các thương hiệu đồng loạt áp dụng các chương trình khuyến mãi, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Chiến lược này ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta ở 2 cấp độ. Đầu tiên, nó tác động đến mong muốn thuộc về một nhóm, một trong những nhu cầu cơ bản nhất của loài người theo tháp nhu cầu của Maslow. Thứ hai, chúng ta có xu hướng tin rằng điều đám đông đang làm là đúng đắn. Điều này làm ta có xu hướng tham gia “cuộc đua” nhanh chóng hơn.
(Ảnh: Shutterstock)
2. GẠT BỎ SUY NGHĨ LÝ TRÍ
Giao diện các trang thương mại điện tử làm người dùng chú ý đến hình ảnh và tiêu đề nhiều hơn thông số chi tiết của sản phẩm. Các thông tin này giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định. Tuy nhiên, hiệu ứng đám đông làm chúng ta gạt đi suy nghĩ lý trí.
Quá trình này được lặp lại qua nhiều năm khiến nhiều người tin rằng cuối năm chính là thời điểm lý tưởng nhất để mua sắm. Khẩu hiệu “càng mua càng tiết kiệm” xuất hiện nhiều nơi tạo ra niềm tin tiêu nhiều tiền vào thời điểm này là một cách mua sắm thông minh.
(Ảnh: Spently)
3. TẠO SỰ GẤP RÚT
Các chương trình trong thời gian ngắn hạn: “chỉ trong hôm nay”, “chỉ cuối tuần này”, “dành cho 100 khách hàng đầu tiên”… làm người tiêu dùng không có thời gian phân tích dẫn đến việc đưa ra quyết định nhanh chóng.
Giới hạn về thời gian là yếu tố tác động mạnh đến xu hướng trì hoãn việc đưa ra quyết định của con người. Kết quả là, nhiều người cảm thấy họ cần mua món hàng đó ngay lập tức, trước khi khuyến mãi kết thúc.
(Ảnh: Unsplash)
4. CẢM GIÁC MẤT MÁT
Video đang HOT
Nhiều người thường cảm thấy họ đang để mất một cơ hội tuyệt vời nếu không mua một món đồ nào đó trong chương trình khuyến mãi. Những chiến dịch kiểu này đánh vào tâm lý muốn giữ điều mình đang sở hữu hơn tìm thứ mới có giá trị tương đương.
Ngoài ra, khi một sản phẩm trở nên khan hiếm, nhu cầu người dùng có xu hướng tăng. Đây chính là lý do nhiều thương hiệu ra mắt dòng sản phẩm giới hạn dành riêng cho mùa lễ hội mỗi năm.
(Ảnh: H&M)
5. TRẢI NGHIỆM TẬP THỂ
Chúng ta khó tránh khỏi cảm giác “lạc lõng” nếu không tham gia mua sắm khi người thân, đồng nghiệp đều đang bàn tán về những chương trình khuyến mãi và “chiến lợi phẩm” của họ. Nhiều người tránh mua sắm vào thời gian trước đó bởi họ tin chắc các chương trình khuyến mãi tốt hơn đang đến gần.
(Ảnh: Newcastle Herald)
4 CÁCH MUA SẮM THÔNG MINH
Sau khi biết tác động tâm lý của những chiến dịch marketing, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các “mánh” để mua sắm thông minh mùa “bão sale”.
1. DANH SÁCH NHỮNG THỨ CẦN MUA
Mùa khuyến mãi cuối năm thường bắt đầu từ đầu tháng 11 đến tận tết Âm lịch, bạn sẽ có khá nhiều thời gian để lên kế hoạch và “tia” các món đồ muốn mua. Vì đây là thời điểm của những bữa tiệc, chúng ta dễ mua các món đồ có phần “lộng lẫy” thay vì các trang phục có tính ứng dụng cao. Đây là điều bạn nên cân nhắc khi mua sắm.
(Ảnh: Videoblocks)
2. MUA SẮM CÙNG NGƯỜI THÂN
Không chỉ là thời điểm để “săn” đồ giảm giá, đây còn dịp để chúng ta gắn kết với nhau hơn. Nhiều thương hiệu áp dụng chính sách miễn phí vận chuyển đối với hoá đơn có giá trị nhất định. Vậy nên, thay vì mua những món đồ không thật sự cần thiết để hưởng ưu đãi này, hãy thử “rủ rê” hội bạn thân để cùng chia “chiến lợi phẩm”.
