“Mèo đực Mỹ” F-14 của Iran được trang bị “sát thủ” R-27R
Diễn đàn quân sự keypublishing.com mới đây đăng tải hình ảnh máy bay chiến đấu F -14 A của Iran với tên lửa R-27R.
F-14 Mèo đực của Iran với tên lửa đối không R-27R.
Grumman F-14 Tomcat (mèo đực) là một loại máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe 2 động cơ 2 chỗ ngồi. Trong suốt thời gian phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ (1972-2006), nó là một máy bay chiến đấu vượt trội trên không vừa được sử dụng để do thám, ném bom và chặn đánh trên không.
F-14 được phát triển sau sự sụp đổ của dự án F-111B, nó trở thành dòng đầu tiên trong loạt máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ được phát triển sau những trận không chiến với MiG ở Việt Nam.
Có tất cả 712 chiếc F-14 được sản xuất từ năm 1969 đến năm 1991 tại xưởng sản xuất của Grumman tại Bethpage, Long Island, New York. Mỗi chiếc máy bay F-14 có thể mang tối đa 6.8 tấn vũ khí bao gồm các tên lửa không đối không và tên lửa hành trình đánh chặn.
F-14A của không quân Iran.
Video đang HOT
F-14 được cung cấp cho Không quân Hoàng gia Iran (từ 1979 là Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran) trong thời kỳ cầm quyền của nhà vua Iran Mohammad Reza Pahlavi. Đó là biến thể F-14A – biến thể máy bay đánh chặn trong mọi thời tiết 2 chỗ cho hải quân Hoa Kỳ. Sự cải tiến đã thêm vào khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn. 545 chiếc F-14A đã được cung cấp cho hải quân Hoa Kỳ và 79 chiếc cho Không quân Iran.
Trong thời kỳ vua Shah nắm quyền ở Iran từ năm 1976 đến năm 1978, Không quân Iran đã nhận được 79 chiến đấu cơ trong tổng số 80 chiếc đặt hàng và 285 tên lửa AIM-54 A Phoenix trong tổng số 714 tên lửa đặt hàng.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran 1979 lật đổ vua Shah, chế độ của giáo chủ Ayatollah Khomeini đã dừng hầu hết các kế hoạch quân sự trước đó. Nhiều tàu chở hàng lớn đã phải nằm dưới sự giám sát, bao gồm cả những chiếc Tomcat của Iran. Chiếc Tomcat thứ 80 bị Hải quân hoãn trao cho Iran.
Theo một số báo cáo, những chiếc F-14 của Iran đã bị phá hủy theo sự ra đi của vua Shah. Sự kiện lật đổ vua Shah đã xấu đi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, khiến cho Iran phải chịu lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc chuyển giao máy bay chiến đấu và tên lửa.
Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-88), Iraq cho biết rằng đã có 11 chiếc Tomcat bị bắn hạ còn phía Iran thì thừa nhận chỉ có duy nhất một chiếc bị bắn rơi và 12 chiếc khác bị mất do tai nạn.
F-14 của Iran đã được cải tiến mạn với những loại vũ khí hiện đại.
Một vài tin đồn cho rằng trước khi cách mạng Hồi giáo xảy ra, một số tên lửa AIM-54 Phoenix đã được bán cho Liên Xô, và chúng đã có ảnh hưởng đến tên lửa tầm xa Vympel AA-9 của Liên Xô. Iran lúc bây giờ cũng đã có một phiên bản cải tiến của AIM-54 và sau này họ đã thay thế AIM-54 bằng tên lửa không đối không R-73 của Nga.
Hiện chưa có những hông tin đáng tin cậy về việc Iran trang bị các tên lửa đối không R-27R của Nga cho “mèo đực” F-14.
Tên lửa không đối không R-27.
Vympel R-27 (tên ký hiệu của NATO AA-10 Alamo, Cyrillic P-27) là một loại tên lửa không đối không tầm trung của Liên Xô. Nó được sử dụng chính trong không quân Nga và CIS (cộng đồng các quốc gia độc lập). Nó được trang bị trên Mikoyan MiG-29, Yakovlev Yak-141, Sukhoi Su-27, Sukhoi Su-33, Sukhoi Su-35, và MiG-23MLD.
Tên lửa R-27 trang bị trên Su-33.
R-27R là một biến thể của R-27, được trang bị với một radar bán chủ động, ngòi nổ không tiếp xúc, ngòi nổ tiếp xúc và đầu nổ. Nó được điều khiển đến mục tiêu bởi một phương án kết hợp theo phương pháp cân đối giữa dẫn đường quán tính trong chuyển động ban đầu và được hướng dẫn từ radar trong giai đoạn cuối. Tên lửa R-27R có tầm hoạt động không quá 30 km.
Theo soha
Ấn Độ phóng thành công tên lửa BrahMos từ tàu ngầm
Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm..
Tập đoàn Không gian vũ trụ BrahMos cho biết Ấn Độ ngày hôm qua (20/3) đã thử nghiệm thành công phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành tình siêu thanh BrahMos, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm.
Tên lửa được phóng từ một bệ ngầm dưới nước tại vịnh Bengal của Ấn Độ. Sau đó, tên lửa đã đạt tới tầm bắn 290 km.
Trước đó, Ấn Độ đã thử thành công các phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ tàu nổi và từ mặt đất. Các phiên bản tên lửa này hiện đã được trang bị cho Hải quân và Lục quân của Ấn Độ.
Tên lửa hành tình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ.
Gần đây, Ấn Độ đã nâng cấp tên lửa BrahMos bằng cách lắp đặt thêm hệ thống dẫn đường vệ tinh hiện đại từ tên lửa hành trình chiến lược Kh-555 và Kh-101 cùng với công nghệ GPS-GLONASS.
Tên lửa hành trình BrahMos có tầm bắn 290km và có thể mang theo đầu đạn tiêu chuẩn nặng tới 300kg. Nó có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở độ cao 10m và có thể đạt tốc độ tối đa lên tới Mach 2.8 - gấp 3 lần tốc độ của tên lửa hành trình cận siêu thanh Tomahawk của Mỹ.
Tên lửa BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa 3M55 Yakhont do Nga thiết kế. Các cuộc thử nghiệm phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa này đã hoàn thành vào cuối năm 2012. Không quân Ấn Độ dự định sẽ trang bị tên lửa BrahMos cho 40 máy chiến đấu Su-30MKI Flanker-H.
Theo soha
Kim Jong-un giám sát máy bay không người lái "siêu chính xác" tập trận Truyền thông Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã giám sát một cuộc tập trận bắn đạn thật sử dụng máy bay không người lái và tên lửa đánh chặn hành trình, trong lúc căng thẳng đang tăng cao trên bán đảo Triều Tiên. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết ông Kim đã đích...