Mẹo chọn gối trang trí tạo điểm nhấn cho phòng khách
Để nâng cấp phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung trong gia đình, hãy thêm những chiếc gối trang trí cho sofa thật đẹp.
Mặc dù việc chọn màu gối cần phù hợp với không gian là điều rất quan trọng, nhưng bạn cũng cần phải chọn đúng kích cỡ, mẫu mã và cách trang trí sao cho hài hòa.
1. Màu sắc gối tựa
Màu sắc có là yếu tố đầu tiên mà hầu hết mọi người đều nghĩ tới khi chọn mua gối tựa. Điều quan trọng cần ghi nhớ là những chiếc gối tựa làm điểm nhấn luôn phải tôn lên vẻ đẹp của ghế hay sofa phòng khách. Tức là, gối tựa có thể hòa quyện vào sofa hoặc nổi bật trên sofa. Cách tốt nhất là lựa chọn những chiếc gối tựa có màu sắc tương tự với màu nội thất hoặc hoàn toàn khác biệt với phần còn lại nhằm tạo sự tương phản ấn tượng.
2. Họa tiết
Nếu bạn muốn thêm thắt chút họa tiết lạ mắt nhằm xua đi vẻ đơn điệu, nhàm chán của căn phòng thì gối tựa chính là “công cụ” hữu hiệu giúp bạn làm được điều đó. Khi đưa họa tiết vào căn phòng thông qua những chiếc gối tựa, đừng ngần ngại lựa thử nghiệm những họa tiết táo bạo và ấn tượng.
Nếu sofa màu trơn thì nên dùng gối in họa tiết sặc sỡ, bắt mắt. Ngược lại, nếu sofa in họa tiết thì nên lựa chọn những chiếc gối tựa màu trơn. Đây chính là phương pháp bài trí đối lập, tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ đặc sắc cho căn phòng.
3. Hình dạng
Gối tựa có rất nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hình vuông, hình chữ nhật, hình khối hộp, hình ống và hình tròn.
- Hình vuông: Đây là hình dạng gối tựa phổ biến và được ưa chuộng nhất. Những chiếc gối vuông rất linh hoạt, phù hợp với mọi loại sofa, ghế tựa hay giường ngủ. Bạn cũng có thể bài trí chúng một mình hoặc kết hợp các kích thước khác nhau.
- Hình chữ nhật: Sau gối vuông thì gối chữ nhật có lẽ là hình dạng thông dụng và linh hoạt hơn cả. Gối chữ nhật trông đẹp nhất khi được đặt chính giữa ghế, tựa vào lưng ghế.
- Gối dạng hộp: Những chiếc gối dạng hộp có thể là khối tròn hoặc khối vuông (thậm chí cả tam giác). So với gối tựa thông thường, gối dạng hộp có chiều dày lớn hơn đáng kể và góp phần gia tăng kích thước cho những vị trí mà nó được đặt vào.
- Gối dạng ống (hay gối ôm): Kiểu gối này có dạng hình trụ tròn, thường được đặt ở phía cuối sofa hay giường ngủ để tựa tay, gác chân. Gối ôm phổ biến từ khoảng chục năm trước và ngày càng được yêu thích bởi sự tiện lợi và thoải mái mà nó mang lại.
Video đang HOT
- Gối tròn: Gối tựa tròn ít phổ biến hơn so với các loại gối kể trên bởi hình dạng đặc biệt khiến nó chỉ phù hợp với một số phong cách thiết kế nội thất nhất định.
4. Kích cỡ
Nói đến kích cỡ gối, hãy luôn ghi nhớ rằng, chiếc gối phải luôn cân xứng với bất cứ món nội thất nào mà nó được đặt lên. Một chiếc gối tí hon trông sẽ thật lạc lõng, cô đơn khi nằm trên sofa 3 chỗ ngồi hoặc giường ngủ cỡ King. Trong khi đó, một chiếc gối to quá khổ nếu đặt trên ghế tựa trông sẽ rất nặng nề và kém thoải mái.
Như đã đề cập ở phần đầu, nhiệm vụ của gối tựa là bổ sung và nâng cao vẻ đẹp cho nội thất, do vậy, hãy đảm bảo rằng những chiếc gối luôn phù hợp về màu sắc, họa tiết và kích cỡ với món nội thất đó.
