Mẹo bố trí phòng giặt tiện ích
Đối với những căn nhà có diện tích nhỏ, việc sắp xếp không gian được tiện ích là điều vô cùng quan trọng.
Ngoài những không gian chính trong nhà thì những không gian như sân phơi quần áo, ban công và phòng giặt cũng phải được thiết kế hợp lý.
1. Xây dựng phòng giặt riêng
Có một diện tích đủ lớn để thiết kế những không gian sử dụng riêng biệt là một điều may mắn. Với những ngôi nhà có diện tích và không gia rộng, bạn nên tạo một phòng riêng để làm phòng chuyên dụng giặt ủi vô cùng hữu ích và tiện lợi. Không gian đó có thể bao gồm luôn cả giàn phơi và bàn ủi đồ. Ngoài ra, bạn có thể tích hợp nhiều công năng sử dụng khác nhau cho căn phòng này như chứa đồ như hóa chất giặt ủi, các vật dụng vệ sinh nhà cửa như chổi, cây lau nhà.
Với phòng giặt riêng, bạn sẽ không phải lo mùi quần áo, mùi xà phòng bay qua những khu vực khác và có thể biến đổi không gian với màu sơn tường, màu gạch lát nền theo ý thích để tăng sự sống động.
Điểm đơn giản của việc thiết kế phòng giặt riêng là không cần quá cầu kì. Bạn chỉ cần có tủ, các ngăn chứa đồ giặt ủi, giàn phơi,.. cùng vài vật dụng cần thiết là bạ đã có một phòng giặt ủi tiện ích. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng những vật liệu đá ốp tường, ốp sàn chuyên dụng cho môi trường có nhiều độ ẩm để tránh trường hợp ố vàng, ẩm mốc.
Ảnh minh họa
2. Tận dụng không gian ban công
Một trong những khu vực người ta thường bỏ trống nhưng lại có rất nhiều điểm để chúng ta tận dụng đó là ban công. Cách thiết kế phòng giặt cũng như ban công đẹp và sáng tạo nhất phải kể đến việc lắp đặt máy giặt ngoài ban công. Không gian ban công thoáng mát, đón nắng, đón gió rất thích hợp thiết kế sân phơi quần áo. Diện tích ban công thì luôn luôn đủ rộng để lắp đặt máy giặt. Bạn còn có rất nhiều không gian để làm kệ đựng yếu phẩm giặt ủi và khu vực phơi khăn chiếc khăn nhỏ.
Ngoài phòng giặt sử dụng không gian ban công và sân phơi đồ thì chúng ta cũng nên sáng tạo cho phòng giặt bắt mắt và thú vị hơn với những chậu cây nhỏ xanh mát xung quanh. Đây cũng là một ý tưởng tạo không gian xanh trong căn nhà.
3. Kết hợp với không gian nhà tắm
Video đang HOT
Không gian giặt ủi kết hợp với nhà tắm thường là lựa chọn được ưu tiên nhất giúp tối đa hóa không gian sống. Bạn có thể nhanh chóng bỏ đồ của mình ngay sau khi tắm vào máy giặt ở gần kề sẽ giúp phòng luôn gọn gàng và sạch sẽ. Bạn có thể cân nhắc xây thêm một tủ quần áo để trữ đồ cũng rất tiện lợi.
Tuy nhiên vì nhà tắm là nơi ẩm ướt thường xuyên nên bạn cần chú ý vị trí đặt máy giặt, dây điện cẩn thận để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình. Tận dụng một góc nhỏ trong căn phòng tắm vô cùng tiện lợi vì bạn có thể nhanh chóng bỏ quần áo của mình ngay sau khi tắm vào máy giặt ở gần kề.
Ảnh minh họa
4. Tích hợp với không gian phòng bếp
Cũng là không gian phụ, lại có sẵn hệ thống ống nước, phòng bếp là một trong những “ứng cử viên” để bạn bố trí thêm không gian giặt ủi vào. Nếu nhà bạn có một phòng bếp thoáng đãng và còn dư một vài khoảng trống thì hãy dành nó cho một bộ thiết bị giặt. Đó có thể là hộc tủ bếp hay vị trí trống cạnh bên tủ lạnh, miễn sao bạn thấy hợp lý và tiện lợi khi sử dụng.
Tuy nhiên, vì đây là khu vực chung với bếp nên cần cần thận trong quá trình sử dụng, tránh để những đồ dùng và sản phẩm giặt (bột giặt, nước xả vải…) gần bếp. Bạn có thể lắp đặt máy giặt ở đây nhưng những đồ dùng khác nên có chỗ để riêng, tránh bay vào thức ăn. Tốt nhất, thiết kế nên kín đáo và phù hợp với đặc điểm căn hộ chung cư của mình.
