Mẹo kiểm tra hệ thống phanh ô tô để đảm bảo xe luôn an toàn
Hệ thống phanh ô tô luôn là một bộ phận rất quan trọng đảm bảo cho xe vận hành ổn định, an toàn nên cần phải kiểm tra kỹ càng, thường xuyên.
Khi bật chìa khóa điện, đèn báo hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) sẽ bật sáng. Điều này báo hiệu hệ thống điện tử đang được kiểm tra. Nếu đèn sáng một vài giây rồi tắt tức là hệ thống phanh đã được kiểm tra và sẽ không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, nếu đèn ABS chỉ nhấp nháy hoặc sáng liên tục thì bạn nên đưa đi bảo dưỡng. Các cơ sở bảo dưỡng chuyên nghiệp sẽ kiểm tra và cho bạn lời khuyên thích hợp.
Đạp thử chân phanh trước khi nổ máy
Trước khi nổ máy xe, hãy thử đạp vào chân phanh khoảng 3 – 5 lần. Nếu chân phanh cứng lại hoặc đứng yên thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động tốt. Khi xe nổ máy, chân phanh sẽ phải từ từ hạ xuống vị trí ban đầu chứ không được đứng yên tại vị trí đó.
Còn ngược lại, nếu không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng và muốn nhấn bao nhiêu lần cũng được thì có nghĩa hệ thống trợ lực chân không đã mất tác dụng. Lúc này, để đảm bảo an toàn, nên gọi thợ đến kiểm tra tại chỗ hoặc xe cứu hộ. Đừng nên di chuyển xe trên đường, sẽ rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Đây cũng là một cách kiểm tra hệ thống phanh khá thuận tiện và dễ dàng cho người ít kinh nghiệm. Nếu phanh xe có vấn đề sẽ nghe thấy những tiếng động như: tiếng kêu ken két, tiếng kim loại ma sát va vào nhau, … Những tiếng kêu này chứng tỏ bố thắng đã bị mòn, các tiếng ồn sẽ càng lớn hơn khi bạn sử dụng phanh càng nhiều. Hãy chủ động đến bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống phanh của xe ô tô ngay tại các trung tâm hoặc cơ sở sửa chữa chuyên dụng.
Má phanh là một trong những bộ phận quan trọng trong việc giảm tốc độ của xe, đảm bảo sự an toàn khi lái xe. Nếu má phanh bị mòn sâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm tốc độ hoặc dừng xe. Độ mòn của má phanh sẽ tùy thuộc vào việc điều khiển xe của mỗi người. Khi vận hành, má phanh mòn quá nhiều sẽ làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh và làm nóng đĩa phanh. Khi đó sẽ khiến đĩa phanh nhanh chóng bị mòn theo.
Để đảm bảo an toàn nên thay mới má phanh khi độ dày má phanh chỉ còn lại khoảng 2 – 3mm.
Khi bạn sử dụng di chuyển xe một thời gian dài, dưới sự tác động của má phanh cũng như bụi bẩn đất đá từ bên ngoài. Khi phanh xe, môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh rất khó khăn bởi bề mặt bám nhiều tạp chất cùng nhiệt sinh ra lớn. Điều này khiến cho đĩa phanh trên xe bị hao mòn không đồng đều, thậm chí có thể bị cong vênh đĩa phanh.
Nếu gặp phải trường hợp này, rà láng đĩa phanh chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề về phanh. Đối với các mẫu xe có hệ thống phanh ABS, bạn nên chú ý khi láng đĩa phanh phải biết được độ dày tối thiểu cho phép. Trên một số mẫu xe, nếu đĩa phanh đã quá xước và mòn thì không thể khắc phục bằng cách láng đĩa mà sẽ phải thay mới hoàn toàn. Vì vậy, tùy từng trường hợp, bạn lên kiểm tra kĩ xe để có biện pháp đảm bảo an toàn tốt nhất.
Nên theo dõi và kiểm tra dầu phanh ô tô thường xuyên theo định kỳ. Thông thường từ nửa tháng đến 1 tháng 1 lần để biết tình trạng của hệ thống phanh. Nếu mức dầu xuống thấp hơn so với quy định thì phải bổ sung thêm dầu phanh. Không được để hệ thống phanh thiếu dầu. Còn trong trường hợp mức dầu hao thường xuyên thì có thể bị rò rỉ dầu hoặc ở các đường ống dẫn dầu của hệ thống phanh. Lúc này có thể đem xe đi kiểm tra hoặc đưa đến các gara để “bắt bệnh”.
Bên cạnh đó, khi kiểm tra dầu phanh cũng nên kiểm tra lại màu của dầu. Nếu dầu phanh có màu trong mờ thì là dầu mới, còn nếu có màu sậm bẩn thì chứng tỏ dầu phanh đã lâu và cần phải thay mới hoàn toàn. Không nên giữ dầu phanh này sẽ dẫn để các nguy hại khác.