(Ảnh: Shutterstock)
3. CÀI ĐẶT CÔNG CỤ THEO DÕI GIÁ TRÊN TRÌNH DUYỆT WEB
Các plugin này thường lưu lại những biến đổi về giá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử. Đây là cách dễ dàng để bạn biết mức giá hiện tại có phải là con số thấp nhất.
(Ảnh: Getty Images)
4. THEO DÕI CÁC TRANG THÔNG TIN KHUYẾN MÃI
Ngoài khuyến mãi trên website, một số thương hiệu còn có mã giảm giá ẩn với số lượng giới hạn. Nhiều website tổng hợp các mã ưu đãi giúp bạn mua sắm thông minh và tiết kiệm thời gian.
(Ảnh: Getty Images)
Theo elle.vn
Những nguyên tắc "vàng" khi mua sắm thời trang trực tuyến
Chỉ cần lưu ý một vài chi tiết nhỏ, bạn sẽ tránh khỏi những rủi ro không đáng có khi mua sắm thời trang online.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển với tốc độ "tên lửa", hình thức mua sắm online cũng đang phát triển vượt bậc. Sau khi xác nhận đặt hàng, sản phẩm của bạn chọn sẽ được chuyển đến tận tay một cách thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên việc này cũng rất nhiều rủi ro như sản phẩm kém chất lượng, sai lệch so với ảnh quảng cảo, đặc biệt đối với các sản phẩm thời trang. Hãy là một người mua sắm thời trang thông minh khi nắm rõ những bí quyết sau đây.
(Ảnh: Pexels)
NẮM CHẮC THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM
KHI MUA QUẦN ÁO: CHÚ Ý SỐ ĐO CƠ THỂ
Bạn không thể thử quần áo nếu mua sắm online, vì vậy hãy nắm chắc số đo của mình để lựa chọn quần áo cho phù hợp. Mỗi nhà sản xuất đều đưa ra các kích thước khác nhau với độ lớn/trung bình/nhỏ. Chính vì thế, trước khi chọn mua một sản phẩm bạn nên dùng thước dây đo số đo 3 vòng của mình và cung cấp trực tiếp cho người bán.
(Ảnh: Getty Images)
Ngoài ra, bạn nên tham khảo mua quần áo phù hợp với từng mùa. Mua sắm thời trang mùa nóng khá dễ dàng và thuận lợi trong khâu chọn đồ. Tuy nhiên khi bước vào mùa lạnh, đôi khi bạn sẽ phải chọn chiếc áo khoác rộng hơn với kích cỡ thật của mình.
KHI MÙA GIÀY: ĐO CHÍNH XÁC KÍCH THƯỚC BÀN CHÂN
Với nhiều thương hiệu bán giày nước ngoài, bạn cần đọc bài viết chi tiết hướng dẫn chọn cỡ giày. Số liệu hướng dẫn chọn size giày chính xác do bộ phận sản xuất giày cung cấp. Các cô gái hoàn toàn yên tâm sẽ mua được đôi giày vừa chân.
(Ảnh: Sowon)
Đặc biệt khi chọn giày sneakers, bạn cần chọn size lớn hơn hoặc nhỏ hơn cỡ chân thật, tùy theo kiểu giày và nhà sản xuất, để tăng hiệu quả luyện tập cũng như độ thoải mái khi di chuyển.
TÌM HIỂU CHẤT LIỆU SẢN PHẨM
Vải vóc là yếu tố làm nên chất lượng trang phục chúng ta cần lưu tâm đến. Bạn nên tránh mua trực tuyến những món đồ được làm từ chất liệu tổng hợp như polyester, rayon, acrylic, axetat, nylon... hoặc các chất liệu khác như da, lụa. Vì đây là những chất liệu khá "khó tính", khi không được trực tiếp thử, bạn sẽ khó kiểm tra bề mặt vải xem có lỗi hay không.
