Mẹo bắt bệnh lỗi phần cứng thông thường mà game thủ nào cũng làm được
Khi máy tính không thể khởi động thì phần cứng là thứ bạn cần quan tâm nhất.
Khi máy tính không thể khởi động thì phần cứng là thứ bạn cần quan tâm nhất, nhưng để có thể tìm ra đúng bệnh cho chiếc máy tính thì bạn nên làm theo trình tự dưới đây để tránh chẩn đoán sai nguồn cơn. Những bước dưới đây có thể áp dụng khi máy tính không thể khởi động được, có tiếng kêu lạ hoặc có khởi động nhưng không thể vào được Windows, còn nếu đã vào được Windows thì vấn đề của bạn nằm ở phần mềm).
1.Kiểm tra nguồn điện
Không riêng gì máy tính mà tất cả các thiết bị điện khi hỏng hóc thì việc đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra lại nguồn điện, từ nguồn điện trong nhà, ổ nối cho tới dây nguồn của máy. Cách đơn giản nhất là dùng bút thử điện để kiểm tra đã có điện vào hay chưa. Tiếp đến, mở thùng máy ra và cắm lại các dây dẫn từ nguồn vào mainboard và các thiết bị khác, sau đó thử khởi động, nếu không thấy đèn sáng hoặc quạt nguồn không quay thì có thể bộ nguồn đã hỏng và cần được thay thế.
Đừng bao giờ đánh giá thấp bộ nguồn trong mỗi chiếc PC. Chúng chính là trái tim cung cấp toàn bộ năng lượng cho cỗ máy của bạn. Một nguyên nhân rất lớn dẫn đến hỏng các linh kiện khác chính là khi bạn dùng bộ nguồn dởm, không ổn định, hoặc thiếu công suất. Chính vì thế, bên cạnh việc đổ hàng đống tiền để nâng cấp CPU, Ram hay Card đồ họa thì bộ nguồn cũng là thứ không bao giờ được xem nhẹ.
2.Kiểm tra màn hình và card đồ họa
Sau khi chắc chắn là nguồn vẫn hoạt động bình thường mà khi khởi động màn hình vẫn không hiển thị gì thì bạn cần kiểm tra màn hình và Card màn hình.
Trước tiên vẫn là dây nguồn màn hình (khi có điện đèn led nhỏ ở góc màn hình sẽ sáng) rồi tới cáp nối VGA, DVI, HDMI hoặc Displayport. Nếu được, hãy mượn một màn hình khác thử nghiệm để xem có phải màn hình bị hỏng không. Nếu vẫn không mang lại kết quả thì cần xem xét tới card đồ họa. Bạn có thể thử một số cách như tháo card ra rồi cắm lại, chuyển sang chip đồ họa tích hợp (nếu mainboard có hỗ trợ) hoặc thay thế bằng một card đồ họa khác.
Cáp nối giữa Card màn hình và màn hình bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến màn hình không không hiển thị được hình ảnh.
3. Lỗi RAM
Sau khi kiểm tra hết vấn đề về nguồn và màn hình mà vẫn không tìm ra nguyên nhân gây lỗi, thì thiết bị kế tiếp bạn cần kiểm tra chính là bộ nhớ của máy.
Tất cả những gì bạn có thể làm với RAM chỉ là tháo ra lau chùi và lắp lại.
RAM cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến máy tính gặp trục trặc. Có thể chân cắm RAM bị lỏng (máy sẽ kếu bíp ngắn và lặp lại liên tục hoặc không có tiếng bíp khi khởi động), bạn chỉ việc tháo ra và cắm lại (thử cắm vào khe khác nếu vẫn không khắc phục được), đảm bảo lau sạch chân cắm RAM.Gắn lại thanh RAM một cách cẩn thận bằng cách ấn từ từ hai đầu thanh RAM xuống khe cắm tới khi 2 lẫy khớp vào 2 bên thanh RAM là được. Lưu ý RAM chỉ có một hướng cắm duy nhất nếu ngược sẽ không thể cắm được.
Nếu vẫn không được thì bạn có thể thử thay từng thanh RAM bằng một thanh khác mà bạn chắc chắn là vẫn hoạt động tốt để xem nguyên nhân có phải do RAM hay không.
4. Ổ Cứng
Nếu màn hình BIOS vẫn hiển thị khi khởi động nhưng chỉ dừng ở đó và không thể vào được Windows thì có thể vấn đề do ổ cứng. Khi máy vừa khởi động, nếu để ý kĩ sẽ nghe thấy tiếng lạch cạch nhỏ (tiếng đầu đọc di chuyển về vị trí cao nhất) hoặc bạn có thể sờ bằng tay xem ổ cứng có rung hay không, nếu không thì cần xem lại nguồn cấp cho HDD/ SSD để đảm bảo ổ cứng vẫn hoạt động. Nếu ổ cứng vẫn quay nhưng vẫn không vào được Windows thì trường hợp này có thể do Virus gây ảnh hưởng đến file hệ thống của bạn, vấn đề về phần mềm xin không bàn đến trong bài này. Nếu như xem màn hình BIOS không thấy tên ổ cứng hiện lên nghĩa là ổ cứng đã hỏng và cần thay thế.
Ổ cứng cơ khi khởi động đầu đọc sẽ quét nhanh về vị trí trong cùng gây ra tiếng lạch cạch khi khởi động.