Theo Giaothong
Có thể 'mất mạng' nếu bỏ qua những âm thanh này phát ra từ hệ thống phanh
Một khi xuất hiện những âm thanh lạ phát ra từ hệ thống phanh ô tô tài xế không nên bỏ qua vì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Phanh là một trong những chi tiết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng xe hơi. Một bộ phanh tốt sẽ giúp mọi chuyến đi an toàn hơn, người lái tự tin hơn khi đi xa. Trong quá trình sử dụng, như nhiều bộ phận khác, phanh của xe cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng xuống cấp do sử dụng lâu ngày.
Tiếng rít là dấu hiệu của má phanh và rotor không ăn khớp
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi hệ thống phanh có dấu hiệu bất thường chính là phát ra tiếng kêu. Tuy nhiên âm thanh đó lại có thể phát ra từ bất cứ đâu trong hệ thống, ví dụ như những tiếng rít phát ra có thể là do má phanh và rotor làm việc không ăn khớp, cần phải được sửa chữa.
Phanh ô tô hư hỏng sẽ phát ra những tiếng kêu bất thường cần chú ý để kịp xử lý
Tiếng rít từ cảm biến của má phanh
Ngoài ra có thể là tiếng rít từ cảm biến của má phanh cho thấy nó cần được thay thế. Đôi khi cũng có thể nghe thấy những tiếng kim loại cọ xát vào nhau, nguyên nhân có thể do các má phanh đã bị mòn hết, khiến cho các cliper kim loại tiếp xúc trực tiếp với rotor. Và mỗi khi dùng đến phanh là 2 bộ phận kim loại này lại ma sát với nhau. Khi điều này xảy ra sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc phanh xe, hơn nữa nó có thể gây hỏng rotor.
Tiếng kêu phát ra từ đĩa phanh
Vào sáng sớm, khi xe vừa lăn bánh thường phát ra tiếng kêu từ má phanh hoặc từ đĩa phanh lúc mới di chuyển. Âm thanh này sẽ mất đi khi xe chạy được một lúc, khi đĩa phanh nóng lên, hơi ẩm tích tụ qua đêm biến mất. Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa đông miền Bắc. Các tài xế cũng có thể bắt gặp hiện tượng tương tự khi rửa xe một ngày trước đó, hoặc vào mùa mưa. Đó là do má phanh ma sát với lớp gỉ mỏng hình thành trên các đĩa phanh sắt. Âm thanh này là hoàn toàn bình thường và người dùng không cần phải quá lo lắng.
Làm gì để loại bỏ những âm thanh này?
Cách đơn giản nhất để triệt tiêu tiếng ồn phát ra từ hệ thống phanh là thay má phanh sử dụng vật liệu tạo ma sát khác. Thông thường, má phanh nguyên bản được các nhà sản xuất tối ưu nhiều yếu tố từ tuổi thọ sử dụng, độ bám, độ tạo bụi cũng như giá thành. Nếu chịu chi, việc thay đổi má phanh làm từ các vật liệu kim loại và gốm cao cấp hơn sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể. Lúc này, tần số cộng hưởng giữa má và đĩa sẽ thay đổi, đồng nghĩa với việc sẽ thay đổi âm thanh phát ra từ hệ thống phanh.
Ngoài ra hãy sử dụng má phanh làm từ gốm cao cấp. Vật liệu gốm và cấu trúc đồng giúp cơ cấu phanh hoạt động tốt ngay cả ở nhiệt độ cao và phục hồi nhanh hơn. Các thành phần trong má phanh gốm thường tạo bụi nhẹ có màu không bám lên bánh và cũng ít được chú ý. Vành hợp kim được giữ sạch lâu hơn.
Theo 2 hãng sản xuất mà phanh lớn là Akebono và Raybestos, kết quả kiểm tra má phanh gốm cho thấy chúng có tuổi thọ cao, đặc tính phanh tốt, đĩa mòn ít và khả năng kiểm soát tiếng ồn tốt hơn các loại vật liệu khác. Thực tế cho thấy, chúng ít gây mòn cả má, đĩa phanh cà cũng ít ồn hơn.
Thực tế, trong quá trình vận hành ô tô, hệ thống phanh luôn phải hoạt động tốt để giảm tốc độ và dừng hẳn khi gặp chướng ngại vật trên đường. Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi xe vận hành. Vì chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập. Bởi vậy, đây là hệ thống bạn cần đặc biệt lưu tâm.
Theo VietQ
'Tiền mất tật mang' nếu bỏ qua dấu hiệu hệ thống chống bó cứng phanh ABS hỏng Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có tác dụng hỗ trợ khả năng phanh cho ô tô. Tuy nhiên khi hệ thống này hư hỏng nên thay mới ngay vì sẽ gây phiền toái cho tài xế mỗi khi lưu hành. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hiện đang trở nên rất phổ biến ở các dòng xe hiện đại ngày...