LƯU Ý VỀ ĐỘ CHÊNH LỆCH MÀU SẮC
Một lưu ý bạn nên cân nhắc, màu sắc thực tế của sản phẩm sẽ khác biệt (đậm, nhạt hơn) ít hoặc nhiều so với hình ảnh quảng cáo. Vì việc chụp ảnh phụ thuộc vào các yếu tố như: loại máy ảnh, ống kính, cách chọn chế độ chụp, điều kiện ánh sáng xung quanh... Do đó, khi chọn mua những món đồ có tông màu nổi, bạn nên chuẩn bị trước tinh thần về độ sai lệch màu sắc sẽ có.
(Ảnh: Alibaba)
VỀ CÁCH THỨC MUA HÀNG
LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP ĐÁNG TIN CẬY
Người mua hàng thường bị hấp dẫn bởi những mẫu quảng cáo bắt mắt với giá cả hợp túi tiền. Chúng ta dường như quên tìm hiểu xem kỹ thông tin sản phẩm đó xuất xứ từ đâu, ai là nhà phân phối hay độ uy tín cũng như chính sách đổi trả của các của hàng đó ra sao. Bên cạnh đó, các trang mua sắm trực tuyến uy tín rất thường xuyên tung ra các mã giảm giá cho các sản phẩm, dịch vụ. Bạn có thể dễ dàng sở hữu món hàng phù hợp với nhu cầu với mức giá tốt nhất.
(Ảnh: Pexels)
TÌM HIỂU KĨ CHÍNH SÁCH MUA HÀNG
Những thông tin mô tả sản phẩm về đặc điểm, tính năng phải được xác thực rõ ràng qua hình ảnh minh họa thực tế. Bạn có thể yêu cầu người bán gửi ảnh thật của sản phẩm cho mình, thay vì chỉ xem những ảnh lung linh trên website mà họ đã đăng.
Ảnh: Unsplash
Hãy dành ít thời gian để đọc những thông tin về sản phẩm như kiểu mẫu, chất lượng, nguyên liệu, hình dáng, màu sắc, kích thước và cả hướng dẫn sử dụng của sản phẩm (nếu có)... Điều này sẽ giúp bạn hình dung tốt hơn về hàng hóa mà mình đang giao dịch, giúp bạn hạn chế tối đa việc nhận hàng không như ý.
THAM KHẢO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Việc này tuy mất chút ít thời gian nhưng bạn sẽ thấy kinh nghiệm mua sắm online thực tế của nhiều người. Họ sẽ cho biết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng trước khi bạn đưa ra quyết định mua hàng. Ngoài ra, bạn cũng phải đề phòng những dạng đánh giá có tính "mồi nhử" của cửa hàng.
KIỂM TRA SẢN PHẨM TRƯỚC KHI NHẬN HÀNG
Cách thức thanh toán sau khi nhận hàng COD, các bạn sẽ an tâm hơn khi chúng ta được kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán tiền và nhận hàng. Tại những trang website bán hàng trực tuyến lớn, khách hàng sẽ nhận được chế độ chăm sóc chu đáo, tận tình. Nhân viên giao hàng của họ sẽ yêu cầu bạn hãy kiểm tra sản phẩm bên trong của mình trước khi thanh toán.
(Ảnh: Parade)
Trường hợp bạn quá bận rộn không có thời gian để kiểm tra sản phẩm bên trong. Các bạn có thể chụp ảnh hoặc quay phim lại gói kiện chưa được khui mở đó, làm bằng chứng cụ thể để xác minh chất lượng sản phẩm mình vừa đặt. Đối với hình thức chuyển khoản trực tiếp, bạn cần cẩn thận với các thông tin cá nhân của mình, ngăn ngừa những hành vi ăn cắp, lừa đảo.
Theo elle.vn
Điểm tin thời trang Giày thuần chay trở thành xu hướng "nóng" "Doanh số dòng sản phẩm thuần chay của Dr. Martens đã tăng lên hàng trăm lần trong những năm gần đây", CEO Kenny Wilson chia sẻ với tờ Guardian. Có vẻ Dr. Martens đã có một năm rất thuận lợi trong việc kinh doanh giày thuần chay. Công ty đã báo cáo doanh thu 454,4 triệu bảng (tương đương 548,2 triệu đô la...