5. Tạo ra những căn phòng đa năng
Nhà bạn thật sự ít không gian trống để đặt một chiếc máy giặt, tuy nhiên đừng để ảnh hưởng của diện tích không gian bó hẹp sự sáng tạo của bạn. Bạn có thể thử kết hợp nhiều không gian chức năng vào cũng một gian phòng chung như phòng làm việc. Mẫu thiết kế nơi giặt đồ với phòng làm việc này hoàn toàn lý tưởng cho những ai thích vị trí thoáng mát và yên tĩnh. Thay vì đợi chờ quần áo, gia chủ có thể chọn một quyển sách trên kệ để đọc hay ngồi vào bàn làm việc thực hiện nốt công việc còn dang dở. Có lẽ sẽ không dễ dàng trong việc bố trí đồ đạc và duy trì sự gọn gàng nhưng nếu bỏ công và điều chỉnh thói quen sinh hoạt thì đây cũng không phải vấn đề quá lớn.
6. Tối ưu hoá không gian theo chiều dọc
Tận dụng không gian chiều dọc hẹp để đặt máy giặt cũng là giải pháp hữu ích tiết kiệm không gian. Bạn có thể sắp xếp bằng cách xếp chồng thiết bị lên nhau ở các kệ tủ. Điều cần chú ý với cách sử dụng này là bạn cần đo đạc thiết bị máy giặt vừa chỗ để và chỉ thích hợp với máy giặt cửa trước. Đây là một ý tưởng sáng tạo trong thiết kế nội thất chung cư giúp bạn tận dụng không gian và thuận tiện khi sử dụng./.
Làm mới phòng giặt ủi bằng những ý tưởng trang trí độc đáo
Một vài thao tác đơn giản, một vài ý tưởng độc đáo sẽ giúp không gian giặt là vốn đơn điệu trở nên xinh xắn, hút mắt.
1. Màu sơn bắt mắt
Trong thiết kế phòng giặt, việc lựa chọn sơn tường là rất quan trọng. Sơn là một cách dễ dàng để nâng cấp phòng giặt của bạn với ngân sách vừa phải. Hãy chọn một chủ đề màu sắc tươi sáng hay bất cứ màu nào bạn thích để có thể làm thay đổi tâm trạng của bạn. Các màu sơn phổ biến để làm sống động khu vực giặt ủi của bạn bao gồm các tông màu cam quýt rực rỡ như màu xanh lá cây vôi, vàng hoặc cam.
Một màu trắng rõ nét cũng là một lựa chọn tuyệt vời làm cho căn phòng và tâm trạng của bạn cảm thấy tươi mới. Nhưng đừng dừng lại với các bức tường, bạn cũng nên xem xét sơn tủ phòng giặt ủi của mình. Việc sử dụng các gam màu vui nhộn, bắt mắt trên tường hay sơn trên tủ không chỉ giúp căn phòng thêm rộng rãi, sạch sẽ hơn mà còn mang đến cảm giác dễ chịu mỗi khi bước vào.
Ảnh minh họa
2. Giấy dán tường sinh động
Vẫn là ý tưởng trang trí tường, nhưng nếu bạn yêu thích nét đẹp mềm mại, duyên dáng của giấy dán tường, đừng ngần ngại lựa chọn giấy với họa tiết bắt mắt, đáng yêu và dán cho một hoặc hai bức tường trong phòng giặt là. Dù không quá tốn kém về chi phí, và phức tạp trong việc trang trí, sự hiện diện của giấy dán tường sẽ đủ sức mang đến cho cuộc sống của bạn thêm vui vẻ, yêu đời, đặc biệt là khi sử dụng phòng giặt là.
3. Thêm thảm trải sàn
Phòng giặt là có cần đầu tư một tấm thảm nhỏ? Chắc chắn câu hỏi này sẽ khiến bạn băn khoăn hơn, khi một căn phòng có tần suất sử dụng tương đối ít so với các căn phòng còn lại, thì có nên "đầu tư" làm đẹp. Câu trả lời đó là hoàn toàn nên đầu tư. Bởi một tấm thảm với họa tiết, đường nét, kiểu dáng, màu sắc ấn tượng. Khi xuất hiện ở khoảng nhỏ của căn phòng, đủ sức tạo nên điểm nhấn hút mắt và "kéo" mọi ánh nhìn của mọi người vào vật trang trí này. Bên cạnh đó, tấm thảm xinh xắn còn giúp căn phòng luôn khô ráo, sạch sẽ.
