Mèo cả năm nằm trông mộ chủ suốt ngày đêm ở Indonesia
Một người từng nhận nuôi chú mèo nhưng vài tiếng sau nó lại quay về mộ chủ cũ và nằm ở đó suốt đêm.
Vì quá tiếc thương người chủ qua đời, chú mèo đã ở cạnh mộ của người này hơn 1 năm qua. Sự việc kỳ lạ được người dân chú ý khi chú mèo xuất hiện lần đầu trong lúc hạ huyệt một bà cụ ở miền trung Java, Indonesia.
Anh Keli Prayitno, 28 tuổi, muốn nhận nuôi chú mèo nhưng nó liên tục quay về đúng nấm mồ của bà cụ. Keli nói: “Kể từ khi bà cụ qua đời, chú mèo đã ở đây liên tục. Nó không muốn về nhà mà cứ ở lì tại đó”. Keli nói nhiều lần anh đưa chú mèo về nhà nhưng nó lại quay về địa điểm cũ.
Keli từng đi theo chú mèo và phát hiện nó về nhà chủ cũ ăn một bữa rồi quay lại địa điểm thân thuộc. Chú mèo ngủ ở đó suốt đêm. Hành động này lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Video đang HOT
Chú mèo nằm trông mộ chủ suốt đêm ngày.
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)
Vì sao TQ chỉ cần số đầu đạn hạt nhân ít hơn Mỹ 30 lần?
Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ bằng 1/30 so với Mỹ và có 3 lí do vì sao Bắc Kinh lựa chọn định hướng quân sự như vậy.
Trung Quốc đang đuổi kịp Mỹ ở nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại. Các ngân hàng lớn đánh giá Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2020 trong khi Bắc Kinh kêu gọi đưa nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ quốc tế.
Dù vậy ở khía cạnh vũ khí hạt nhân, Trung Quốc vẫn chỉ là "chú bé tí hon" nếu so với Mỹ. Lí do cho số lượng đầu đạn chênh lệch này chính là sự khác biệt trong chiến lược quốc phòng hai nước.
Trong một nghiên cứu mới đây, Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie so sánh tương quan mô hình an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc để chỉ ra sự khác biệt.
"Sự khác biệt này không chỉ là hệ quả của môi trường an ninh và trình độ quân sự khác nhau mà còn bởi sự dị biệt trong suy nghĩ hai bên. Triết lí hạt nhân của mỗi bên đều phát triển theo những hướng khác nhau do chính sách hạt nhân không giống nhau".
Ngăn chặn hạt nhân
Ngăn chặn hạt nhân là khả năng phòng vệ trước cuộc tấn công của đối phương. Đây là khái niệm cơ bản trong chính sách hạt nhân của Mỹ.
"Các chuyên gia hạt nhân ở Trung Quốc và Mỹ đều lúng túng trước sự khác biệt trong cách tiếp cận chính sách hạt nhân. Học giả Mỹ tin rằng ngăn chặn và răn đe hạt nhân là quan trọng. Phía Trung Quốc thì khẳng định răn đe hạt nhân chỉ có tính hù dọa. Sự khác nhau trong quan điểm chính là vấn đề hiện nay", Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie viết.
Lí do Bắc Kinh phản đối khái niệm "răn đe hạt nhân" là bởi chính quyền Trung Quốc sợ sẽ nhầm với "vũ lực hạt nhân".
"Ngăn chặn hạt nhân" là khi quân đội một nước tấn công nhằm ngăn ngừa cuộc chiến xảy ra. "Vũ lực hạt nhân" là dùng áp lực buộc đối thủ phải thực hiện một hành động dù nước này không hề muốn.
"Học giả Trung Quốc cho rằng các vấn đề quốc tế khác nhau đều có tính tương hỗ. Do đó, theo quan điểm của Trung Quốc, ngăn chặn hạt nhân và vũ lực hạt nhân là không khác nhau nhiều".
Số lượng
Nga hiện nay sở hữu số lượng đầu đạn hạt nhân nhiều nhất thế giới với khoảng 7.300 đơn vị, theo sau đó là Mỹ (7.100), Pháp (300) và Trung Quốc (260). Dữ liệu này được Tổ chức Kiểm soát Vũ khí ở Mỹ công bố.
"Mỹ cho rằng số lượng vũ khí hạt nhân là biểu tượng của sức mạnh thống lĩnh toàn cầu", báo cáo của Carnegie nhấn mạnh. "Mỹ luôn cho rằng nếu kho vũ khí hạt nhân bị cắt giảm thì năng lực bảo vệ an ninh cho đất nước và đồng minh sẽ bị hạn chế".
Bắc Kinh không xem vũ khí hạt nhân là công cụ áp đặt quyền lực. Việc duy trì kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đồng nghĩa nước này đã có đủ số lượng cần dùng. Trung Quốc không muốn chạy đua vũ trang với bất kì nước nào, đặc biệt ở khía cạnh vũ khí hạt nhân, tổ chức Carnegie giải thích.
Theo báo cáo, Trung Quốc đủ khả năng đáp trả hạt nhân và ngăn ngừa các cuộc tấn công trước bất kì kẻ thù nào. Tác giả báo cáo cho rằng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không sử dụng vào mục đích nào khác ngoài tôn chỉ này.
Mô hình an ninh
Mỹ-Trung có định nghĩa về "mối lo an ninh" khác nhau. Với Trung Quốc, tụt hậu so với những quốc gia khác về kinh tế, khoa học, công nghệ và quân sự khiến nước này gặp nhiều hiểm họa hơn là vũ khí hạt nhân.
Để tránh lâm vào tình cảnh thua kém về kĩ thuật, Bắc Kinh sẽ cố gắng đạt được những tiến bộ công nghệ mới nhất chứ không chạy đua vũ trang hạt nhân.
Theo Quang Minh - CNBC (Dân Việt)
Chức danh của Bill Clinton là gì nếu vợ thành tổng thống? Đây là câu hỏi xuất hiện liên tục trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và vợ Hillary Clinton Xét trên toàn cầu, mọi người đều biết ông Clinton là cựu Tổng thống Mỹ. Tại các nước như Anh, Đức, chồng của các nữ lãnh đạo thường chỉ được gọi bằng tên riêng....