Mẹo để bạn thụ thai thành công
Có hai lý do khiến bạn quan tâm đến thời kì rụng trứng: đó là bởi bạn đang cố gắng để tránh mang thai hoặc bạn đang cố gắng mang thai.
Dưới đây là một vài phương pháp mà bạn có thể sử dụng để nhận biết bạn đang trong thời gian rụng trứng.
Tính theo lịch
thông thường, nếu chu kì kinh nguyệt đều đặn 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14 giữa chu kì, trước khi bắt đầu chu kì tiếp theo. Nếu không chắc chắn chu kỳ của bạn là bao lâu, thì nên tạo thói quen đánh dấu những ngày bắt đầu của mỗi chu kì trong nhật kí. Từ đó, bạn có thể thiết lập được một quy tắc chung để có thể dự đoán được ngày rụng trứng.
Các dấu hiệu
Nếu tinh ý, chị em có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu xuất hiện trong thời gian mình rụng trứng. Nhiều phụ nữ nhận thấy có một chút đau nhói trong bụng, phía trên buồng trứng tại thời điểm rụng trứng.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác dễ nhận thấy hơn như: các chất nhầy cổ tử cung thay đổi một vài ngày trước khi rụng trứng, nhằm mục đích làm cho tinh trùng dễ dàng “chui” vào tử cung hơn và dễ thụ tinh với trứng đã rụng. Tại thời điểm này, lượng chất nhầy cũng tăng lên và có vẻ dẻo, quánh hơn. Nhiệt độ cơ thể cũng có vẻ tăng lên nửa độ.
Có chức năng như que thử thai, nhưng que thử rụng trứng cho kết quả xem bạn có đang trong thời điểm rụng trứng hay không, dựa trên sự thay đổi các hormone trong nước tiểu của bạn. Nếu chọn phương pháp này, bạn có thể thử vào khoảng ngày thứ 10 – 12 của chu kì hoặc khoảng 16 ngày trước khi bạn nghĩ rằng đến chu kì kinh nguyệt tiếp theo. Nếu que thử cho thấy 2 vạch, có nghĩa là bạn sẽ rụng trứng trong vòng 24 giờ tới. Chị em có thể mua que thử này ở các hiệu thuốc.
Xét nghiệm máu
Điều này thường chỉ được sử dụng tại các bệnh viện nếu bạn gặp vấn đề với việc thụ thai. Điều quan trọng cần nhớ là: Trước đó cả hai đã dùng biện pháp tránh thai nào, có quan hệ tình dục trong thời gian rụng trứng hay không…? Những thông tin này sẽ rất quan trọng cho các xét nghiệm và chẩn đoán của bác sĩ.
Theo PNO
5 sai lầm của chị em khi xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap)
Duy trì thói quen xét nghiệm Pap smear đã là khó với nhiều chị em, có những chị em dù đã làm Pap smear nhưng vẫn gặp phải những sai sót ảnh hưởng đến kết quả thu được.
Pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là phương tiện hiệu quả nhất để tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay, nhưng sự thành công lại dựa rất nhiều vào tính chính xác khi thực hiện thao tác này.
Tuy nhiên, duy trì thói quen tiến hành xét nghiệm Pap smear đã là khó với nhiều chị em, có những chị em dù đã làm Pap smear nhưng vẫn gặp phải những sai sót. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhất của chị em khi tiến hành Pap smear có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của lần kiểm tra:
1. Không thường xuyên tiến hành Pap smear
Xét nghiệm Pap smear là một cách là một cách rất hiệu quả để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Pap smear có thể phát hiện những thay đổi bất thường ở cổ tử cung sớm hơn rất nhiều trước khi chúng trở thành ung thư. Tuy nhiên, chìa khóa của vấn đề ở đây là chị em nên tiến hành xét nghiệm Pap smear thường xuyên.
2. Có quan hệ tình dục, thụt rửa trong 24-48 giờ trước khi làm Pap smear
Nguyên tắc chung là không có bất cứ điều gì trong âm đạo từ 24 đến 48 giờ trước khi tiến hành một xét nghiệm Pap smear. Bất cứ những tác động vào âm đọa trong những ngày trước đó có thể che khuất các tế bào bất thường, có thể gây ra một kết quả Pap smear không chính xác.
Nếu bạn có giao hợp, thụt rửa âm đạo, hoặc nhét bất cứ vật gì trong âm đạo trước khi xét nghiệm Pap smear, hãy cố gắng sắp xếp lại cuộc hẹn với bác sĩ để lần sau thực hiện.
3. Kiểm tra Pap smear khi đang trong kì nguyệt san
Thời gian lý tưởng để có một xét nghiệm Pap smear là 10 đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu của kì kinh gần nhất. Tốt nhất, bạn không bao giờ nên sắp xếp thực hiện xét nghiệm Pap trong thời gian kinh nguyệt. Bởi máu kinh nguyệt và chất lỏng có thể làm cho khó phát hiện các tế bào bất thường, có thể gây ra một kết quả không chính xác. Bạn có thể làm xét nghiệm Pap nếu đã sạch máu kinh. Để biết chính xác thời điểm sau kinh có thể tiến hành xét nghiệm Pap, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ mà bạn muốn họ xét nghiệm cho mình.
4. Không nói với bác sĩ về các kết quả Pap bất thường ở lần xét nghiệm trước
Bác sĩ của bạn cần phải biết bạn đã xét nghiệm Pap smear hay chưa, kết quả có bất thường trước đó hay không. Kết quả trước đó cộng với kết quả làm Pap lần này sẽ giúp bác sĩ dễ chẩn đoán bệnh cho bạn hơn. Ngoài ra bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu bạn đã từng soi cổ tử cung, làm sinh thiết hoặc có bất kì điều trị nào và có kết quả bất thường ra sao.
5. Không để tâm lắm đến kết quả Pap smear bất thường
Nếu bạn đã có kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường, bạn càng cầm làm theo các khuyến nghị của bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành xét nghiệm thường xuyên hơn hoặc soi cổ tử cung. Theo các thủ tục tiến hành có thể khác nhau, tùy thuộc vào kết quả của Pap smear sau mỗi lần thực hiện.
Theo PNO
6 loại trái cây giúp chị em phòng bệnh ung thư vú Ăn trai cây giup chi em duy tri săc đep va sưc khoe. Nhưng loai trai cây sau đây con co tac dung phong bênh ung thư vu nưa đây! 1. Xoai Khoa hoc nghiên cưu phat hiên, phu nư ăn nhiêu xoai co tac dung phong bênh ung thư vu. Cac nhân viên nghiên cưu đa tiên hanh nghiên cưu vê polyphenol,...