Tất nhiên những mẹo kiểm tra ổ cứng có hoạt động hay không chỉ áp dụng với ổ cứng cơ thông thường, không áp dụng với ổ SSD vì đơn giản là ổ SSD không có động cơ.
Qua các bước kiểm tra ở trên mà vẫn không tìm ra nguyên nhân lỗi thì rất có thể Main hoặc Chip của bạn có vấn đề. Khả năng Main bị lỗi thường cao hơn do CPU ít khi hỏng (trừ khi bạn ép xung thường xuyên) nên nếu có điều kiện bạn có thể thay CPU khác để thử. Tuy nhiên lời khuyên tốt nhất cho bạn nếu có ý định thay Mainboard là nên thay cả cây mới nếu dàn máy của bạn đã “có tuổi” vì linh kiện cũ dù sao cũng khó tương thích với Main mới vả lại giá thành cho đồ cũ tốc độ thấp cũng không kém gì đồ mới với tốc độ cao hơn rất nhiều.
Review ổ cứng SSD TEAM T-Force DELTA MAX 250GB / 500GB: Đã ngon còn thêm đèn đóm lập lòe
Với tốc độ ghi đọc rất nhanh và ổn định, kèm với đó là đèn RGB, ổ SSD của TEAM T-Force đang được game thủ rất yêu thích.
Với xu thế hiện nay thì những chiếc ổ cứng thể rắn SSD đã trở nên phổ biến và thậm chí nhiều chiếc ổ cứng có dung lượng lớn dần dần thay thế những chiếc ổ cứng cơ HDD huyền thoại. Với tốc độ nhanh hơn, hiệu năng cao hơn ,tiết kiệm điện hơn trong khi giá thành vô cùng hợp lý hiện nay nên bạn có nhiều lựa chọn tốt như: TEAM, WD, SG...
Để kiếm một chiếc SSD khỏe và hiệu năng cao dễ dàng nhưng với nhu cầu còn muốn đẹp thì hãy khám phá sản phẩm T-Force Delta MAX đến từ Team Group nổi tiếng của Đài Loan .
SSD TEAM T-Force DELTA MAX 250GB / 500GB
Cái nhìn đầu tiên về sản phẩm TeamGroup T-Force Delta Max là vỏ hộp bắt mắt dễ nhìn, có giới thiệu hình ảnh sản phẩm SSD bên trong để bạn dễ dàng hình dung. Bên cạnh đó là các thông số như dung lượng ổ cứng, đi kèm đầu cấp điện vào bo mạch chủ 5V hay USB 9pin.
Cách hướng dẫn lắp đặt cấp nguồn LED RGB cho SSD được cung cấp ở mặt sau sản phẩm cùng với các thông tin như tương thích MSI Mystic light, ASUS aura sync, GIGABYTE RGB fusion...
Khám phá sau khi mở hộp sản phẩm T-Force Delta MAX là sẽ có một chiếc SSD màu xanh ngọc rất đẹp chờ sẵn. Bên dưới đó là những cáp kết nối RGB như ở bên ngoài hộp đã giới thiệu.
Thêm nữa, hãng TEAMGROUP của Đài loan cũng cấp cho bạn một miếng lau sạch bề mặt ổ cứng SSD để bạn dễ dàng vệ sinh sản phẩm. Một chiếc tem nhỏ để bạn có thể dán lên vỏ case máy tính khoe "đồ" của bạn đang dùng.
Hiệu năng thực tế
Test thử hiệu năng ổ cứng SSD T-Force Delta MAX bằng các phần mềm thông dụng chuyên để so sánh như ATTO hay Crystal DiskMark.
Ổ cứng TEAM T-Force DELTA MAX đổi màu rất đẹp
Chúng tôi thử hai mức dung lượng file trao đổi là 1GB và 32GB để mô phỏng file video 4K hay Full HD trao đổi dữ liệu.
Qua phần mềm CrystalDiskMark bạn có thể thấy tốc độ đạt được của sản phẩm đều đạt đúng như bao bì sản phẩm giới thiệu. Tốc độ đạt tới 561MB/s đọc file trên ổ còn tốc độ ghi vào ổ là ~ 520MB/s - một mức tốc độ khá ổ mà lại còn đẹp như Delta MAX 500GB của TEAM GROUP.
Với ứng dụng ATTO thì bạn cũng có thể thấy tốc độ GHI lên tới 2.85GB/s ,quá ấn tượng trong khi mức giá vô cùng hợp lý.Chúng tôi cũng xin gửi các bạn video clip giới thiệu sản phẩm ổ cứng SSD T-Force Delta MAX tại Việt Nam để các bạn tham khảo tại link dưới đây.
Hi vọng qua bài viết bạn sẽ thấy thích sản phẩm T-Force RGB Delta MAX 250GB / 500GB đến từ thương hiệu Đài Loan này.
4 cách bảo vệ ổ cứng SSD tốt nhất dành cho game thủ Để tăng tuổi thọ của SSD, các bạn hãy thử làm theo 4 cách sau đây. Tuổi thọ của SSD được tính dựa vào thời gian sử dụng (đơn vị: giờ đồng hồ) và giới hạn dung lượng ghi chép dữ liệu lên ổ. Trung bình, các ổ SSD hiện hành chỉ có thể đọc và ghi khoảng hơn 100 TB dữ liệu....