Mẹo giảm đau răng
Chứng đau răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau đớn, khó chịu, nhiều khi khiến bạn phát sốt, không ăn uống được….
Ảnh: flickr.com
Bạn có thê tự khắc phục các cơn đau răng bằng những biên pháp sau đây.
Siêng năng uống nước. Uông nước thường xuyên sẽ làm cho vi khuân không có thời gian bám lâu trên răng, gây viêm nhiễm và đau răng.
Cân thay kem đánh răng sau môi vài tháng để phòng ngừa đau răng. Bởi vi khuẩn có xu hướng miễn dịch các hoạt chât diêt khuân trong kem đánh răng nêu chúng ta sử dụng một loại kem đánh răng trong thời gian dài.
Bạn cũng có thê dùng nước âm pha muôi đê súc miêng. Cách làm đơn giản này có thê diêt vi khuân gây đau răng môt cách hiêu quả.
Ngâm túi trà vào nước nóng, lây ra đê nguôi, vắt nước rôi ngâm túi trà vào chô răng bị đau để làm giảm sưng và đau răng.
Một cách khác đê làm giảm đau răng là thoa nước chanh vào chô răng bị đau. Vitamin C trong trái chanh có khả năng tiêu diêt vi khuân và làm giảm đau răng hữu hiêu.
Tránh ăn các loại thức ăn cứng, chứa nhiều đường, vị cay. Nên ăn các loại thức ăn mêm đê không làm tổn thương răng.
Video đang HOT
Xay nhuyên môt củ tỏi rôi trám vào chô răng bị đau khoảng 5 phút, sao đó súc miêng bằng nước sạch rôi tiêp tục ngâm tỏi nhuyên lân nữa. Các dưỡng chât trong củ tỏi có khả năng diêt khuân rât mạnh.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nha khoa (Mỹ) năm 2006 cho biêt, dầu đinh hương có thể làm giảm đau răng hiêu quả. Chỉ cân cho 2 – 3 giọt tinh dầu đinh hương vào miêng bông gòn, sau đó chà xát lên chô răng đau.
Ớt bôt Cayenne chứa hợp chất capsaicin có tác dụng như thuốc giảm đau. Bạn có thê hòa tan ớt bôt Cayenne ớt vào nước nóng, nhúng miêng bông gòn vào cho thâm rôi ngâm vào chô răng bị đau.
Thường xuyên vê sinh răng miêng thât sạch, đặc biệt là sau khi ăn, nhằm ngăn ngừa và giảm đau răng môt cách an toàn.
Trên đây là những cách làm giảm đau răng đơn giản mà bạn có thê thực hiên ngay tại nhà. Nêu thây tình hình không được cải thiên, răng vân còn đau nhức dữ dôi, bạn nên đên bác sĩ nha khoa đê được thăm khám và điêu trị kịp thời.
Theo Thanhnien
Tự khắc phục chứng đầy hơi
Bạn nên đến bác sĩ khi đầy hơi mà kèm theo: tiêu chảy, táo bón, máu trong phân, sốt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng. Ngoài ra, bạn có thể tự khắc phục chứng đầy hơi.
Những cách phổ biến nhất để làm giảm sự khó chịu của chứng đầy hơi thường liên quan đến thay đổi chế độ ăn uống, và đôi khi do thói quen gây ra nuốt không khí.
Bắt đầu bằng cách cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có vấn đề từ chế độ ăn uống của bạn. Lưu ý rằng thực phẩm này có thể gây khó tiêu đầy hơi cho người này nhưng người khác thì không sao.
Ăn chậm, ăn ít chất béo và chia nhỏ bữa ăn sẽ làm tiêu hóa dễ dàng hơn
Tránh ợ hơi: Ngoài việc tránh các thức ăn gây đầy hơi, bạn nên để ý hành vi gây ra nuốt không khí, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hoặc ăn kẹo cứng. Nên ăn chậm. Hãy chắc chắn rằng răng giả phù hợp.
Tránh ăn quá nhiều vì điều này góp phần đầy hơi cũng như bệnh béo phì.
Bạn chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa ăn. Bữa ăn nhỏ hơn sẽ làm tiêu hóa dễ dàng hơn và có thể sinh ít khí. Ngoài ra uống trà bạc hà, trà gừng có thể giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi.
Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và đồ chiên để giảm đầy hơi và khó chịu.
Nếu mùi là một mối vấn đề mà bạn quan tâm, bạn nên dùng loại quần có chứa than hoạt tính, hoặc tấm lót bằng than được đặt bên trong quần áo, được thiết kế để giúp hấp thụ các khí được phát hành trong thời gian đầy hơi. Điều này có thể giúp cải thiện khí có mùi hôi.
Tập thể dục có thể giúp cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa và đường ruột của bạn, cải thiện táo bón, sẽ cải thiện được trình trạng đầy hơi.
Bạn cũng nên bỏ hút thuốc nếu bạn hút thuốc. Hút thuốc có thể làm bạn nuốt nhiều không khí hơn bình thường và khói thuốc lá có thể kích thích hệ thống tiêu hóa của bạn.
Trong một số tình huống đôi khi cũng phải dùng thuốc, một số thuốc thường được sử dụng như:
Một số loại thuốc có chứa simethicone sẽ làm giảm tối thiểu sự hình thành khí và giảm các bọt khí, cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu
- Các enzyme lactase, hỗ trợ tiêu hóa lactose, có bán dưới dạng chất lỏng và dạng viên (Phyto-optizymes, Lactaid, Lactrase...). Thêm một vài giọt của lactase vào sữa trước khi uống, hoặc nhai viên lactase ngay trước khi ăn giúp tiêu hóa thực phẩm có chứa lactose. Ngoài ra, giảm sữa và các sản phẩm khác có đường lactose.
- Alpha galactosidase được bổ sung chế độ ăn uống đã được chứng minh cải thiện tiêu hóa của carbohydrates có trong các loại đậu và một số rau trái, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, như sản phẩm có tên là "Beano", sản phẩm này chưa phổ biến ở Việt Nam.
- Viên than: than hoạt tính hấp thụ khí trong hệ thống tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đầy hơi.
- Thuốc có chứa simethicone: Một chất chống tạo bọt dùng để điều trị đầy hơi, nó làm giảm tối thiểu sự hình thành khí và giảm các bọt khí, cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu (Air-X 80mg, Mylicon...). Chất này không ngấm vào máu nên có thể sử dụng thường xuyên sau khi ăn để ngăn ngừa đầy hơi.
- Bạn có thể dùng subsalicylate bismuth để giảm khí có mùi khó chịu do lưu huỳnh.
- Men vi sinh: cũng có thể hữu ích trong việc điều trị đầy hơi. Các vi khuẩn thân thiện sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, đặc biệt là ở những người có hội chứng ruột kích thích (IBS).
Nếu như với các biện pháp trên mà cũng không cải thiện triệu chứng, bạn nên khám bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân và khắc phục.
Theo TNO
Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai Bệnh thủy đậu tuy ít xảy ra ở người lớn, nhưng khi xảy ra thì biến chứng lại nặng nề hơn so với trẻ em. Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do VZV từ 10-20%. Trong số những người viêm phổi do VZV, nguy cơ tử vong lên đến 40%. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang...