‘Méo mặt’ vì hoa cài, quả cấy dịp Tết
Càng về thời điểm cuối năm, thị trường hoa tươi, hoa cảnh, cây cảnh càng sôi động, giá bán “ leo thang” từng ngày. Đây cũng là dịp NTD dễ bị lạc vào ma trận hàng giả, mất tiền nhưng chỉ biết “ngậm quả đắng” vì những chiêu lừa tinh vi “ hoa cài, quả cắm”.
“Ngậm quả đắng” với hoa cài, quả cắm
Những ngày cận Tết, không ít người thừa nhận thích chơi hoa cảnh, sung cảnh nhưng lại ngại vào shop hoa, vườn cây cảnh vì đắt tiền. Thay vào đó, mua ngoài lề đường hoặc ở chợ vừa tiện lợi, giá cả lại phải chăng, thậm chí, có giá mềm hơn. Chính tâm lý này đã tạo thời cơ cho những chiêu lừa tưởng xưa cũ tái diễn.
Chậu cúc lá nho của bác Hải mới mua về được 2 – 3 ngày đã xuất hiện những cành héo quắt.
Anh Nguyễn Văn Thành (914 Trương Định, Hà Nội) kể lại câu chuyện “nhớ đời” vào Tết Canh Dần. Lúc đó, anh mua 3 chậu mai vàng dáng đẹp để tặng hai người bạn tâm giao coi như quà Tết. Chọn đi chọn lại, anh cũng mua được 3 chậu mai ưng ý, nhiều nụ và lắm lộc với lời đảm bảo chắc nịch từ người bán “hoa này chỉ đến mùng một Tết là nở bung, đẹp mỹ mãn”.
Tuy nhiên, chỉ sau khi đem về nhà được 2 hôm, anh để ý thấy nụ hoa rũ ra, lộc thì cành tươi, cành héo, phát triển không đều. Anh định ngắt bớt các nụ héo, rũ nhưng vừa chạm nhẹ, ngay tức thì nụ đã lìa cành. Gọi điện cho hai người bạn, anh cũng nhận được câu trả lời hiện trạng tương tự. Anh Thành chua chát: “Không ngờ mình mua phải mai được cấy ghép, ngại nhất là mình lại mang đi tặng bạn bè những loại hoa kém chất lượng như thế, giờ xấu hổ chẳng biết ăn nói sao?”.
Không chỉ những người trẻ tuổi như anh Thành mà những người đứng tuổi, kinh nghiệm trong thú chơi hoa cảnh vẫn đôi lần bị “bịt mắt”. Bác Hải (Hạ Đình, Hà Nội) chưa kịp vui mừng vì vừa mua được chậu cúc lá nho “tròn xinh dáng như mâm xôi, lá cành cân đối dày đẹp không chê vào đâu được” với giá 120.000 đồng trên đường Nguyễn Trãi thì chỉ sau 2 – 3 ngày đã tá hỏa khi phát hiện dù cất công chăm sóc chu đáo, chậu hoa vẫn cứ lần lượt héo quắt cành. Lo lắng, bác kiểm tra thì không phải chậu hoa gãy cành mà cành héo là những cành được người bán hàng cấy thêm cho có dáng dấp.
“Khi ở chợ hoa được tưới nước nên tươi, về nhà gặp gió lạnh là héo ngay”, bác Hải vừa chỉ tay vào những cành cây héo vừa nhắc nhở chúng tôi rút kinh nghiệm.
“Mua dùng thì không sao nhưng ngại nhất là đem tặng bố mẹ người yêu. Khi bị phát hiện hoa mình tặng là hoa nhái, mình đã ngượng chín mặt với gia đình nhà họ”, chị Bùi Minh Hà (Thịnh Hào, Đống Đa, Hà Nội) than thở. Chị Hà kể: Năm trước, chị cũng mua phải chậu hoa hải đường giả với giá 300.000 đồng/chậu. Hoa thật thì ít, chỉ lác đác vài cái mà hoa giả thì nhiều nhờ được chủ vườn cài cấy thêm cho đẹp mắt, đắt hàng.
