Mẹo đơn giản loại bỏ nấm mốc trong nhà để đón Tết
Những ngày cuối năm với mưa phùn thường xuyên và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc. Vậy làm sao để giữ gìn vệ sinh nhà cửa và loại bỏ nấm mốc để bảo vệ sức khỏe chúng ta?
Nấm mốc ưa những nơi có độ ẩm cao, những nơi ít ánh sáng, bởi thế bạn hãy thường xuyên quan sát những khu vực như nhà tắm, nhà vệ sinh, những vị trí hay bị rò rỉ nước, nhà bếp, ở ngay cả những thực phẩm đang sử dụng dở… Nếu nhìn thấy nấm mọc lên hoặc nhận ra mùi đặc trưng của chúng thì hãy loại bỏ chúng ngay lập tức, bởi nấm mốc có thể gây ngộ độc, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa…
1. Sử dụng nước chanh
Để tẩy vết mốc nhỏ trên quần áo, bạn làm ướt các vết mốc với nước cốt chanh, để khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời, sau đó, giặt quần áo lại với xà phòng và nước sạch. Đối với các vết mốc trên tường, trên bàn ghế cũng thực hiện tương tự như vậy.
2. Sử dụng bột soda
Hòa tan bột baking soda vào nước ấm với tỷ lệ 1 thìa cà phê soda cho 2-3 chiếc quần áo hoặc chai lọ bị mốc (tùy vào tình trạng mốc ít hay nhiều). Sau đó, bạn ngâm quần áo, chai lọ trong dung dịch này trong khoảng 5-10 phút rồi làm sạch lại như bình thường. Điều đặc biệt ở chỗ phương pháp này còn giúp ngăn chặn nấm mốc quay trở lại nhờ có các hoạt tính mạnh của bột soda.
3. Sử dụng giấm gạo hoặc rượu
Video đang HOT
Bạn dùng miếng vải ẩm nhúng vào giấm hoặc rượu sau đó lau trực tiếp lên các vết mốc trên tường, tủ hay quần áo. Tuy nhiên, với tình trạng nấm mốc ở diện tích rộng thì bạn cần hỏi chuyên gia các biện pháp xử lý triệt để để không ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình, nhất là với trẻ em.
4. Các biện pháp phòng tránh
- Sử dụng sức mạnh từ ánh nắng mặt trời: Đây là phương pháp thông dụng và hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng nấm mốc cho tất cả các đồ dùng. Tuy nhiên, đối với các đồ bằng gỗ, bạn cần chú ý không nên phơi quá lâu dưới trời nắng vì dễ bị cong vênh gỗ, nứt, dễ bị phai màu do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Thường xuyên lau chùi đồ đạc: Việc lau chùi đồ đạc thường xuyên bằng các dung dịch lau rửa giúp tiêu diệt vi khuẩn cư trú bên trong gỗ, các vết nứt, các khe trên bề mặt, ngăn ngừa chúng phát triển thành nấm mốc.
- Hút ẩm đồ gỗ: Nếu đồ nội thất không được sử dụng trong một thời gian dài, hoặc được lưu trữ trong kho một thời gian dài mà không làm sạch, chúng thường bị nấm mốc và có mùi khó chịu. Bạn nên di chuyển những đồ đạc này sang môi trường khác và dùng máy hút ẩm, máy sấy để khử hết mùi ẩm mốc.
- Sơn lại các đồ nội thất: Bạn phải cạo bỏ lớp sơn cũ, chà nhám nó, sau đó để cho nó ở trong môi trường tự nhiên trong một vài ngày rồi mới bắt đầu để sơn lại chúng.
Minh Huệ (Theo giadinhvn.vn)
Chị em có biết: Ổ dịch trong miếng rửa bát nguy hiểm thế nào?
GS Hugh Pennington chuyên gia vi trùng học hàng đầu của Anh cho rằng môi trường ẩm ướt của miếng rửa chén cùng với thức ăn thừa tồn đọng đã trở thành địa điểm ẩn náu của vi khuẩn.
Vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở hàng triệu lần trong miếng rửa chén khi để qua đêm. Nó thậm chí còn ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh hơn cả toilet.
Sự nguy hiểm càng trở nên nghiêm trọng khi các bà nội trợ dùng miếng rửa chén để lau rửa bề mặt bếp, bồn rửa và những bề mặt khác.
Ảnh minh họa
Khi đó, các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc như E.coli, salmonella có trong miếng rửa chén sẽ có điều kiện lan rộng ra và lây nhiễm vào đồ ăn, thức uống.
Lúc này, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm.
Theo GS Pennington, một trong những loại vi khuẩn gây hại nhất đối với sức khỏe con người là campylobacter, thường được tìm thấy trên giẻ rửa bát.
Ảnh minh họa
Campylobacter có khả năng gây hội chứng Guillain-Barre, có thể gây bại liệt ở người.
Chính vì thế, các bà nội trợ phải luôn giữ cho miếng rửa chén sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa những mối nguy hiểm do vật dụng này gây ra.
Các nhà khoa học từ Maryland (Mỹ) đã phát hiện rằng quay vi sóng các vật dụng này có thể giết tới 99,99% vi khuẩn tồn tại trong đó và khoảng 99% men và nấm mốc.
Theo Trí Thức Trẻ
Thực phẩm tuyệt đối không ăn khi để qua đêm Việc để các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, ốc, mực... đã chế biến qua đêm sẽ khiến cho chất protein có trong các món ăn này bị biến đổi. Nó không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại cho chức năng của gan, thận. Nước đun sôi để nguội quá lâu Một chuyên gia đã...