Mẹo để thở tốt hơn có thể rất cần trong đại dịch Covid-19
Thở tốt hơn rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Chỉ cần vài phút hít vào, thở ra đều đặn và sâu sẽ rèn luyện dây thần kinh phế vị, giúp kiểm soát nhịp tim. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thở là hành động tự nhiên, nhưng có những lý do khiến thở không hiệu quả và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Và có những cách giúp bạn có thể hít thở tốt hơn. Thở ở một nhịp độ cân bằng giúp duy trì mức độ lành mạnh của ô xy và CO 2 trong máu.
Bạn có thể học cách điều chỉnh tốc độ hít vào và thở ra để thư giãn và kiểm soát lo lắng.
Thở bằng mũi
Thở bằng mũi cho phép các khoang mũi giảm tiếp xúc với các chất lạ, làm ẩm và ấm không khí hít vào, tăng lưu lượng khí đến động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh, tăng sự hấp thụ và lưu thông ô xy, giúp thở chậm lại, cải thiện thể tích phổi, giúp cơ hoành hoạt động tốt, giảm nguy cơ dị ứng và viêm xoang, giảm nguy cơ bị ho, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, theo Healthline .
Nhóm máu có ảnh hưởng đến chuyện nhiễm Covid-19 không | BÁC SĨ ƠI số 5
Tập thở sâu
Thực hành tập trung vào hơi thở có thể giúp giảm căng thẳng. Chỉ cần vài phút hít vào và thở ra đều đặn và sâu sẽ rèn luyện dây thần kinh phế vị, giúp kiểm soát nhịp tim. Tập thở chậm và có chủ ý có thể giúp thư giãn và giảm lo lắng.
Thở luân phiên 2 bên mũi
Bịt mũi bên trái, thở ra rồi hít vào bằng mũi bên phải. Sau đó, bịt mũi bên phải, thở ra rồi hít vào bằng mũi bên trái. Rồi cứ thế tiếp tục thở ra bằng mũi bên phải. Giữa mỗi chu kỳ, bóp nhẹ hai bên. Làm điều này trong 5 phút. Bài tập này cùng với hít thở sâu có thể có tác dụng tốt cho huyết áp và nhịp tim.
Chỉ cần nhắm mắt và tập hít vào từ từ để không khí tràn vào khắp bụng. ẢNH SHUTTERSTOCK
Ngủ đúng tư thế để thở tốt hơn
Tư thế ngủ có thể giúp giảm bớt tình trạng khó thở. Nằm nghiêng với một chiếc gối kê đầu và một chiếc gối khác kê giữa hai chân. Nếu nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu và gối kia dưới đầu gối.
Thiền
Thiền bao gồm việc hít thở sâu và tập trung sẽ giúp loại bỏ những suy nghĩ căng thẳng hoặc mất tập trung. Chỉ cần nhắm mắt và tập hít vào từ từ để không khí tràn vào khắp bụng. Kiểu thở này khuyến khích sự trao đổi đầy đủ ô xy đến để lấy CO2 đi. Nó có thể làm chậm nhịp tim và giảm hoặc ổn định huyết áp.
Hát
Ca hát có thể tốt cho phổi và hô hấp, ngay cả người bị bệnh hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen suyễn. Ca hát cũng có thể giúp giảm lo lắng.
Giảm cân
Nếu bạn thừa cân, giảm thêm vài cân có thể giúp bạn thở tốt hơn. Những người béo phì có thể bị khó thở. Mỡ bụng dư thừa có thể làm giảm lượng không khí mà phổi có thể giữ khi hít vào. Giảm cân giúp bạn thở và vận động dễ dàng hơn. Nó cũng có thể cải thiện các triệu chứng nếu bị hen suyễn.
Tiêm ngừa vắc xin Covid-19 có được ngủ chung với trẻ nhỏ | BÁC SĨ ƠI số 5
Di chuyển
Tập thể dục giúp phổi khỏe mạnh. Bất kỳ môn thể thao nào cũng được miễn là ít nhất 30 phút hoạt động vừa phải 5 ngày một tuần. Các hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ hoặc đi xe đạp – ngay cả tập trên máy, có thể mở rộng dung tích phổi, vì vậy bạn có thể hít thở sâu hơn và đầy hơn.