Video đang HOT
Không chỉ có hoa cảnh bị cấy ghép thêm, nhiều mặt hàng cây cảnh cũng được tạo dáng, “hô biến” thành dáng khủng, đội giá “cắt cổ” những người sẵn sàng rút hầu bao chi tiền mạnh tay cho việc chơi cây sang ngày Tết.
Mỗi ngày anh Chiến dừng chân ở một con phố để mời gọi khách vãng lai mua hàng.
Ông Nguyễn Văn Thu (nhà ở phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chưa hết bức xúc về lần sập bẫy lừa cam Canh được cài quả giả của mình. Ông kể, Tết năm ngoái, ông bỏ ra gần 3 triệu đồng để mua một cây cam Canh có nhiều quả và thế đẹp. Nhưng chưa hết Tết, quả cam đã nối tiếp nhau rụng dần. Nhặt những quả cam rụng, không có cuống đã được chủ vườn khéo léo xâu vào những cành, nhánh để tăng số lượng quả, ông Thu tự nhủ sẽ cạch những cây cảnh kiểu này mãi mãi.
“Hô biến” cây cảnh để tăng giá 100%
Dọc phố Nguyễn Trãi, Giải Phóng (Hà Nội) có rất nhiều điểm bán hoa, cây cảnh bên lề đường. Những người buôn bán này chủ yếu dân vãng lai, nay đây mai đó. Có những con phố họ đến một lần rồi mãi không quay lại vì sợ gặp khách… bắt đền.
Anh Ch. – một người bán hoa đào trên phố Nguyễn Trãi cho biết: dịp gần Tết anh chở hai hoặc ba cây đào đi khắp đường phố Hà Nội. Mỗi ngày anh dừng ở một phố. Khách hàng chủ yếu là khách đi đường, nhìn dáng dấp ứng ý rồi mua luôn.
“Hậu trường” tan tác của một cơ sở buôn bán hoa lan vào dịp Tết.
Những ngày không phải Tết, anh bán xương rồng, đỗ quyên nên cũng biết vài cách “làm hàng”. Theo anh Ch., chọn được những chậu hoa không bị cấy ghép rất khó, chỉ những người cực kỳ sành mới có thể nhận biết.
“Một bát xương rồng nhìn rất đẹp nhưng người mua về nhanh bị thối là vì chỉ cắm cành vào đất để cây đứng thôi!”, anh Ch. “bật mí”.
Anh Chung, chủ một cửa hàng hoa trên đường Trường Chinh, Hà Nội cũng chia sẻ: Kiểu cấy ghép cây cảnh, hoa cảnh không phải hiếm. Hoa bị cài cắm nhiều có thể kể đến là hoa lan, hoa bướm… còn đối với những cây cảnh đẹp, quả dễ bị cấy nhất.
Anh cho biết thêm: Nếu một cây sung dáng rất đẹp nhưng thiếu quả người bán chỉ có thể ra giá cao nhất khoảng 400.000 đồng/chậu nhưng khi nếu họ cấy thêm quả vào, giá của nó sẽ tăng gấp đôi, có thể lên đến tiền triệu. Trong khi đó, những quả sung có thể lấy ở rất nhiều nơi với giá rẻ. Người trồng chỉ cần sáng tạo thêm là dễ dàng thu được bội tiền. Bản thân anh Chung trước khi chưa buôn hoa cũng hay mua phải hoa bị cài, quả bị cắm thêm. “Hầu hết khách mua đều khó nhận biết. Những loại cây, hoa này chỉ bán trong một thời điểm ngắn nên người mua chỉ phát hiện khi quả thối, hoa héo”, anh Chung nhận định từ kinh nghiệm của mình.
