Mèo là thú cưng của con người từ cách đây 1.000 năm
Theo nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện bộ xương mèo dọc theo Con đường tơ lụa của Kazakhstan cho thấy mèo được nuôi như thú cưng hơn 1.000 năm trước.
Nhấn để phóng to ảnh
Một bộ xương mèo gần như hoàn chỉnh được tìm thấy ở Kazakhstan cho thấy các bộ lạc địa phương giữ mèo làm thú cưng từ hơn 1.000 năm trước.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg của Đức và Đại học Tbingen, Đại học bang Korkyt-AtaKyzylorda của Kazakhstan cùng trường Kinh tế cao cấp ở Nga.
Phân tích DNA của bộ xương mèo gần như hoàn chỉnh chỉ ra rằng nó là một loài được thuần hóa không liên quan đến mèo hoang địa phương, có chế độ ăn giàu protein và có khả năng được nuôi bởi các thành viên của bộ lạc Oghuz.
Sử dụng tia X nghiên cứu cho thấy con mèo có bộ xương với vô số xương gãy và mất hầu hết các răng. Điều này cho thấy thêm rằng nó đã sống một cuộc sống tương đối dài dưới sự chăm sóc của con người.
“Người Oghuz là những người chỉ nuôi động vật khi chúng cần thiết cho cuộc sống của họ. Ví dụ, chó có thể canh chừng. Nhưng chúng tôi chưa xác định rõ tác dụng của mèo thời đó”, tiến sĩ Ashleigh Haruda, một trong những nhà nghiên cứu cho biết.
Phần còn lại của con mèo được phát hiện dọc theo Con đường tơ lụa, một mạng lưới các tuyến đường kết nối Trung và Đông Á với khu vực Địa Trung Hải, được sử dụng từ thế kỷ thứ II trước Công Nguyên đến đến thế kỷ XVIII, trong khu định cư Dhzankent của Kazakstan.
Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này cũng là dấu hiệu quan trọng cho thấy việc trao đổi văn hóa giữa các khu vực nằm dọc theo Con đường tơ lụa nổi tiếng.
Nhiều động vật nguy cơ tuyệt chủng
Năm ngoái, thế giới đã chứng kiến một số loài động vật đã gần hoặc hoàn toàn tuyệt chủng. Có thể kể như cá mái chèo Trung Quốc, tê giác Sumatra và hổ Đông Dương - đã tuyệt chủng trong tự nhiên nhưng một số ít vẫn còn sống trong điều kiện nuôi nhốt.
Hai con tê giác trắng cuối cùng ở Châu Phi, cả hai đều là con cái và không còn sinh sản được
Hồi tháng 11-2019, tê giác Sumatra Malaysia tên Iman chết, khiến loài này có nguy cơ tuyệt chủng tại nước này. Hiện có chưa tới 80 con tê giác còn lại trên toàn thế giới, phần lớn hiện đang ở Indonesia.
Theo Liên hiệp quốc (LHQ), các loài vật đang suy giảm trên toàn cầu với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người và tốc độ tuyệt chủng các loài đang gia tăng. Khoảng một triệu loài động vật và thực vật hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng. Các chuyên gia cho rằng vào năm 2100, ước tính 50% loài trên thế giới có thể bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Giáo sư Josef Settele thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường Helmholtz (Đức) cho biết, các hệ sinh thái, loài, quần thể hoang dã, giống địa phương và giống của các loài thực vật và động vật được thuần hóa đang bị thu hẹp, xấu đi hoặc biến mất. Sự mất mát này là kết quả trực tiếp của hoạt động của con người và tạo thành mối đe dọa trực tiếp đến con người ở tất cả các khu vực trên thế giới.
Sao la, còn được gọi là kỳ lân châu Á, là một trong những động vật có vú lớn hiếm nhất thế giới, chỉ được tìm thấy ở vùng rừng Trường Sơn của Việt Nam và Lào. Bức ảnh cuối cùng của loài này được chụp vào khoảng 7 năm trước tại Việt Nam. Ngoài ra, loài vượn lớn của Đông Nam Á, được cho là loài vượn có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, có nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn phá rừng. Và danh sách này tiếp tục gồm: voi, heo vòi, rùa khổng lồ Dương Tử và cá sấu Philippines. Vô số loài rùa đang bị xóa sổ vì chúng trở thành thức ăn và nguyên liệu làm thuốc y học cổ truyền. Theo Mongabay, một nền tảng thông tin bảo tồn và khoa học môi trường, lý do Đông Nam Á đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng là do điều kiện của mỗi nước nhưng nguyên nhân số một có thể được chỉ ra là nạn phá rừng.
Đông Nam Á là nơi có gần 15% rừng nhiệt đới của thế giới. Tuy nhiên, khu vực này cũng được biết đến với tỷ lệ phá rừng đáng báo động. Theo ông Valerio Avitabile, nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu chung (JRC) thuộc Ủy ban châu Âu, khu vực này đã mất khoảng 80 triệu ha rừng từ năm 2005 đến 2015. Người ta sợ rằng nạn phá rừng có thể dẫn đến hơn 40% đa dạng sinh học của Đông Nam Á biến mất vào năm 2100. Đến năm 2050, các khu rừng Đông Nam Á có thể thu hẹp 5,2 triệu ha hoặc tăng 19,6 triệu ha, tùy thuộc vào con đường nào chúng ta sẽ đi.
Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp dùng cho y học cổ truyền, thịt rừng, vật nuôi và đồ trang sức có lẽ là một trong những lý do khiến cho các loài hoang dã Đông Nam Á suy giảm mạnh. Những câu chuyện về động vật bị săn bắt và giết để lấy các bộ phận hoặc bị đánh bẫy rất phổ biến trong khu vực. Các nhà khoa học cảnh báo nếu Đông Nam Á không nghiêm túc trong việc bảo tồn đa dạng sinh học độc đáo và không thể thay thế của mình, tổn thất sẽ tiếp tục gia tăng.
Kho báu thần chết: Hàng loạt hài cốt phủ đầy ngọc quý trong mộ cổ Những ngôi mộ cổ 2.000 tuổi nằm ngay trên điểm khởi nguồn của Con đường tơ lụa, người trong mộ mặc quần áo may bằng những mảnh ngọc bích, giữa hằng hà sa số châu báu. Nhóm khảo cổ quốc tế dẫn đầu bởi Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Tây An đã phát hiện đồng loạt 27 ngôi mộ...