“Menu” chăm sóc đặc trị cho từng loại da
Bạn biết không, mỗi loại da đều cần một “thời gian biểu” cũng như công thức chăm sóc riêng đấy!
Da thường là loại da không bị nhờn, không bị khô, không mụn và là làn da ao ước của tất cả mọi người. Đây cũng là loại da dễ chăm sóc nhất. Nếu may mắn sở hữu loại da này, ngoài những bước chăm sóc cơ bản, bạn nên sử dụng serum có chứa axit glycolic 2 – 3 lần một tuần để da được mượt mà và đều màu hơn.
Với đặc điểm dễ bị mất độ ẩm, da khô đòi hỏi sự chăm sóc thật cẩn thận. Bạn hãy dùng loại sữa rửa mặt nhẹ dịu không chứa xà phòng, không bọt, không hương liệu; toner không chứa cồn và đặc biệt là kem dưỡng ẩm cung cấp nước cho da. Ngoài ra, việc sử dụng kem lột nhẹ 2 lần/tuần để tẩy tế bào chết cũng giúp da khô bớt bong tróc và thẩm thấu các sản phẩm khác tốt hơn.
Chìa khóa trong chăm sóc da dầu là giảm sự tiết dầu tự nhiên bằng việc dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho da. Lưu ý rằng da nhiều dầu không có nghĩa là bạn không cần dưỡng ẩm cho da vì khi bị mất nước, da có xu hướng tiết nhiều dầu hơn, từ đó gây mụn và các vấn đề khác. Vì vậy, điều quan trọng là sử dụng kem dưỡng không chứa dầu và các loại serum bởi chúng thẩm thấu nhanh, không gây nhờn. Ngoài ra, việc đắp mặt nạ đất sét 2 lần/tuần cũng giúp giảm bớt dầu và se khít lỗ chân lông.
Video đang HOT
Nếu da bạn bị khô ở hai bên má nhưng lại nhiều dầu ở vùng chữ T, điều có có nghĩa bạn sở hữu da hỗn hợp. Bạn không cần thiết phải dùng riêng hai loại sản phẩm cho da khô và da nhờn, thay vào đó hãy chọn những sản phẩm nào trung hòa. Đối với kem dưỡng ẩm, hãy chọn loại thẩm thấu nhanh và không gây nặng mặt. Tuy nhiên, vào buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể chiều chuộng da bằng việc dùng thêm dầu dưỡng cho những vùng bị khô, điều này mang lại kết quả bất ngờ cho da hỗn hợp. Và lưu ý rằng khi đắp mặt nạ đất sét, hãy chỉ tập trung ở những vùng da tiết nhiều dầu.
Da nhạy cảm là loại da dễ bị dị ứng hơn bao giờ hết, bởi vậy nó đòi hỏi việc chăm sóc thật nhẹ nhàng. Hãy dùng lotion rửa mặt có thành phần lành tính, toner không chứa cồn và kem dưỡng không hương liệu. Bên cạnh đó, việc đắp mặt nạ dạng gel sẽ giúp làm mát da và việc sử dụng serum chứa axit lactic giúp loại bỏ da chết một cách nhẹ nhàng mà không gây kích ứng.
Theo tapchilamdep
Mặt nạ nào hợp với bạn?
Đắp mặt nạ để tăng cường dưỡng chất cho da là điều cần thiết trong việc làm đẹp, chống lão hóa, bảo vệ da... Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại mặt nạ phù hợp tình trạng da để có kết quả tốt nhất, đồng thời tránh làm tổn thương da.
Mặt nạ đất sét
Trong đất sét có các thành phần chất khoáng như magiê, sắt, canxi, phốt pho, natri, kali, đồng, kẽm... Mặt nạ đất sét có nhiều tính chất đặc biệt như hút nước và kết dính. Nó còn có tác dụng làm liền sẹo, sát khuẩn và khử độc, thanh tẩy sâu cho da. Đặc biệt, đất sét có tác dụng hút dầu, kéo theo nhiều tạp chất, bụi bẩn và tế bào chết trên da, làm se khít lỗ chân lông. Mỗi loại đất sét có màu sắc và thành phần khoáng chất riêng. Ví dụ: đất sét vàng có tác dụng tăng độ ẩm và thải độc cho da; đất sét xanh lục làm dịu da cháy nắng, giúp da mịn màng và chống lão hóa; đất sét màu đỏ giảm mẩn ngứa cho da; đất sét trắng bổ sung các chất khoáng cần thiết cho tất cả các loại da, làm trắng da... Mặt nạ đất sét hợp với tất cả các loại da, tốt nhất cho làn da mẫn cảm, da tổn thương do mụn, da nhờn...
