Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe
Di chuyển bằng tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi lâu một chỗ, làm cho các khớp bị cứng, máu kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Dưới đây là một số cách để giảm đau cổ, lưng khi ngồi lâu.
Trong lúc ngồi tàu xe:
- Đứng dậy và di chuyển: đặt ghế sát lối đi trên máy bay giúp bạn có thể tự do đi lại và thường xuyên đứng lên mà không làm phiền những hành khách bên cạnh. Nó cũng có thể giúp tránh đau và cứng khớp khi ngồi một tư thế trong thời gian dài.
- Ngã ghế: ngồi thẳng gây áp lực lên đĩa đệm, việc ngã ghế giúp trọng lượng của cơ thể dồn vào phần tựa lưng chứ không phải vào cột sống, giúp giảm trọng lực lên cột sống.
- Sử dụng gối cổ và các phụ kiện hỗ trợ lưng: Gối cổ được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ đầu và cổ của bạn ở tư thế tự nhiên, giúp duy trì đường cong cột sống. Nên chọn loại gối có kích thước và độ cứng phù hợp.
- Gối lưng: đặt một chiếc gối giữa lưng ghế và lưng dưới của bạn để hỗ trợ lưng, giảm căng thẳng cho cổ và lưng, giữ cho thân trên không bị chùng xuống và giữ được đường cong tự nhiên của vùng thắt lưng, giảm nguy cơ bị co thắt lưng.
- Vị trí của hai chân cần ở một góc vuông khi ngồi xuống ghế, có thể kê thêm chăn hoặc gối dưới bàn chân để duy trì một góc vuông với đầu gối, cách này sẽ giảm bớt căng thẳng cho phần lưng dưới.
Video đang HOT
Sau chuyến đi:
- Chườm ấm: giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, mang lại cảm giác thư giãn.
- Xoa bóp bấm huyệt: là phương thức phục hồi sức khỏe hiệu quả nhất, giúp làm mềm các cơ bị căng cứng, giảm đau, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon.
- Ngủ để phục hồi sức khỏe: cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau thời gian di chuyển bằng tàu xe để cơ thể phục hồi. Không nên có lịch trình quá dày tạo áp lực cho cơ thể.
- Nên đi bác sĩ chuyên khoa về đau khám nếu cơn đau của bạn kéo dài.
Đau mỏi vai gáy ở tuổi học sinh có thể chữa khỏi mà không cần dùng thuốc
Gần đây, đơn vị điều trị ban ngày của một số bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp các em học sinh bị đau cổ - vai - gáy (CVG) được phụ huynh đưa đến khám. Các em đều phản ánh tình trạng nhức mỏi vùng CVG, gây mệt mỏi và khó tập trung học tập.
Do đặc điểm sinh hoạt và học tập là thường xuyên ngồi nhiều (học từ sáng tới chiều). Cho dù ngồi tư thế đúng mà ngồi lâu cũng không có lợi, ngồi sai tư thế là chuyện thường gặp. Môi trường máy lạnh, ít vận động, mang cặp sách quá nặng, tâm lý lo lắng, căng thẳng khi gần kì thi, kiểm tra... là những nguyên nhân dẫn đến đau mỏi CVG.
Đau CVG ở lứa tuổi học sinh tưởng đơn giản, dễ bị phụ huynh và các em học sinh bỏ qua. Đa phần chỉ đến thăm khám khi bệnh quá nặng và gây ảnh hưởng nhiều lên đời sống và học tập. Khi có triệu chứng nhức mỏi vùng cổ nên đi điều trị sớm, xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp phục hồi các cơ nhanh chóng, giảm đau mỏi, tăng cường lưu thông máu lên đầu, giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung, giảm căng thẳng, có giấc ngủ ngon, tạo điều kiện cho việc học tập tốt hơn.
Đau mỏi vùng CVG làm ảnh hưởng chất lượng học tập, gây mệt mỏi, mất tập trung, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ,.. ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của các em.
Triệu chứng đau CVG
Đau, nhức, mỏi, nặng cơ vùng CVG và có thể cả phần lưng trên. Thời điểm xuất hiện cơn đau thường vào buổi sáng sớm, khi vừa ngủ dậy hoặc lúc khi làm việc, đặc biệt là lúc ngồi học: đánh máy tính, cúi đọc sách, chép bài, làm bài tập.
Ban đầu, chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu như không quay đầu thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không quay lại phía sau được. Có khi triệu chứng đau lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn phản xạ gân xương. Thậm chí, khi bị đau quá mức, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng gây ảnh hưởng và gây đau vùng CVG. Nếu không được điều trị sớm, đến khi bệnh nặng hơn thì mọi sinh hoạt, vận động liên quan đến vùng CVG cũng đều gây đau đớn và hạn chế mọi sinh hoạt của các em.
Tình trạng này gây ảnh hưởng đến cả việc ăn uống và giấc ngủ. Khi ngủ, nếu nằm nghiêng về bên bị bệnh thì lực của cơ thể đè lên sẽ làm đau tăng thêm. Còn nếu nằm nghiêng về phía bên lành, thì phía bên bị bệnh sẽ bị kéo lại cũng gây đau.
Nhân viên văn phòng cũng là đôi tương dê găp phải vân đê đau vai gáy
Điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt
Khi các em bị đau CVG, phụ huynh nên đưa các em đi thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá và cho chỉ định phù hợp.
Xoa bóp bâm huyêt kêt hơp nhiêu biên pháp khác trong YHCT có thê cải thiên tình trạng đau vai gáy mà không cân dùng th uôc
Xoa bóp bấm huyệt sử dụng các thủ thuật nhẹ nhàng, chính xác: Xoa xát toàn bộ vùng cổ vai gáy, dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ, vai; nhào các cơ lớn như cơ thang, cơ ức đòn chũm, cơ denta, các cơ quanh cột sống cổ; day các cơ bằng gốc bàn tay; tìm từng điểm đau, day và ấn tại điểm đó. Thời gian xoa bóp vùng cổ gáy từ 15-20 phút/lần, liệu trình từ 3-5 ngày hoặc hơn, tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Bên cạnh xoa bóp bấm huyệt, căn cứ tình trạng bệnh, có thể kết hợp thêm phương pháp điện châm, cứu ấm, chườm thuốc hoặc hướng dẫn tập các động tác dưỡng sinh tập luyện vùng cổ vai: động tác xem xa, xem gần; động tác co tay rút ra sau...
Trị viêm xoang mạn tính bằng y học cổ truyền Viêm xoang mạn tính có thể chữa bằng nhiều phương pháp trong y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, xông mũi xoang... Ảnh minh họa Bác sĩ Nguyễn Phối Hiền, Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cơ sở 3 cho biết, chữa xoang mạn tính có khỏi hoàn toàn hay không...