Mẹo chống nắng nóng đơn giản mà hiệu quả cho xe ô tô
Trong nửa tháng gần đây, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hứng chịu liên tiếp các đợt nắng nóng, đỉnh điểm có nơi trên 40 độ C và có khả năng kéo dài trong những ngày tới.
Dùng bạt che nắng trùm xe không chỉ chống nóng mà còn chống bụi bẩn cho xe. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Trong những ngày này, nếu để xe ô tô lâu ngoài trời có thể biến chiếc xe thành phòng “xông hơi” bất đắc dĩ, khi ra vào xe nếu không cẩn thận nhiều người còn bị bị sốc nhiệt.
Theo tính toán của giới chuyên môn, nhiệt độ ngoài trời dao động từ 37 độ C đến 40 độ C, nhiệt độ trong khoang xe ô tô sẽ dao động từ 47 độ C đến 65 độ C (nhiệt độ trong khoang xe ô tô thường cao hơn từ 10 đến 25 độ C, tùy theo màu xe, xe có dán kính chống nóng hay không dán và nơi đỗ xe).
Nơi đỗ xe lý tưởng nhất là trong hầm tòa nhà hoặc nơi có bóng mát. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Sức nóng này không chỉ làm cho động cơ, điều hoà, hệ thống làm mát… của xe hoạt động nhiều hơn, mà còn tàn phá nội, ngoại thất nhanh hơn, đặc biệt là lái xe và hành khách ra vào xe ô tô dưới nhiệt độ này sẽ cảm thấy rất ngột ngạt, khó thở và rất dễ sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột ở bên trong và ngoài xe.
Theo giới chuyên doanh và những người có kinh nghiệm, để tránh bị sốc nhiệt, có rất nhiều cách chống nắng, chống nóng đơn giản và hiệu quả cho ô tô trong những ngày nắng nóng gay gắt này để giảm nhiệt độ trong xe, tạo cảm giác thoải mái không chỉ cho lái xe mà cả hành khách mỗi khi cần di chuyển.
Do đó, đừng biến chiếc xe thành “phòng xông” hơi bất đắc dĩ mà hãy áp dụng những cách này để giảm bớt nhiệt độ trong xe:
Dán phim cách nhiệt cho ô tô là biện pháp chống nóng hữu hiệu lâu dài.
Dán phim cách nhiệt cho xe. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thương hiệu phim cách nhiệt, từ bình dân đến cao cấp như 3M, V-Kool, Llumar, Sun-Gard, AnyGard hay SolarFree… với giá dao động từ 3,8 triệu đến gần 10 triệu đồng/xe, bao gồm dán kính trước, kính sau và kính ở 4 cánh cửa.
Đỗ xe dưới hầm hoặc dưới bóng râm:
Đây là cách được nhiều người sử dụng là đỗ xe dưới hầm để xe của tòa nhà, hay bóng mát giúp xe tránh ánh nắng trực tiếp tốt nhất và giúp xe được mát hơn so với đỗ nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào xe.
Đỗ xe trong hầm tòa nhà hay trong sân nhà có mái che là điều kiện lý tưởng để chống nắng nóng và bảo vệ xe tốt nhất. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Việc đỗ xe tránh ánh nắng trực tiếp sẽ giúp xe không bị bạc màu sơn, các chi tiết nhựa không bị nứt vỡ, không bị quá nóng mỗi khi bước lên xe. Tuy nhiên, không phải lúc nào những chỗ đỗ xe lý tưởng như vậy cũng có sẵn, nhất là ở những khu đô thị đông đúc.
Trong trường hợp không có hầm đỗ xe ở tòa nhà như ý muốn, thì việc lựa chọn đỗ xe dưới bóng cây, bóng râm của tòa nhà, hay công trình cũng là một cách lý tưởng, giúp tránh được cả ánh sáng và nhiệt độ cao.