Mặt nạ dạng kem
Chất kem mềm mại và thành phần dầu cùng các vitamin được bổ sung trong kem có tác dụng làm mềm và cung cấp nước cho da, giảm nhăn da, phù hợp cho da thường và da khô. Có thể sử dụng hai lần một tuần, mỗi lần từ 15-20 phút. Khi đắp mặt nạ, bạn cần nằm nghỉ ngơi để da có thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Sau đó, cần rửa mặt lại nhẹ nhàng (không nên chà xát mạnh) để không làm mất đi lớp dầu bảo vệ da. Lưu ý: mặt nạ kem không thích hợp với da đang bị mụn, da nhờn hoặc da mẫn cảm...
Mặt nạ dạng lột
Thường có dạng gel lột hoặc sáp parafin, sử dụng mặt nạ này lớp gel dính chặt vào da nên có khả năng lấy đi tế bao da chết, bụi bẩn, mụn đầu đen... Tuy nhiên, do độ kết dính chặt nên bạn cẩn thận khi lột để tránh tổn thương da. Nên lột nhẹ nhàng, từ từ và sau khi lột nên vỗ nhẹ nước khoáng hay nước hoa hồng để làm dịu da và hỗ trợ se khít lỗ chân lông. Lưu ý: da nhạy cảm, da mụn, viêm hoặc da đang bị cháy nắng không nên sử dụng mặt nạ này.
Mặt nạ dạng gel
Chất liệu gel trong suốt, không dầu, thành phần chính là nước nên rất mát, có tác dụng cung cấp nước khá hiệu quả cho làn da cháy nắng, da thiếu nước, da khô. Người da nhờn có thể dùng loại mặt nạ này vì vừa tiếp nước, vừa có tác dụng hút bớt dầu thừa ở khu vực chữ T. Ngoài ra, trước khi trang điểm, người da nhờn có thể đắp mặt nạ gel để hạn chế tiết dầu và giúp lớp trang điểm bám chặt, mịn màng hơn.
Mặt nạ giấy
Thường là miếng giấy mặt nạ tẩm dung dịch dưỡng, nước hoa hồng hay serum... Mặt nạ loại này rất dễ sử dụng, chỉ cần dùng miếng giấy đã tẩm dung dịch đắp trực tiếp lên da (mỗi miếng giấy mặt nạ chỉ được dùng một lần). Lớp giấy như tấm màng chắn, giúp dưỡng chất thấm sâu vào da. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể chọn các dưỡng chất phù hợp như làm mờ nếp nhăn, giảm nám, làm trắng da... Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi đắp mặt nạ giấy nếu đang bị mụn.
Mặt nạ... bì heo
Thường ở dạng miếng thạch, công dụng được quảng cáo là cung cấp collagen. Loại này khô nhanh sau khi thoa và cần để yên trên mặt khoảng 15-20 phút rồi rửa mặt lại với nước ấm. Mặt nạ dạng này được cho là có tác dụng cho những người có nhu cầu collagen cao như phòng chống lão hóa, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh do hormone và lượng collagen giảm sụt đáng kể, người có làn da sẹo do mụn mới tạo thành... Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu là bì heo nên dễ gây dị ứng, vì thế cần thận trọng khi sử dụng loại mặt này.
Theo tapchilamdep
9 phương pháp điều trị mụn và sẹo mụn tối ưu nhất Vấn đề về da mụn hay sẹo rỗ, sẹo thâm do mụn có thể được khắc phục nhanh chóng bằng những phương pháp sau đây. Mụn trứng cá luôn khiến cho phái đẹp mất tự tin vào ngoại hình của mình. Nhưng khi hết mụn, các vết thâm chúng để lại còn khiến chị em "mất ăn mất ngủ" trong thời gian dài...