Mẹo hay: Dân vùng núi xứ Tháp Chàm đeo chuông cho…dê
Các nông dân tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đang có bí quyết riêng để gìn giữ, bảo quản đàn dê của mình, cách làm này đang mang lại hiệu quả thiết thực
Những hộ nông dân các xã Phước Kháng, Phước Chiến, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) những năm gần đây có nghề chăn nuôi dê thả núi rất phát triển. Con dê không những tạo được công ăn việc làm cho gia đình mà còn tăng thêm thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Do đặc điểm nơi đây có địa hình đồi núi cao nên người dân sáng tạo ra cách quản lý đàn dê của mình. Cách làm này đang mang lại hiệu quả cao và ít tốn chi phí, đồng thời giúp đàn dê không bị thất lạc. Thông thường mỗi chủ hộ chăn nuôi gắn những vật thông dụng sẵn có trong gia đình.
Nông dân các xã miền núi sáng tạo cách nuôi dê kết hợp với gắn chuông: Ảnh C.T
Chị Pinăng Thị Hậu (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) cho biết: “Gia đình tôi ngày trước nuôi 7 con dê sinh sản, con dê là đối tượng thích chạy nhảy lên đồi núi nên việc quản lý đàn dê rất khó khăn. Rất nhiều lần đàn dê bị lạc, việc tìm kiếm mất nhiều thời gian và năm đầu tiên chị bị mất 1 con cái trị giá hơn 2 triệu đồng. Ngay sau đó chị được những hộ xung quanh mách bảo phương pháp đeo một dây xung quanh cổ dê kết hợp với gắn tiếng chuông, mỗi khi dê di chuyển đi ăn đến đâu thì phát ra tiếng kêu đến đó. Từ khi đàn dê của chị gắn tiếng chuông cho đến nay đã không còn tình trạng thất lạc hoặc bị mất.
Nhờ có chuông mà quản lý đàn dê dễ dàng hơn: Ảnh C.T
Theo chị Hậu, phương pháp này rất dễ làm, ít tốn công và ít tốn chi phí. Người chăn nuôi có thể tận dụng những lon uống nước, hộp gỗ nhỏ cột với một vật phát ra tiếng kêu vào bên trong và gắn vào dây rồi cột vào cổ con dê. Chị nói, tùy theo trọng lượng con dê mà thiết kế cho hợp lý. Hiện tại, gia đình chị có 20 con dê, đàn dê của gia đình chị không ngừng phát triển.
Video đang HOT
Chiếc chuông được thiết kế rất gọn, nhẹ: Ảnh C.T
Theo Danviet
Làm giàu với con "siêu sạch" chỉ với số vốn 500.000 đồng
Trại dế của anh Trương Thanh Dũng ở xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa (Long An) nổi tiếng với sản phẩm dế thương phẩm. Không chỉ thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ trại dế, với kinh nghiệm của mình, anh Dũng còn nhiệt tình truyền lại cho bất cứ ai ở khắp các địa phương có nhu cầu làm mô hình nuôi dế.
Dế 60 ngày tuổi là trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh,cần vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải che đậy, tránh nước gây nấm mốc.
Vốn là một miền quê thuần nông, huyện Đức Hòa từ xưa đến nay chỉ được biết đến với cây lúa và nghề chăn nuôi một số cây trồng chịu hạn như: khoai mì, đậu phộng... Anh Trương Thanh Dũng đã tìm nhiều phương cách để cải thiện kinh tế gia đình, và nhờ tình cờ đọc một bài báo về nghề nuôi dế. Anh cũng mày mò nuôi thử vài con rồi đi tham quan trực tiếp một số trại nuôi dế ở huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Theo anh Dũng, dế là loại côn trùng rất dễ nuôi, có thể ăn bất cứ thứ gì như cỏ, thức ăn thừa, cám... Dế cũng có một đặc tính là hễ thức ăn nhiễm độc hay có hóa chất là dế chết ngay. Do vậy, những con dế thành phẩm xuất ra ngoài tươi sống đều "siêu sạch", đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trại dế Thanh Dũng có 600m2 nuôi dế thương phẩm.
Anh Dũng chia sẻ, dế dễ nuôi và phát triển rất nhanh, nhưng vấn đề lúc này là đầu ra, không biết xuất đi đâu, trong khi người dân vốn chưa bao giờ coi dế, hay côn trùng là loại thực phẩm cho con người. Ban đầu, anh Dũng tìm đến những nơi nuôi chim, hay các hồ câu đề giới thiệu dế có thể sử dụng làm mồi câu, hay thức ăn cho chim. Hầu hết các nơi đều rất thích và trở thành nơi tiêu thụ dế cho anh Dũng.
Xơ dừa để tao môi trường sống cho trứng dế.
Rồi anh Dũng lại tiếp tục lặn lội đi đến các quán nhậu, nhà hàng, tự tay vào bếp chế biến món dế chiên nước mắm, rồi mời miễn phí cho các "thượng đế". Một người, hai người rồi nhiều người cùng thử và rất thích thú với món khoái khẩu từ dế. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm dế của trại dế Thanh Dũng từ đó nhanh chóng được xuất đi nhiều nhà hàng, quán ăn ở khu vực Đức Hòa, Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, rồi đi khắp các tỉnh, thành phía Nam.
Công đoạn cho dế ăn cám.
Câu chuyện của chúng tôi luôn bị ngắt quãng vì những cuộc gọi điện thoại liên tiếp cho anh Dũng của nhiều người ở khắp nơi để hỏi về kinh nghiệm nuôi dế. Anh Dũng tận tình chia sẻ, chỉ với chưa đầy 500.000 đồng là có thể khởi nghiệp với con dế. Đóng một thùng gỗ 1m x 2m x 70cm, bọc nilông để lót có giá 150.000 đồng/thùng. Cho vào thùng 2 ổ trứng với giá 100.000 đồng/ổ và bắt đầu nuôi sau 1,5 tháng là có thu. Như vậy, chỉ với số vốn chưa đến 500.000 đồng, sau 1,5 tháng nuôi dế mà có nguồn đầu ra, người nuôi đã thu được 1,5 triệu đồng sau khi trừ vốn.
Trại dế Thanh Dũng bình quân xuất 200kg/ngày.
Hiện trại dế Thanh Dũng có 600m2 nuôi dế, bình quân xuất 200kg/ngày, tính theo năm sản lượng dế đạt khoảng 70 tấn. Với giá 100.000 đồng/kg dế thịt, 200.000 đồng/kg dế trứng, mỗi năm trại dế của anh Dũng thu lãi hơn 1 tỉ đồng.
Công đoạn ngắt cánh dế.
Điều quan trọng, anh Dũng còn giúp rất nhiều bà con khác trong vùng kỹ thuật nuôi và đảm bảo đầu ra sản phẩm dế. Hiện thị trường của Trại dế Thanh Dũng đã đến được nhiều nước khi khách hàng mang về như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Đóng gói dế thành phẩm.
Thị trường của Trại dế Thanh Dũng đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan.
Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt - Thông Hải (Báo Ảnh Việt Nam)
Có khùng không khi bỏ lương 20 triệu về nuôi vịt biển? Vùng biển Quảng Trị sau sự cố môi trường gần như chết lặng nay đang dần hồi sinh. Nhiều nông dân đã mở các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, làm giàu trên vùng cát trắng khô cằn. Vùng biển Quảng Trị sau sự cố môi trường gần như chết lặng nay đang dần hồi sinh. Nhiều nông dân đã mở các...