Mẹo hay chăm sóc cây cảnh trong nhà cần lưu tâm
Những cây cảnh được chăm sóc tốt để phát triển tốt ở phòng khách, phòng ngủ hay phòng bếp đều góp phần tạo nên những khoảng xanh lý tưởng trong ngôi nhà.
Nhiều người rất thích trồng cây trong nhà nhưng thường không hiểu lý do vì sao cây chậm phát triển, thậm chí là héo và chết dần. Chỉ cần bạn để ý và biết một số cách chăm sóc cơ bản thì cây cối trong nhà sẽ luôn xanh mát và phát triển mạnh mẽ.
Ánh nắng mặt trời
Để chăm sóc cây cảnh trong nhà, yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý đó là phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Có những loại cây cảnh chịu được ánh sáng thấp, nhưng có những cây cần ánh sáng tự nhiên mới phát triển được.
Ảnh minh họa
Nếu đặt cây ở phòng khách, bạn nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng hoặc cho cây phơi nắng 2 – 3 giờ mỗi tuần để cây phát triển tự nhiên.
Cây sẽ chỉ nhận được ánh sáng thấp nếu chúng cách hơn 2 mét so với cửa sổ bất kỳ hướng nào. Để cây cảnh luôn xanh tốt, bạn có thể dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day – light). Ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp được như môi trường bên ngoài. Tuy nhiên nếu tận dụng được ánh sáng tự nhiên sẽ tốt hơn so với ánh sáng nhân tạo, cây quang hợp tốt, lá xanh và sinh trưởng khỏe mạnh.
Tưới nước
Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì hãy tưới nước. Mùa hè có thể phun 2 lần/ngày, mùa đông thì 1 lần/ngày để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.
Ảnh minh họa
Những loại cây trồng trong nhà có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt. Bạn nên dùng bình phun nước để phun cho cây.
Video đang HOT
Bón phân
Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Khoảng nửa tháng bón 5% phân tổng hợp cho cây một lần. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.
Ảnh minh họa
Nếu bạn bón quá nhiều phân, cây nhanh phát triển, làm mất dáng và phá thế, thậm chí còn làm chết cây. Nếu bón quá ít sẽ dẫn đến cây thiếu dưỡng chất, khó phát triển và làm chết cành.
Phòng bệnh cho cây
Cây trồng trong nhà không nên sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. Bạn có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu.
Ảnh minh họa
Nếu cây có biểu hiện của sâu bệnh như phấn trắng, bạn nên dùng cồn để lau sạch lá và gốc sau đó mới sử dụng các loại thuốc hữu cơ để trừ sâu bệnh. Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Chăm sóc cây vàng úa
Nếu cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… bạn không nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, gây ảnh hưởng bất lợi đến cành, lá và có thể làm chết cây. Hãy đặt cây ở những nơi thoáng mát, trong lành và tránh gió mạnh.
Bạn cần có những biện pháp chăm sóc kịp thời để giúp cây hồi phục lại sức sống. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng. Lúc này, các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương.
Bạn chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Trồng lại cây hàng năm
Sau một năm, cây sẽ phát triển và quá to so với chậu cũ. Thời điểm thích hợp để trồng lại cây là mùa xuân hoặc đầu hè, lúc đó thời tiết thuận lợi.
Ảnh minh hoạ.
Sau một năm, cây sẽ phát triển và quá to so với chậu cũ. Thời điểm thích hợp để trồng lại cây là mùa xuân hoặc đầu hè, lúc đó thời tiết thuận lợi.
Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới vào xung quanh. Mỗi loại cây phù hợp với từng loại đất khác nhau, vì vậy bạn nên lưu ý tìm hiểu trước khi sang chậu cho cây. Tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng và nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.
Chiêm ngưỡng cây lộc vừng tiền tỷ, chủ nhân giấu kỹ, đại gia vẫn tìm đến ngã giá
Cây lộc vừng thế "lạ" dù chưa hoàn thiện dăm chi, bông tán nhưng đã có nhiều đại gia đến ngã giá tiền tỷ nhưng chủ nhân chưa ưng ý chuyển nhượng.
Cây lộc vừng có tuổi đời hàng trăm năm của một người chơi cây cảnh ở Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện tay cành nhưng chủ nhân phải giấu kỹ bởi rất nhiều đại gia đến hỏi mua cây.
Gốc cây lộc vừng to nhưng nhìn rất gọn.
Để có được tác phẩm "đại lộc" này, người nghệ nhân phải mất nhiều năm mới tạo tác được các tay cành, dáng thế theo đúng ý muốn.
Ông Phùng Quốc Tình, chủ nhân tác phẩm chia sẻ trên báo Dân Trí, trong tương lai hứa hẹn là một "siêu cây" bởi cây lớn nhưng từ thân đến tay cành, bông tán... hài hòa, tỷ lệ với nhau giống một cây bonsai quốc tế mà nhiều người chơi cây cảnh đang hướng đến. Những cây cảnh quý mình phải có duyên mới sở hữu được.
Một cành hồi thấp hơn cành phóng và nhỏ hơn tạo cho cây sự khỏe khoắn
Ông Vương Xuân Nguyên, Chánh văn phòng hội Sinh vật cảnh Hà Nội cho biết, thân gốc lớn, hơi xiêu nhưng các tay cành lại tạo được sự cân đối. Tay phóng khá lớn, tỷ lệ hài hòa với thân.
Bệ rễ và thân nổi những nu cục kếu hợp với độ chảy sệ tạo nên vẻ đẹp độc đáo của cây cảnh. Ảnh: Dân Trí.
Hiện tại, giá trị của cây cũng phải trên 1 tỷ đồng, chủ cây cũng chưa có ý định bán vì đang trong thời gian tạo tác để tác phẩm hoàn thiện đẹp hơn thì mới chuyển nhượng cho những ai thực sự có duyên.
Điểm nổi bật của cây có một tay lèo chạy từ gốc lên ngọn, tạo độ vặn xoắn cho cây nhìn rất lạ. Ảnh: Dân Trí.
Lộc vừng thể hiện sự trường tồn, đem lại tài lộc cho gia chủ nên rất nhiều người muốn sở hữu một cây lộc vừng to trồng trước cửa nhà.
Trước đó, cây lộc vừng của ông Nguyễn Văn Phúc - một nông dân thuộc vùng cây cảnh Văn Giang (Hưng Yên) khiến nhiều vị khách, giới chơi cây khi đến Triển lãm cây cảnh Bắc Ninh đều trầm trồ vì dáng thế độc đáo và đầy nghệ thuật. Phải mất nhiều năm kiên trì tạo tác cùng kỹ thuật và chế độ chăm sóc đặc biệt, cây mới có bộ rễ "khủng" đến như vậy.
Với độ "khủng" của thân, gốc, cây phải có tuổi đời hàng trăm năm.
Đã có rất nhiều đại gia đến hỏi mua cây nhưng chủ cây vẫn chưa bán. Ông muốn bán cho một người nào am hiểu, yêu thích thực sự tác phẩm này dù là giá rẻ hơn những người khác.
Cây đào phai, thế "rồng bay" được hét giá 200 triệu đồng Một cây đào phai vừa đưa từ Hà Nội về, được gia chủ "hét" giá 200 triệu đồng, nếu khách thuê thì có giá 150 triệu. Đào phai "cổ" về Vinh được hét giá 200 triệu. Những ngày này, dọc theo tuyến đại lộ 32 (TP Vinh, Nghệ An), các loại cây đào, quất, bưởi... được bày bán tràn ngập dọc hai bên....