5. Kết cấu bề mặt
Kế cấu là yếu tố quan trọng với mọi căn phòng. Vậy nên hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn kết cấu của gối tựa cũng như cách thức nó kết hợp với các chất liệu vải còn lại. Lý tưởng nhất là hãy tạo chiều sâu cho căn phòng bằng cách kết hợp các loại kết cấu bề mặt khác nhau (điều này đặc biệt quan trọng trong những không gian đơn sắc hay trung tính). Bạn có thể kết hợp những chất liệu mềm mại bên cạnh thứ gì đó cứng cáp hơn, hoặc bề mặt sáng bóng với bề mặt nhám. Tuy nhiên, trong một căn phòng đã có nhiều màu sắc, họa tiết khác nhau thì kết cấu bề mặt không còn là yếu tố quá quan trọng nữa.
6. Ruột gối
Việc lựa chọn ruột gối loại nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá cả, độ thoải mái hay đôi khi cả vấn đề dị ứng. Ruột gối làm từ lông vũ rất mềm và thoải mái nhưng thường bị biến dạng, thậm chí có thể gây dị ứng. Trong khi đó, ruột gối làm từ bông tổng hợp khắc phục được những nhược điểm trên nhưng lại kém êm ái. Mọi người có xu hướng lựa chọn ruột gối kết hợp giữa lông vũ và bông tổng hợp, vừa mềm mại, thoải mái mà vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu.
7. Các chi tiết trang trí
Các chi tiết trang trí gối bao gồm nút búi, ruy băng, ngọc trai, sequin, thậm chí cả những mảnh gương nhỏ. Tuy kích thước nhỏ bé nhưng những chi tiết trang trí lại có vai trò rất lớn trong việc nâng cao vẻ đẹp của một chiếc gối. Lưu ý, nếu gối tựa không chỉ được sử dụng với mục đích trang trí mà để kê tay hay tựa vào thì cần cân nhắc khi lựa chọn gối có những chi tiết trang trí vì chúng sẽ làm trầy xước da bạn và khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi tựa vào./.
7 sai lầm thiết kế nhà không gian mở
Thiết kế nhà không gian mở được lựa chọn cho các căn hộ chung cư diện tích vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong thiết kế nhà không gian mở có những sai lầm phổ biến.
Không có điểm nhấn
Thiết kế nhà không gian mở thường mắc sai lầm là không có điểm nhấn, khiến không gian trở nên lộn xộn và mờ nhạt, khi mắt người nhìn không bị thu hút bởi bất cứ thứ gì.
Ảnh minh họa: Free Space Intent.
Thông thường, sofa được sử dụng như một vật cố định thị giác tự nhiên vì kích thước của chúng lớn trong phòng, nhưng không phải lúc nào cũng nên như vậy. Bạn có thể chọn một tác phẩm nghệ thuật kích thước lớn hoặc sơn màu bức tường cho nổi bật.
Đặc biệt, khi decor nhà, nên lưu ý sự hài hòa màu sắc giữa đồ nội thất, thiết bị... với điểm nhấn thị giác ở trên. Chúng có sự tương đồng về màu sắc, chất liệu, kết cấu hoặc chủ đề không là điều bạn cần lưu tâm.
Không "vạch ranh giới" giữa các khu vực
Nếu một căn hộ thiết kế không gian mở nhưng không xác định ranh giới các khu vực khác nhau như bếp, phòng khách... căn hộ sẽ trở nên rất lộn xộn và vô tổ chức. Điều này không chỉ đơn thuần là yếu tố thị giác. Việc phân định các khu chức năng khác nhau là một cách để tạo ra không gian sống thiết thực. Nó cũng giúp mang lại sự riêng tư cho những khu vực như phòng làm việc, phòng ngủ...
Trong khi việc thiết kế nhà không gian mở hạn chế sử dụng tường, bạn có thể sử dụng thảm, gạch nền khác màu, hoặc xử lý trần, dùng đèn khác loại... để phân biệt không gian.
Ảnh: DC Vision Design.
Ví dụ, bạn đặt bàn ăn hình chữ nhật trong phòng ăn, bàn cafe tròn cho phòng khách, hoặc chọn đèn chùm phong cách cổ điển cho phòng khách, trong khi dùng đèn treo, đèn thả dây... cho phòng ăn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các tấm kính, rèm hay giá đỡ - những sản phẩm này giúp bạn có thể nhìn xuyên qua các khối chức năng khác nhau - trong khi vẫn mang lại sự riêng tư cần thiết.