4. Treo tranh trang trí
Nếu bạn không muốn thay đổi diện mạo có sẵn của căn phòng giặt là của gia đình, hãy pha thêm những yếu tố trang trí nhằm tạo nên điểm nhấn thu hút, giúp mọi người "tạm thời" quên đi sự nặng nhọc, vất vả khi phải xử lý số lượng lớn quần áo mỗi ngày. Hãy chọn một bức tường dễ nhìn nhất khi bước vào phòng để treo tranh. Bạn có thể có nhiều sự lựa chọn cho chủ đề của tranh treo, bởi phòng giặt là cần nhiều sự ngẫu hứng trong trang trí. Có thể treo tranh với phong cảnh thiên nhiên, treo tranh tự chụp... để tăng thêm cảm hứng vui tươi cho người sử dụng cũng như nét đẹp ấn tượng, độc đáo cho không gian.
5. Thêm rèm tạo điểm nhấn
Sự hiện diện của tấm rèm, có thể là ở khung cửa sổ hay che một phần nào đó của căn phòng giặt là đều giúp không gian này trở nên bắt mắt hơn. Hãy chú ý một chút đến việc lựa chọn màu sắc cũng như họa tiết của rèm, giúp không gian thêm điểm nhấn xinh xắn, đáng yêu. Bên cạnh đó, rèm còn có nhiệm vụ che bớt một khoảng diện tích nhỏ đựng vô số đồ đạc của căn phòng, giúp không gian giặt là luôn đẹp gọn và dễ nhìn hơn.
Ảnh minh họa
6. Thêm yếu tố xanh
Yếu tố thiên nhiên chưa bao giờ trở nên thừa thãi ở bất kỳ không gian nào, kể cả căn phòng với chức năng giặt là. Nếu căn phòng giặt là của gia đình bạn "may mắn" có khung cửa sổ, bạn nên đặt một vài chậu cây cảnh có kích thước nhỏ xinh, giúp không gian trở nên trong lành, thân thiện với thiên nhiên. Nếu không có cửa sổ, bạn chỉ nên đặt một vài chậu cây hay lọ hoa trên mặt tủ, mặt bàn trong phòng, giúp không gian bớt đi sự nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu.
7. Ánh sáng
Vì phòng giặt mang tính ẩm nên cần đảm bảo độ thông thoáng tối đa và đón nắng gió để căn phòng luôn khô thoáng và thơm tho. Nếu có thể hãy tạo những cửa sổ nhỏ để láy ánh sáng tự nhiên giúp phòng giặt ủi đủ sáng, tránh mùi ẩm mốc, tiết kiệm điện năng và loại bỏ cảm giác bí bách thường có của góc giặt.
Nhưng cũng giống với nhà bếp, gia chủ vẫn cần thêm hệ thống ánh sáng phù hợp để hỗ trợ cho các hoạt động giặt giũ. Sử dụng đèn huỳnh quang hoặc đèn LED bên dưới tủ để chiếu sáng mặt bàn, sẽ giúp các bà nội trợ kiểm tra và dọn dẹp góc giặt tốt nhất.
8. Thêm kệ, tủ gắn tường
Kệ, tủ gắn tường với nhiều ngăn, nhiều tầng sẽ giúp bạn sắp xếp đồ đạc lặt vặt trong phòng giặt là được gọn gàng, ngăn nắp. Kệ, tủ gắn tường chắc chắn sẽ không "làm phiền" bạn khi không ảnh hưởng đến mặt bằng sử dụng. Bên cạnh đó, màu sắc, kiểu dáng của kệ gắn tường còn góp phần mang đến vẻ đẹp xinh yêu, gọn thoáng cho không gian.
Ảnh minh họa
9. Chọn kiểu cửa phù hợp
Cửa xoay bản lề là kiểu tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng phù hợp, đặc biệt là trong một khu giặt là diện tích nhỏ, sẽ không còn không gian để cánh cửa xoay hoạt động hiệu quả. Nếu phòng giặt là của bạn có diện tích nhỏ, hãy cân nhắc kiểu cửa trượt hoặc kiểu hai cánh để chiếm không gian tối thiểu khi mở cửa. Bạn có thể tăng tính sinh động cho căn phòng bằng cách điểm nhấn những decal hay sticker với hình thù ngộ nghĩnh được dán lên cửa. Bạn nên lựa chọn những tấm decal có màu sắc nổi bật và hình thù vui nhộn để giúp những công việc giặt là hàng ngày trở nên nhanh chóng và vui vẻ./.
Ý tưởng "chất lừ" cho việc kết hợp phòng tắm và phòng giặt là thành không gian "2 trong 1" Xu hướng thiết kế phòng tắm kết hợp với phòng giặt là ngày càng được các nhà thiết kế nội thất cũng như gia đình hiện đại quan tâm, và hãy thử xem qua một vài gợi ý hoàn hảo cho cặp đôi này. Bạn đang tìm kiếm các cách để có thể tránh lãng phí không gian, cũng như giải phóng một...