Video đang HOT
Dùng rèm, bạt che nắng:
Sử dụng rèm, tấm che nắng xe ô tô sẽ giúp bảo vệ táp lô của xe và sơn ngoại thất không bị bạc màu và làm giảm nhiệt độ hấp thụ vào bên trong xe. Hiện nay, các loại tấm che nắng cho xe ô tô xuất hiện ngày càng nhiều có cả miếng dán, rèm và bạt phủ.
Dùng tấm chống nóng làm bằng chất liệu ni lông tráng bạc bạt che nắng trên kính lái. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Tùy thuộc vào chủng loại và chất lượng, tấm che nắng có giá từ khoảng 150.000 đến 250.000 đồng/bộ 4 tấm cho xe 4 chỗ; từ 250.000 đến 350.000 bộ cho xe 7 chỗ.
Dùng tấm chống nóng làm bằng chất liệu ni lông tráng bạc bạt che nắng bên trong kính lái. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Rèm che nắng có giá dao động từ 100.000 đến 400.000 đồng/tấm. Các loại bạt phủ cho xe 4 chỗ và 7 chỗ, tùy theo thương hiệu và chất liệu mà có giá bán từ 300.000 đến khoảng 1 triệu đồng/chiếc.
Chống nắng bằng bìa các tông hoặc báo :
Ngoài những cách trên, trong nhiều trường hợp lái xe không mang theo các vật dụng chống nắng trên xe thì có thể dùng tờ báo kẹp lên cửa kính xe.
Dùng giấy báo kẹp cửa kính che nắng, giảm nhiệt trong xe cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu và rẻ tiền nhất. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Cách sử dụng này rẻ, chỉ vài nghìn đồng/tờ báo và cũng hiệu quả, được nhiều người sử dụng để giảm tải cái nóng giữa ngày hè.
Không đóng kín cửa kính xe:
Khi đỗ xe ngoài trời nắng nóng, không nên đóng kín hết tất cả cửa kính của xe mà nên để hở từ 2cm đến 3cm cho không khí lưu thông, giảm bớt sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài xe.
Không nên đóng kín các cửa kính mà nên để hở từ 2cm đến 3cm cho không khí lưu thông. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể thực hiện ở nơi an toàn để tránh bị kẻ gian lợi dụng. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Hạ kính bên phải, đóng mở cửa lái 4 đến 5 lần trước khi lên xe: Mỗi lần đóng mở cửa theo cách này sẽ đẩy bớt hơi nóng trong xe ra ngoài theo lối cửa phụ để có thể giảm sự chênh lệch nhiệt độ ở trong xe và ngoài trời. Với cách làm này, nhiệt độ trong xe sẽ giảm tức thời được từ 5 đến 10 độ so với khi mới mở cửa xe.
Mở quạt gió trước khi di chuyển:
Sau khi phơi nắng ngoài trời, nhiệt độ trong xe rất cao, không nên di chuyển ngay lúc này với các cửa xe được đóng kín. Thay vào đó là hạ hết cửa kính, bật quạt gió ở mức cao trong khoảng vài phút để thổi hơi nóng ra ngoài sau đó mới đóng cửa kính giúp xe làm mát nhanh hơn.
Hạ các cửa kính, bật quạt gió ở mức cao nhất để thổi hơi nóng ra ngoài trước khi vận hành xe. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Khi xe vận hành được khoảng vài phút mới đóng hết tất cả các cửa kính và bật điều hòa với nhiệt độ phù hợp. Người dùng cũng không nên chỉnh mức làm lạnh cao nhất ngay sau khi bật điều hòa, vì sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức.
Các chuyên gia cũng cho rằng, nhiều người thường có thói quen vừa lên xe đã bật ngay điều hòa hết cỡ để làm mát nhanh là hoàn toàn sai lầm bởi xe vừa khởi động, vòng tua động cơ đang ở mức thấp nhưng phải làm nhiều việc cùng một lúc sẽ làm giảm tuổi thọ động cơ và các thiết bị khác trên xe cũng như tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Chỉ khi xe vận hành, động cơ quay nhanh, máy nén điều hòa hoạt động lúc này thưởng thức hơi mát từ điều hòa mới là lý tưởng.