Tập yoga hoặc thái cực quyền
Các bài tập nhẹ nhàng linh hoạt này có thể cải thiện sức khỏe và dung tích phổi. Cả hai phương pháp này đều liên quan đến việc học các kỹ thuật thở để cải thiện sức mạnh và sức khỏe. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu luyện tập, ban đầu đừng thực hiện những động tác khiến bạn phải hạn chế nhịp thở.
Cười lớn
Cách thú vị để tập cho phổi luôn khỏe mạnh là cười! Cười nhiều sẽ làm tăng dung tích phổi và giúp cơ bụng hoạt động hơn. Một trận cười sảng khoái cũng giúp loại bỏ không khí cũ ra khỏi phổi và cho không khí trong lành vào.
Uống đủ nước
Uống đủ nước để thở tốt hơn. Uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác trong ngày sẽ giữ cho màng nhầy lót bên trong phổi khỏe mạnh. Nếu lớp lót ẩm và mỏng, bạn sẽ dễ thở hơn.
Để dễ thở hơn khi đeo khẩu trang
Việc đeo khẩu trang có thể khiến việc hít thở có vẻ tốn nhiều sức lực hơn. Hãy thử các mẹo sau: Trong khi đeo khẩu trang, đừng cuối xuống. Tư thế tốt giúp thở dễ dàng hơn.
Người thuộc nhóm máu nào dễ có nguy cơ sa sút trí tuệ?
Nhóm máu của bạn có thể giúp dự đoán về các vấn đề nhận thức sắp xảy ra.
Nhóm máu của bạn có thể dự báo cho một số vấn đề về trí nhớ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhóm máu của bạn có thể cho biết rất nhiều điều về bản thân bạn và các nhà nghiên cứu đang khám phá ra nó thậm chí có thể cho biết liệu bạn có thể mắc một số bệnh hay không.
Ngoài việc cho bạn biết liệu bạn có thể có vấn đề về tim mạch hoặc mắc bệnh tiểu đường hay không - hoặc thậm chí loại tính cách của bạn, theo một báo cáo - nhóm máu của bạn có thể dự báo cho một số vấn đề về trí nhớ, bao gồm cả chứng mất trí nhớ.
1. Nhóm máu nào có nhiều rủi ro nhất?
Theo một nghiên cứu được công bố trên Neurology, tạp chí y khoa của Học viện Thần kinh Mỹ (AAN), những người có nhóm máu AB có thể dễ bị mất trí nhớ trong những năm sau này hơn những người có nhóm máu khác, theo Eat This, Not That!
2. Rủi ro chính xác là gì?
Các loại nhóm máu. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
AAN cho biết: "AB là nhóm máu ít phổ biến nhất, được tìm thấy trong khoảng 4% dân số Mỹ. Nghiên cứu cho thấy những người có nhóm máu AB có nguy cơ phát triển các vấn đề về tư duy và trí nhớ có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ cao hơn 82% so với những người có nhóm máu khác".
3. Yếu tố VIII là gì?
AAN cho biết: "Các nhà nghiên cứu cũng xem xét nồng độ yếu tố VIII trong máu, một loại protein giúp máu đông".
"Những người trong nghiên cứu này có mức yếu tố VIII cao hơn có nguy cơ mắc các vấn đề về tư duy và trí nhớ cao hơn 24% so với những người có mức protein thấp hơn. Những người nhóm máu AB có mức độ trung bình của yếu tố VIII cao hơn những người có nhóm máu khác", cũng theo AAN.
4. Nhóm máu nào "ít rủi ro nhất"?
Theo AAN, "các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn, những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và sa sút trí tuệ".
5. Nhóm máu không phải là yếu tố rủi ro duy nhất
Tiến sĩ Terence Quinn, giảng viên lâm sàng về đột quỵ và y học lão khoa ở Mỹ, cho biết: "Nếu bạn thực hiện cùng một nghiên cứu và xem xét việc hút thuốc, lười vận động, béo phì và các yếu tố lối sống khác, nguy cơ mất trí nhớ cao hơn rất nhiều", theo WebMd.
"Những người đang lo lắng về chứng sa sút trí tuệ, cho dù họ có nhóm máu nào, cũng nên xem xét việc thực hiện những thay đổi lối sống đó", tiến sĩ Quinn nói thêm, theo Eat This, Not That!
Làm gì để tránh lây nhiễm khi chăm sóc F0 tại nhà? Người thân trong nhà phải thực hiện đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách trên hai mét đối với F0, rửa tay thường xuyên. Cửa phòng cách ly phải bố trí một chiếc bàn để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho F0. Nên yêu cầu F0 sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng...