Mẹo để ngủ ngon
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh mất ngủ không tốt cho sức khỏe.
Thay vì mang lại cho người bệnh một giấc ngủ “khỏe mạnh” như mong muốn, thuốc ngủ làm họ rơi vào trạng thái không tỉnh táo và có thể gây nghiện nếu dùng lâu dài. Sau đây là những bí quyết rất hiệu quả và an toàn giúp mang lại cho bạn những giấc ngủ ngo và “chất lượng”.
Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng một bên, kê đầu trên một chiếc gối thấp. Đây là những tư thế giúp ngủ “sâu” nhất, đồng thời góp phần cải thiện chức năng ruột.
Luyện tập thói quen đi ngủ đúng giờ và giữ không khí phòng ngủ luôn thoáng mát. Tránh dùng những đồ uống có chất cồn hay nước trà đậm. Những thứ này chính là nguyên nhân gây “phiền toái” cho giấc ngủ.
Dùng gối thảo mộc cũng được xem là một phương pháp chữa trị được chứng mất ngủ (Ảnh minh họa)
Dùng gối thảo mộc cũng được xem là một phương pháp chữa trị được chứng mất ngủ. Lá của các loại cây như dương xỉ, nguyệt quế, óc chó, bạc hà, phong lữ, thông, phần thân của cây hoa bia, những cánh hoa hồng… có tác dụng giúp ngủ ngon. Bạn có thể dùng riêng từng loại hoặc trộn chúng lại với nhau, nhồi vào áo gối hay cho chúng vào một chiếc túi nhỏ và đặt dưới gối nằm.
Tắm bằng nước ấm pha tinh dầu cũng có tác dụng giúp ngủ ngon. Những loại tinh dầu có hương thơm như bạc hà, hoa cúc hay cam hoặc những thảo dược như lá tùng, cúc vạn thọ, bạc hà, kinh giới, cây nữ lang sẽ là những lựa chọn tốt nhất cho những người đang bị mất ngủ. Sau khi tắm, bạn không nên lau mình, cứ để cho nước tắm tự khô và đi ngủ ngay.
Uống trà thảo dược trước khi ngủ. Trà làm từ cây táo gai, bí ngô và mật ong, hoa cúc, nghệ tây, rễ cây cơm cháy, thân và vỏ của các loại dâu, hạt gai dầu, cây carum, hay hoa bia… đều được xem là những loại thảo dược có lợi cho giấc ngủ.
Tạo không gian ngủ êm dịu bằng cách tránh những đồ nội thất có màu sắc quá chói chang như màu đỏ, những thứ nặng mùi (bao gồm cả các loại hoa có hương thơm quá nồng) và tiếng ồn.
Video đang HOT
Theo dantri
Chống cảm cúm bằng thực phẩm
Một số loại thực phẩm có thể là thuốc giúp bạn phòng chống bệnh cảm cúm.
Nguồn thực phẩm với khả năng miễn dịch hữu hiệu nên được bổ sung trong thực đơn hàng ngày để phòng chống cảm cúm.
Trong thời tiết lạnh giá, để chiến đấu với cảm cúm, hầu hết mọi người chọn nước cam và phở gà khi thấy sổ mũi, khó chịu và các dấu hiệu khác của bệnh. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả thực phẩm có khả năng chống lạnh bệnh tật. Vitamin A, C, và E cùng các chất dinh dưỡng quan trọng khác thúc đẩy khả năng miễn dịch được tìm thấy trong hàng loạt thực phẩm như cà rốt, hạnh nhân, ớt chuông.