Quá nhiều phong cách thiết kế nội thất
Áp dụng quá nhiều phong cách nội thất khác nhau cho một không gia mở sẽ không đem lại cảm giác thống nhất về mặt hình ảnh cho căn hộ.
Tốt nhất, bạn nên chọn một phong cách cụ thể và bám lấy nó khi decor nhà. Đương nhiên, sự an toàn này cũng có thể khiến nhà bạn trở nên nhạt nhẽo, nhàm chán nếu như không có đôi chút sự sáng tạo và hòa trộn phù hợp.
Sử dụng nhiều loại vật liệu sàn khác nhau
Sử dụng các vật liệu lát sàn khác nhau cho các khu vực khác nhau trong một không gian mở có thể ngôi nhà rời rạc.
Việc sử dụng một vật liệu lát sàn duy nhất giúp kết nối các không gian lại với nhau, tạo ra luồng thị giác tốt hơn và đem lại cảm giác rộng rãi. Thêm vào đó, bạn sẽ thấy việc làm sạch sàn dễ hơn.
Trong trường hợp lo lắng về tính thực tế của việc sử dụng một loại vật liệu cho cả sàn, bao gồm sàn bếp, bạn có thể thay thế vật liệu lát sàn phòng bếp (ví dụ thay vì lát gỗ, bạn lát đá).
Chỉ có một nguồn chiếu sáng
Không gian mở có thể là một không gian duy nhất, nhưng tuyệt đối không nên dựa vào một nguồn chiếu sáng duy nhất. Điều này không chỉ khiến nhà bạn thiếu ánh sáng, mà còn làm giảm diện tích nhà bạn.
Cần phải phân nguồn sáng làm các tầng khác nhau. Bạn nên bắt đầu với nguồn sáng chung (đèn mắt trâu xung quanh căn phòng, đèn âm tường... ), sau đó đến đèn chiếu sáng theo điểm (ví dụ đèn hắt cho tranh) để làm nổi bật các ngóc ngách nhất định. Sau đó, có thể thêm đèn bàn, đèn tường, đèn đứng... làm điểm nhấn.
Không tính tới nhu cầu lưu trữ
Bỏ quên nhu cầu lưu trữ là một sai lầm phổ biến với hầu hết các chủ nhà chưa có kinh nghiệm, khi thiết kế nhà không gian mở.
Khi thiết kế các khu vực lưu trữ, nên thiết kế kịch trần, áp vào tường để tạo ra một không gian liền mạch cho căn nhà. Ảnh: Akihaus.
Giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là bạn nên sử dụng đồ nội thất có chức năng kép, ví dụ như ghế sofa có ngăn chứa bên dưới, bàn cafe có ngăn kéo... Bằng cách đó, bạn có không gian lưu trữ đồ, nhưng chúng không bị lộ ra bên ngoài không gian mở.
Không chừa lối đi
Chúng ta thường không lưu ý về lối đi cho đến khi sống trong không gian đó, dù nó là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc tạo ra một căn hộ tiện ích, hiệu quả và đem lại cảm giác thoải mái.
Trong sơ đồ mặt bằng của bạn, hãy thử đánh dấu vị trí các đồ được đặt cố định như vị trí của tivi, bếp, tủ... sau đó đặt các đồ còn lại vào các vị trí, sao cho đảm bảo không gian di chuyển giữa các vị trí, ít nhất là 60-70 cm. Cần đảm bảo đồ đạc không gây ra bất cứ sự cản trở nào cho việc di chuyển, đặc biệt ở các khu vực có kết nối trực tiếp như bếp đến bàn ăn.
13 góc đọc sách bên cửa sổ đẹp lãng mạn cho những ngày gió mùa Mùa đông sẽ đi qua với cảm giác bình yên, nhẹ nhàng khi có một góc đọc sách với ghế đi văng dài, tràn đầy ánh sáng nhưng vẫn ấm cúng, êm ái nhờ cách décor sáng tạo. Nếu bạn có một ngôi nhà nhỏ, hẳn là sẽ thích thú với việc décor một góc đọc sách bên cửa sổ với đi văng...