Cùng với việc hạ cửa kính, mở quạt gió điều hòa thì phun nước lên kính lái cũng giúp xe hạ nhiệt nhanh hơn. Kể cả khi đóng cửa kính, vận hành xe với chặng đường dài, dưới thời thiết nắng nóng thi thoảng phun nước lên kính cũng giúp người lái và những người ngồi trong xe cảm thấy dễ chịu hơn.
Tắt điều hòa và mở hé cửa kính:
Trước khi kết thúc hành trình từ 5 đến 10 phút, người dùng nên tắt hệ thống điều hòa trên xe, đồng thời mở hé các cửa kính lấy gió ngoài để giảm dần chênh lệch nhiệt độ trong xe và ngoài trời, tránh gây sốc nhiệt.
Người sử dụng xe cũng nên thường xuyên bảo dưỡng xe, bảo dưỡng hệ thống điều hòa để đảm bảo chiếc xe vận hành an toàn và mát suốt hành trình. Ảnh: Phú Vinh/BNEWS/TTXVN
Ngoài ra, người sử dụng xe cũng nên thường xuyên bảo dưỡng điều hòa, kiểm tra, vệ sinh hoặc thay thế lọc gió lọc gió, bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, chuẩn bị cho chiếc xe sẵn sàng lên đường bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không ngại đi dưới thời tiết nắng nóng của mùa hè./.
Chói mắt vì nắng khi lái xe, làm gì để khắc phục?
Vào thời tiết nắng gắt, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mặt kính lái ô tô, khiến tài xế bị chói mắt, cảm giác rất khó chịu và khó quan sát. Vậy làm sao để khắc phục tình huống này?
Theo nghiên cứu của tổ chức Phân tích an toàn đường bộ - Road Safety Analysis (RSA), Vương quốc Anh, sự lóa mắt do mặt trời là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông vào sáng sớm, từ 6h sáng đến trưa và khi mặt trời chuẩn bị lặn vào xế chiều. Kết luận này được dự trên dữ liệu về các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra từ năm 2009 đến 2013. Tại Anh, mỗi năm có gần 4.000 người bị thương do tai nạn vì nguyên nhân này.
Lái xe về hướng mặt trời dễ gây chói mắt
Không chỉ gây khó quan sát, xử lý tình huống giao thông, tia UVA từ mặt trời có thể dễ dàng xuyên qua kính xe và làm ảnh hưởng trực tiếp tới mắt và da của tài xế.
Nếu bị tia cực tím chiếu từ 6-15 giờ, tài xế có thể thấy những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng, cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng... Thông thường, nếu tiến triển tốt, sau 8 giờ, những triệu chứng này sẽ tự khỏi. Nhưng nếu tổn thương lâu dài, có thể gây nên một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi; ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.
Không chỉ vậy, tia cực tím sẽ phá hủy các sợi đàn hồi của da. Hậu quả dẫn tới sự lão hóa trên da như: các nếp nhăn, mụn, nám, ..., thậm chí làm tăng nguy cơ gây ung thư da.
Các nhà khoa học Anh nghiên cứu cho thấy, lái xe ngồi gần cửa sổ sẽ tiếp nhận lượng ánh sáng gấp 6 lần liều bức xạ cực tím so với vùng không bị nắng. Kính lái ôtô có thể chặn đến 96% tia UV. Tuy nhiên, kính ở cửa xe chỉ chặn được 71% tia UV, một số xe chỉ ngăn được 44%.
Kết quả nghiên cứu trên 2.000 lái xe ở Anh cho thấy, 53% người lái không biết về tác hại của da khi bị ánh nắng chiếu qua kính xe. Nghiên cứu còn cho biết, một số trường hợp lái xe không sử dụng kem chống nắng đã xuất hiện tế bào tiền ung thư trên da.
Để tránh các tác hại của ánh nắng mặt trời khi lái ô tô, các chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên và kinh nghiệm phòng ngừa. Bạn đọc có thể tham khảo dưới đây.