Theo đó, anh Chung khuyên người mua không nên ham của rẻ mua lề đường, hè phố. Nếu chọn một địa điểm mua uy tín, có bảo hành sẽ không bị mắc lừa vì cửa hàng khó di chuyển trong một sớm, một chiều.
Theo VTC
Ăn mày chê... tiền lẻ
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại".
Những ngày gần đây, tại một số bến xe ở Hà Nội xuất hiện một số người xin tiền với "chiêu" mới là giả vờ khốn khổ, không có tiền mua vé xe và nài nỉ khách đi đường xin tiền đi xe về quê ăn Tết. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là chiêu mới của những người lười lao động, lợi dụng lòng từ tâm của mọi người để kiếm tiền dịp cuối năm.
Ăn mày giàu hơn... người cho tiền
Tại bến xe Mỹ Đình, lẫn lộn trong những hành khách vội vã là những người ăn xin vật vờ, đủ mọi lứa tuổi, già có, trẻ có và đặc biệt là trung niên khoẻ mạnh cũng làm vẻ khốn khổ để xin tiền. Đang chen lấn mua vé xe, một người đàn ông ăn mặc đoàng hoàng nhưng vẻ mặt khốn khổ xoè tay nói: "Các cô chú thương cho, tôi không có tiền mua vé xe về quê. Tết đến rồi không làm ăn được, cho tôi vài đồng về Tết". Nhiều hành khách tỏ vẻ thương xót, móc túi 5 - 10 ngàn ra làm phúc. Người đàn ông lần lượt đi hết chỗ này sang chỗ khác, chưa kịp thương cảm thì nhiều hành khách lại bị những cô bé, cậu bé trên dưới mười tuổi cũng với chiêu bài: "Cô ơi, chú ơi cho con xin tiền đi xe về quê với...".
Chỉ đi một vòng bến xe Mỹ Đình, chúng tôi đếm được trên chục người xin tiền đi xe về quê kiểu như trên. Khi tôi vừa ngồi xuống quán nước trước cổng chính bến xe, lại có người phụ nữ lếch thếch đi đến bên tôi cũng với chiêu bài xin tiền về Tết. Bà chủ quán nước quát: "Đi chỗ khác kiếm ăn, xin tiền về Tết gì mà ngày nào cũng xin, chúng mày còn giàu hơn cả tao...". Người phụ nữ nghe chủ quán nước chửi thì bỏ đi chỗ khác.
Từ xa, gần góc tường bên bến xe, một cụ bà đầu đội nón bước đến xin tiền về xe. Chúng tôi lấy lý do tiền chẵn, toàn tờ trăm không đổi được thì bà này thản nhiên: "Các chú cho bao nhiêu thì đưa tiền chẵn rồi tôi trả lại". Nghe đến thế, tôi định đưa tờ 100 ngàn để bà đưa lại cho tôi 90 ngàn nhưng để kiểm chứng lời bà bán quán nước có đúng hay không nên tôi dùng "phép thử" bằng cách móc tờ 500 ngàn ra đưa cho bà trả lại. Nào ngờ bà móc túi trong ra nắm tiền toàn loại mệnh giá 50 ngàn, 100 ngàn và đếm đủ 490 ngàn trả lại trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Một cậu sinh viên đứng gần đó cười nói với bà: "Bà ơi, xin tiền vé gì mà nhiều thế. Cả gia tài của con còn có 100 ngàn. Bà đi xin gì mà nhiều tiền hơn cả người cho?".
Anh Công, một xe ôm tại bến cho biết: "Hơn tuần nay sao nhiều ăn mày thế, họ tung chiêu xin tiền vé về quê nên rất nhiều người mắc bẫy". Còn chị Hoa, bán nước trong bến cười bảo: "Những người này thuê nhà gần chỗ tôi, họ vừa ở quê lên kiếm ăn chứ đói khổ gì. Thế mà có người ngày kiếm tiền triệu chứ đừng nghĩ là họ nghèo".
