Mẹo giúp chị em chọn ngao, sò, ốc ngon
Để chọn được ngao, sò, ốc tươi và ngon chẳng phải chị em nào cũng biết cách.
Sò huyết là một loại hải sản bổ dưỡng và cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người đặc biệt là các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, mua được sò tươi, ngon không phải dễ. Thậm chí nhiều chị em khi đi mua cứ thấy con to là chọn nhưng thực tế những con như thế chưa chắc đã ngon. Vì vậy chị em cần lưu ý:
- Sò huyết ngon là con phải lớn vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ. Con nhỏ quá khi chế biến sẽ bị teo ngắt lại (nhất là nướng sò, con nhỏ quá thịt teo lại chẳng còn được là bao), còn con lớn dễ bị dai.
Sò huyết ngon là con phải lớn vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ (Ảnh: Internet)
- Muốn lựa sò còn tươi, chị em chú ý những rổ sò có nhiều con sò thò lưỡi ra ngoài là lứa sò đó còn tươi sống.
- Nếu có thời gian bạn nên lựa từng con. Nếu sò ngậm miệng, chị em vẫn có thể biết được sò sống hay chết bằng cách ngửi sò, nếu có mùi hôi thì tuyệt đối không mua nhé!
Video đang HOT
Ngao
Khi mua ngao, chị em nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết. Cũng có những con ngao còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là ngao còn tươi sống.
Khi mua ngao, chị em nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng (Ảnh: Internet)
Ốc
Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Ốc chết có mùi rất khó chịu.
Cách làm sạch ngao, sò, ốc
Với ngao, sò:
- Mua ngao, sò về sau khi rửa sạch bên ngoài, chị em pha thêm một chậu nước muối nhạt có độ mặn như nước biển. Xắt khoảng 2 quả ớt bỏ vào chậu nước sau đó bỏ sò, ngao vào ngâm. Ngâm độ 1-2 tiếng, sò và ngao sẽ nhả hết bùn cát ra.
Với ốc:
- Đối với ốc, chị em có thể làm sạch bùn bằng cách: Ngâm ốc trong một chậu kim loại có chứa ít nước và thả một số đồ dùng bằng kim loại vào như: dao thái rau, thìa, đũa, dĩa… vào khoảng chừng 2-3 tiếng, khi ốc ngửi phải các đồ dùng bằng kim loại này chúng sẽ nhả bùn ra rất nhanh và sạch.
- Hoặc sử dụng nước vo gạo ngâm ốc mua từ chợ về (hoặc được bắt từ dưới sông lên) khoảng 1-2 tiếng, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy, sau đó chị em chỉ cần rửa lại với nước sạch và chế biến bình thường.
- Ngoài ra với những loại sò lớn như: sò dương, sò điệp, ốc đỏ… chị em nên tách sò ra rửa sạch rồi mới cho lại vào vỏ để chế biến.
Theo VNE
Cuối tuần nấu món lẩu càng cua
Cuối tuần đổi bữa với món lẩu càng cua chế biến theo kiểu Nhật xem sao nhé!
Tìm và thưởng thức món Nhật ở Hà Nội không khó nhưng các món ăn Nhật lại không rẻ một chút nào. Cuối tuần nên mình định làm một nồi lẩu Nhật cho ấm bụng và món lẩu hôm nay mình làm là lẩu càng cua.
Nhìn chung thì lẩu Nhật rất phong phú về chủng loại, mỗi vùng miền lại có những cách chế biến khác nhau phù hợp với khẩu vị và thời tiết của từng vùng. Nguyên liệu để làm món lẩu này không hề khó chọn, bao gồm càng cua biển, đậu phụ, bún, các loại rau quả, các loại nấm, sa tế, sốt ớt cay...
Ngoài chợ chỉ bán cua biển nguyên con, còn nếu muốn mua riêng càng cua thì các mẹ phải vào siêu thị. Nếu giá cua biển là 250.000 - 350.000 đ/kg thì càng cua cũng phải ở mức 350.000 - 350.000 đ/kg (khoảng 8 - 12 càng/kg. Các loại gia vị như sa tế, sốt ớt cay mình cũng mua ở siêu thị.
Mình chọn 1 lọ sốt ớt cay Nhật với giá 62.000 đ. Xét về góc độ giá cả thì mình thấy bao giờ gia vị Nhật cũng có giá cao hơn gia vị Thái Lan, Trung Quốc hay Việt Nam... Mình mua thêm một lọ sa tế nữa với giá 7.000 đ/lọ.
Ngoài ra giá của các loại thực phẩm khác của món lẩu này có giá như sau: sò huyết: 80.000 đ/kg, ngao: 25.000 đ/kg, bún: 13.000 đ/kg, đậu phụ miếng to: 5.000 đ/bìa. Các loại nấm tươi có giá: nấm kim châm trắng: 10.000 đ/lạng, nấm sò: 5.000 đ/lạng, nấm đùi gà: 9.000 đ/lạng, nấm hải sản: 11.000 đ/lạng, nấm mỡ: 9.000 đ/lạng, nấm bào ngư: 5.000 đ/lạng, nấm rơm có giá 12.000 đ/lạng và nấm đông cô tươi là 13.000 đ/lạng. Đang là cuối tuần vì thế giá nấm đắt hơn bình thường.
Những món lẩu cua đều rất hấp dẫn (Ảnh minh họa)
Mình mua thêm một số loại rau để ăn lẩu nữa. Nhìn chung thì những thành phần và số lượng thực phẩm cho vào lẩu phụ thuộc vào sở thích của từng cá nhân nên các mẹ cứ thoải mái mà mua theo khẩu vị của gia đình mình. Mình thì chọn mua cà rốt: 22.000 đ/kg, su hào: 7.000 đ/củ, khoai môn: 25.000 đ/kg, dứa: 5.000 đ/quả, bắp cải: 10.000 đ/kg, cà chua: 17.000 đ/kg, rau muống: 7.000 đ/mớ, cải xoong: 6.000 đ/mớ, cải thảo: 15.000 đ/kg, súp lơ: 10.000 đ/cây...
Mình hay làm món này như sau: càng cua sơ chế sạch rồi bỏ ra đĩa, các loại rau nhặt, rửa sạch, su hào, cà rốt cắt khúc, tỉa hoa... Khác với cách ăn lẩu Việt Nam là đun sôi nước dùng rồi mới cho đồ ăn vào, người Nhật Bản xếp đồ ăn tươi sống vào rồi mới đun. Mình ninh các loại củ, quả cho nhừ rồi bỏ tiếp càng cua vào đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn. Nước dùng có màu trong, vị ngọt, mát, không béo ngậy, thơm mùi của rau, củ, quả và cua.
Các loại rau, củ, quả và càng cua xếp ra đĩa. Khi ăn nhúng rau vào nước dùng cho chín tới rồi thưởng thức. Món này ăn nóng cùng với nước sốt đặc biệt của Nhật, sốt ớt cay, sa tế, ăn kèm với bún...
Theo Eva
[Chế biến] - Ngao xốt cà ri, sữa dừa Đảm bảo với món ăn này sẽ đem lại cho bạn một bữa cơm ngon miệng. Nguyên liệu:2 muỗng canh dầu ô liu; 3 tép tỏi, băm nhỏ1 muỗng canh gừng băm nhỏ3 muỗng cà phê xốt cà ri xanh2 muỗng canh nước mắm1 hộp sữa dừa; 24 con ngao3 muỗng canh lá rau mùi tươi, thái nhỏ; 1 quả chanh, miếng Cách...