Tiến sĩ, nhà tư vấn Eric Plasker, tác giả cuốn sách The 100 Year Lifestyle cho biết: "Đừng chờ đợi đến khi bạn bị bệnh và phải uống thuốc, hãy bổ sung thường xuyên các thực phẩm có tác dụng phòng bệnh trong chế độ ăn uống của bạn". Một loạt trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của bạn chứa chất phytochemical giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp các đặc tính chống viêm, kháng virus, kháng khuẩn và thúc đẩy tế bào bị thương nhanh hồi phục.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chống lại bệnh cảm cúm vì làm tăng lượng vitamin C. Vị ngon, dễ nấu với nhiều thực phẩm, màu đỏ của ớt chuông chứa gấp đôi vitamin C tăng cường tương tự ở cam.
Cà rốt
Các loại rau màu vàng và màu da cam như cà rốt có chứa beta - carotene. Hợp chất này chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, tăng tế bào-T và khả năng miễn dịch.
Hạnh nhân
Hạnh nhân là nguồn tốt của vitamin E, đồng thời là chất chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh tật. Thêm một lượng nhỏ đều đặn trong bữa ăn trưa và bữa ăn chính của bạn để hạnh nhân có tác dụng hiệu quả với cơ thể.
Hạnh nhân là thực phảm giúp bạn chống lại được cảm cúm (Ảnh minh họa)
Khoai lang
Giống như cà rốt, khoai lang là một thực phẩm màu cam chứa beta carotene, được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể và có thể chống nhiễm trùng hô hấp. Sử dụng khoai lang linh hoạt trong các món súp, salad, món ăn phụ và bạn sẽ thấy tác dụng của nó trong mùa đông này.
Soup gà
Soup gà có tính kháng viêm nhẹ, có thể làm giảm sản xuất chất nhầy và sưng cổ họng. Nó còn làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, dễ dàng giúp bạn chống nhiễm trùng. Thêm vào đó, khi nấu thành soup, cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn.
Tỏi
Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi được chứng minh chống lại virus và ngăn ngừa các căn bệnh truyền nhiễm. Thêm tỏi vào trong bữa ăn là một trong số ý tưởng tốt, nhưng bác sĩ Darwin Deen tại trung tâm y tế Montefirore, thành phố New York, cảnh báo tỏi là một hợp chất mạnh và bạn nên bổ sung tỏi như thức ăn sống ở ngoài để đảm bảo hợp chất không bị mất đi trong quá trình nấu nướng.
Tỏi giúp ngăn ngừa các vi rút bệnh truyền nhiễm (Ảnh minh họa)
Gừng
Hợp chất thực vật tự nhiên gingerol được tìm thấy trong gừng tươi có thể chống lại nhiễm trùng. Gừng được sử dụng như gia vị thêm vào các món ăn, bạn hãy kết hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại cảm cúm.
Cá hồi
Cá hồi là nguồn tuyệt vời của omega- 3 cũng như dầu cá để tăng cường hệ miễn dịch. Loại cá này cũng có thể là món ăn chính hoặc thêm vào salad, hãy thử các công thức mới nấu cá hồi và thêm chúng vào thực đơn hàng ngày của bạn.
Nấm
Được dùng nhiều trong lẩu mùa đông, nấm chứa selengiúp các tế bào máu trắng sản xuất cytokine ngăn ngừa bệnh tật hay beta- glucan, một loại đường kháng khuẩn chống lại bệnh nhiễm trùng. Nấm có thể thêm vào soup, salad, các món ăn phụ hay món khai vị.
Sô cô la đen
Lượng cacao đen trong sô cô la đen hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào T và gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều sô cô la đen có thể khiến bạn béo lên. Ăn vặt với số lượng sô cô la đúng tiêu chuẩn hoặc dùng nó với món tráng miệng để bạn có thể phòng chống cảm cúm tốt nhất.
Theo dantri
Phát hiện giật mình: Người béo sống lâu Một nghiên cứu ở Mỹ phát hiện: béo, thậm chí béo phì, sống lâu hơn những người gầy. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Ung thư quốc gia (NCI) và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) đã thực hiện 97 cuộc nghiên cứu và theo dõi số liệu thống kê về khối lượng cơ thể và bệnh tật trên gần 3 triệu...