Một đối tượng vờ khốn khổ xin tiền về quê
Ăn mày chê... tiền lẻ
Khảo sát một vòng quanh các bến xe ở Hà Nội như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Bến Sơn La, Nước Ngầm, Lương Yên và Kim Mã... thậm chí là các bến xe buýt quanh khu vực nội thành, người ta thấy hầu như ở nơi nào cũng xuất hiện những ăn mày kiểu như trên. Tại trạm xe buýt Cầu Giấy, hơn tuần này có 2 thanh niên khỏe mạnh, lên xe để xin tiền hành khách. Một thanh niên cầm một chiếc túi đựng sách vở và quần áo đi từng hàng ghế trong nhà chờ để xin tiền khách. Có lúc cả 2 thanh niên cũng nhảy lên xe buýt và trong khi "người đồng sự" tô vẽ rằng sinh viên về Tết chẳng còn tiền, không còn cách kiếm tiền nên xin tiền mua vé về Tết khiến không ít người cảm động. Khi xe đến trạm trước cổng trường đại học Sư phạm Hà Nội thì 2 người ăn xin này xuống xe và băng qua đường đón xe đi ngược trở lại.
Còn tại bến xe Gia Lâm, một người xin tiền về quê cho biết chị là Toan, 47 tuổi, làm cửu vạn chợ người nhưng không có việc, nay muốn về quê chuẩn bị ăn Tết mà không có đồng nào mua vé, muốn xin mấy chục ngàn đủ về quê. Với sự "thật thà" ấy không ít hành khách là sinh viên, bà con đi xe tin tưởng cho người 10 ngàn. Thế nhưng theo quan sát của chúng tôi, cả buổi chiều chị ta xin tiền mua vé xe mà vẫn "chưa đủ", khi chúng tôi hỏi sao chị bảo chỉ xin tiền vé xe thôi rồi bắt xe về thì nhận được những cái lườm không thiện cảm. Anh Hưng, bảo vệ trật tự ở bến Gia Lâm nói: "Đây là một trong những đối tượng giả vờ hết tiền để xin tiền khách. Chúng tôi đuổi trong bến thì họ chạy ra cửa, leo lên xe... chứ họ nghèo khổ gì, toàn đội quân kiếm ăn "chuyên nghiệp" và rất tinh vi nên nhiều hành khách "dính" chiêu lừa".
Tại bến xe Nước Ngầm, chúng tôi gặp ông Phượng, 59 tuổi, nói rằng quê ở một tỉnh miền Trung, hết tiền về quê nên xin mỗi người ít ra xe về quê. Thế nhưng khi chúng tôi móc hai ngàn ra cho thì ông không cầm và nói: "Ít quá đến bao giờ tôi mới đủ tiền mua vé". Chị Ngân, một nhân viên bán vé tại đây cho biết: "Những đối tượng ăn mày kiểu này mới này xuất hiện khoảng 1 tuần này, điều tréo ngoe là hành khách thương tình cho ít không lấy đâu, mà phải 5 ngàn, 10 ngàn mới thôi "bám dai như đỉa đói".
Cũng theo phản ánh của một bảo vệ bến xe, những ngày giáp Tết này, một số đối tượng vờ khốn khổ để xin ăn lợi dụng sở hở để trộm cắp, móc túi... gây mất an trinh trật tự ở các bến xe khách.
Theo Đời sống & Pháp luật
Ma trận hàng giả đội lốt 'đại hạ giá' cuối năm Hà Nội những ngày rét đậm, các mặt hàng quần áo ấm, chăn, ga "đắt khách" hơn bao giờ hết. Các mặt hàng gắn biển "đại hạ giá" cũng bắt đầu vào mùa làm ăn. Đằng sau giá bán rẻ bất ngờ ấy là không ít chiêu lừa tinh vi khách hàng khó nhận biết. 1001 chiêu lừa "đại hạ giá" Những ngày...