Sử dụng kính râm
Kính râm không chỉ có tác dụng chống tia UV từ mặt trời chiếu vào mắt, mà còn giúp tài xế quan sát đường thoải mái hơn trong trường hợp lái xe về hướng mặt trời. Chính vì được sử dụng thường xuyên nên trên nhiều mẫu ô tô, ở trần xe thường thiết kế hộc đựng kính khá tiện ích.
Tuy nhiên, tài xế cũng lưu ý nên sử dụng loại kính mắt có uy tín, có chỉ số chống tia UV phù hợp bởi nếu dùng loại kính kém chất lượng trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe mắt.
Dùng tấm chắn nắng có sẵn
Tấm chắn nắng phía trước tài xế và ghế phụ là trang bị có sẵn trên mọi dòng xe
Một thiết kế luôn có sẵn trên ô tô, dù ở dòng xe hạng sang hay bình dân, đó chính là tấm chắn nắng phía trước dành cho hàng ghế đầu. Tấm chắn này kết hợp với dải chấm tròn đen phía góc trên kính chắn gió phía trước giúp người lái giảm thiểu được tới 80% tác động của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt. Phần còn lại do tư thế ngồi lái và các biện pháp khác.
Dán phim cách nhiệt
Phim cách nhiệt dán kính ngày nay trở nên quá phổ biến với tài xế ô tô. Thậm chí các hãng xe ở Việt Nam thường đưa ra gói khuyến mại dán phim cho khách hàng mua xe mới. Tác dụng quảng cáo khi dán phim thường là giảm chói, giảm nhiệt độ bức xạ bên trong khoang lái, giảm thiểu tác hại tia UV...
Dán phim cách nhiệt khá phổ biến ở thị trường ô tô
Thực tế việc dán phim cách nhiệt là có tác dụng chặn một tỷ lệ nhất định ánh sáng mặt trời xâm nhập vào xe của bạn. Tuy nhiên, người dùng nên cân nhắc về mức độ tối màu lựa chọn khi dán phim cách nhiệt bởi nó ảnh hưởng tới tầm quan sát khi ánh sáng yếu hoặc quy định pháp luật.
Lựa chọn thời điểm lái xe
Dù trang bị các biện pháp chống ánh nắng thì việc lái xe thường xuyên dưới ánh mặt trời gay gắt không thể giúp bạn an toàn 100%. Vì vậy, nếu có thể nên cố gắng tránh lái xe trong thời gian ánh sáng mặt trời là sáng nhất. Thường trong giờ cao điểm từ 8 giờ đến 11 giờ.
Chọn khoảng cách để an toàn
Hiện tượng lóa mắt dù bởi ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo đều khiến phản xạ của tài xế chậm hơn bình thường từ vào giây tới hơn chục giây. Vì thế, nếu phải lái xe trong điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt, nên giữ khoảng cách lớn hơn bình thường với xe phía trước để tăng thêm thời gian xử lý tình huống.
Nghỉ ngơi nếu cảm thấy mắt bị tổn thương
Nếu ánh sáng mặt trời bắt đầu làm tổn thương mắt hoặc cản trở khả năng lái xe của bạn, đừng cố gắng lái đến đích mà hãy tìm cách đỗ xe ở nơi an toàn, thoát khỏi nơi giao thông đông đúc. Nghỉ ngơi từ 10 đến 15 phút để mắt trở lại trạng thái bình thường sau đó mới nên tiếp tục lái xe.
Trời nắng nóng, làm sao để giảm nhiệt cho ô tô khi đỗ ngoài trời? Mùa nắng nóng đã tới, dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn chống nắng hiệu quả cho chiếc ô tô của mình tránh tác động của ánh mặt trời. Mùa hè, nắng nóng khiến nhiều tài xế đau đầu, tìm cách chống nắng, nóng cho ô tô. Dưới đây là một số biện pháp chống nóng ô tô đơn giản nhưng hiệu...