Mẹo đối phó với rối loạn cảm xúc
Vào mùa đông bạn thường cảm thấy tinh thần xuống dốc, thiếu năng lượng, khó tập trung. Để cải thiện vấn đề này, hãy cân nhắc những thực phẩm và đồ uống sau:
1. Thức ăn
Đừng quên thực phẩm bạn ăn hàng ngày cũng là một nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc của bạn. Dấu hiệu thường thấy đó là thèm ăn. Mỗi khi bạn thấy thèm ăn, hãy thử uống một chút nước canh thịt hoặc nước súp hay ngũ cốc đã được nấu để tăng hàm lượng serotonin.
2. Đồ uống
Một cách khác để đối phó với rối loạn cảm xúc theo mùa và chống thèm ăn là uống trà thảo dược. Bạn có thể nghĩ loại cà phê nhiều chất béo hoặc đồ uống tăng lực là cách tốt nhất để bạn lấy lại tinh thần, nhưng thực chất chúng chỉ gây cho bạn cảm giác lo lắng và rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể thay thế bằng các loại trà tự nhiên và có hương vị, sẽ tốt hơn trong việc cải thiện tâm trạng của bạn.
Các loại trà tự nhiên và có hương vị, sẽ tốt hơn cho tâm trạng của bạn.
Video đang HOT
3. Đi ra ngoài
Bạn hãy ra khỏi phòng và hít thở không khí trong lành cũng như tận hưởng ánh nắng mặt trời bởi chúng có tác dụng giúp cho tâm trạng của bạn tốt hơn.
4. Vận động nhiều hơn
Tập thể dục thường xuyên là cách rất tốt để giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể tràn trề năng lượng. Không nhất thiết phải đầu tư các dụng cụ tập đắt tiền, bạn chỉ cần đi bộ, chạy bộ hoặc chơi một môn thể thao nào đó với bạn bè hoặc người thân. Tập thể dục rất có lợi cho sức khỏe thể chất và tâm thần của bạn.
5. Xây dựng thời gian biểu hợp lí
Lên kế hoạch và duy trì lịch trình đều đặn sẽ giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn. Hàng ngày, cố gắng đi ngủ và thức dậy đúng giờ để tạo cho cơ thể một thói quen nhất định. Việc này sẽ giúp bạn tăng cường trí nhớ và luôn tỉnh táo trong suốt cả ngày.
Xây dựng thời gian biểu hợp lý sẽ giúp bạn có tâm trạng thoải mái hơn
6. Chế phẩm bổ sung
Bạn có thể cân nhắc dùng một số chế phẩm bổ sung như các vitamin B, L-Tryptophan hay St. John’s Wart khi bạn phải đối phó với rối loạn cảm xúc theo mùa. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định sử dụng loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
7. Không nên tự điều trị
Bạn không nên tự cải thiện tình trạng của mình. Sử dụng đồ uống có cồn, thuốc hay thực ph ẩm thực sự có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn và ngay cả khi bạn thấy khá hơn thì nó cũng chỉ là tạm thời. Hãy áp dụng các phương pháp tự nhiên và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Theo Gia Minh (Tiên Phong)
Nhiều loại bệnh "ăn theo" biến đổi khí hậu
Bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, những rối loạn của cơ thể do nhiệt độ tăng cao... các loại bệnh trên ở con người đang có chiều hướng tăng cao và có mối quan hệ khá mật thiết với biến đổi khí hậu.
PGS. TS Nguyễn Kỳ Phùng cùng cộng sự trong nghiên cứu đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở TPHCM cho thấy, từ năm 1978 đến nay, nhiệt độ tại thành phố đã tăng 0,70C. Sự bất thường về thời tiết do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu đang xảy ra tại TPHCM khi lượng mưa trong các tháng mùa mưa trên địa bàn đang tăng cao kéo theo đó là tình trạng dâng lên của nước biển vùng ven bờ khiến diện tích ngập lụt của thành phố dần tăng lên theo từng năm. Tình trạng ngập lụt đang tác động xấu đến nguồn nước sinh hoạt môi trường sống khiến môi trường sống của con người trở nên mất an toàn.
Con người đang gánh hậu quả từ sự biến đổi của khí hậu
Một nghiên cứu về gánh nặng về tăng nhiệt độ đối với con người đã được thực hiện tại Đà Nẵng trong 10 năm qua cũng cho thấy, nhiệt độ tại khu vực này đang nóng lên, thời điểm nóng nhất tới 39,50C. Số ngày nắng nóng mỗi năm một tăng, nếu năm 2000 mới chỉ ghi nhận hơn 30 ngày nóng trên 350C thì đến nay ngày có nhiệt độ nói trên đã tăng lên gần 50 ngày.
Hiện tượng "sóng nhiệt" tại Đà Nẵng đang tác động tiêu cực đến sức khỏe con người đặc biệt là cư dân đô thị. Các loại bệnh như: mất ngủ, ăn uống kém, da khô, nóng, khó thở, chóng mặt, nhức đầu... ở người dân ghi nhận ngày một nhiều hơn. Nhiệt độ tăng tác động trực tiếp đến những người lao động ngoài trời, làm giảm năng suất công việc, khiến người lao động mất tập trung, tai nạn nghề nghiệp tăng. Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi làm việc trong thời tiết nắng nóng.
Tại hội thảo về biến đổi khí hậu và các tác động đối với sức khỏe diễn ra ngày 13/11, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, thời gian gần đây một số bệnh dịch phát triển trên người như bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, các rối loạn của cơ thể do nhiệt độ tăng cao... đang có sự song hành cùng biến đổi khí hậu.
Trước thực trạng trên, ngành y tế đang rốt ráo triển khai các kế hoạch hành động xây dựng hệ thống cảnh báo tình hình dịch bệnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng ứng phó cảnh báo sớm các nguy cơ bệnh dịch, tăng khả năng ứng phó với thiên tai thảm họa... giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ và cách điều trị GS TS Trần Lê Linh Phương, trưởng Phân khoa Niệu, BV ĐH Y dược, Phó chủ nhiệm khoa Tiết niệu, ĐH Y dược TPHCM, vừa có những tư vấn về các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ và cách điều trị. Theo PGS TS Linh Phương, các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ gồm có: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu...