Mênh mông sóng nước hồ Pá Khoang
Nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, hệ sinh thái hồ Pá Khoang có diện tích 2.400ha, trong đó diện tích mặt nước chiếm khoảng 600ha, với sức chứa 37,2 triệu m3 nước.
Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho 2 nhà máy thủy điện Nà Lơi và Thác Bay, đảm bảo nguồn nước tưới cho hơn 4.000 ha lúa hai vụ trên cánh đồng Mường Thanh và bảo vệ môi trường sinh thái, hồ Pá Khoang là tài nguyên du lịch độc đáo, hấp dẫn, điểm nhấn trong quy hoạch Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ – Pá Khoang.
Pá Khoang theo cách gọi của đồng bào địa phương có nghĩa là rừng Trúc. Hồ Pá Khoang là hồ nước nhân tạo, được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1980. Hồ Pá Khoang nằm cách thành phố Điện Biên Phủ 20 km, cách Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng khoảng 10 km.
Có hai hướng di chuyển từ thành phố Điện Biên Phủ đến hồ Pá Khoang. Cách thứ nhất, di chuyển đến ngã ba Nà Nhạn (trên quốc lộ 279, theo hướng Điện Biên – Tuần Giáo), rẽ phải, di chuyển tiếp khoảng 05 km đến Nhà khách Tỉnh đội bên bờ hồ Pá Khoang. Cách thứ hai, di chuyển từ thành phố Điện Biên Phủ theo tuyến đường Tà Lèng – Mường Phăng.
Video đang HOT
Hai tuyến đường hấp dẫn du khách qua những con đường quanh co, uốn lượn, những tán rừng xanh ngát, không khí trong lành, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Thấp thoáng bên đường là những bản làng người Thái, Mông, Khơ Mú sống xen kẽ, hòa mình vào với thiên nhiên, tạo nên một bức tranh đa màu sắc sinh động. Người dân nơi đây chất phác, đôn hậu, mến khách.
Vào đầu tháng 8 hàng năm, hồ Pá Khoang bắt đầu tích nước, mặt nước dâng cao hình thành nên nhiều đảo lớn nhỏ, bắt đầu thời điểm đẹp nhất trong năm của hồ Pá Khoang. Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên hùng vĩ, địa hình, địa mạo đa dạng, khí hậu trong lành mát mẻ rất thích hợp cho việc tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, dã ngoại, khám phá. Vào mùa đông, sương mờ phủ khắp mặt hồ tạo nên một bức tranh thủy mặc kỳ bí, cuốn hút. Lấp ló trong lớp sương mờ sớm mai ấy là dáng núi, dáng đảo, điểm tô bằng những nếp nhà sàn thấp thoáng xa xa.
Đặc biệt, giữa mênh mông sóng nước hồ Pá Khoang có đảo hoa Anh Đào với hơn 2.000 cây hoa anh đào Nhật Bản, Đào rừng và các loài hoa sặc sỡ khác bung nở, khoe sắc vào đầu tháng 1 dương lịch hàng năm. Đây là địa điểm hoa anh đào nở sớm nhất trên thế giới. Mùa hè, mặt hồ trong xanh, yên tĩnh, như tấm gương lớn phản chiếu soi bóng núi non, mây trời và đại ngàn, không khí ở hồ được làm mát bởi những làn gió mang theo hơi nước từ mặt hồ.
Du khách đi thuyền trên mặt hồ Pá Khoang
Trong khung cảnh êm đềm, dịu nhẹ ấy khiến cho con người ta quên đi bao muộn phiền bao bộn bề tấp nập hối hả của cuộc sống! Du khách còn được trải nghiệm cùng bà con bản địa với những chiếc thuyền độc mộc xinh sắn lướt nhẹ thênh thang trên mặt hồ đi tìm kiếm những sản vật mà thiên nhiên ban tặng… Ai đó muốn tìm cảm giác mạnh hơn, xuồng máy là một lựa chọn tuyệt vời “rẽ sóng” khám phá những hòn đảo; tham quan bản làng du lịch cộng đồng với những hoạt động trải nghiệm độc đáo như đi xe trâu, đạp xe dạo quanh bản làng, trải nghiệm cuộc sống với người dân địa phương (cùng ăn, cùng ở, cùng lao động, sản xuất nông nghiệp) chắc chắn sẽ là một trải nghiệm ấn tượng lý thú.
Bình yên trên bản Kê Nênh
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 5km về phía Đông Bắc, có một bản làng yên bình với ruộng bậc thang rộng lớn, tầm nhìn ngút mắt núi đồi, đó chính là bản Kê Nênh.
Khoảng 30 năm trước, đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Cao Bằng di cư về Điện Biên đã lựa chọn Kê Nênh làm điểm ngả gỗ, dựng nhà vì ở đây có vùng đất rộng và màu mỡ. Ngày nay, bản Kê Nênh đã có thêm nhiều bà con các dân tộc khác cùng sinh sống như người Thái, Khơ Mú và người Kinh. Bản có tổng số 69 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu và nghề nghiệp chính là canh tác nông nghiệp tại chỗ.
Kê Nênh được bao quanh bởi hàng trăm ha rừng phòng hộ, nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ, là điểm đến lý tưởng cho những người yêu du lịch, những người có sở thích chụp ảnh vì Kê Nênh không chỉ có ruộng bậc thang đẹp vào mỗi mùa vụ mới mà còn có thác nước chảy trong suốt quanh năm.
Vẻ đẹp thơ mộng của Thác Kê Nênh
Cũng giống như cánh đồng Mường Thanh rộng lớn và nhiều khu vực trồng lúa khác của tỉnh Điện Biên. Ở Kê Nênh bà con cũng trồng lúa vào 2 vụ chính trong một năm ( vụ chiêm từ tháng 12 đến cuối tháng 5, vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 11) nhưng điều khác biệt là ở đây sẽ gieo trồng muộn hơn khoảng nửa tháng. Vì vậy, khi những nơi khác đã xong mùa gặt, thì ở ruộng bậc thang ở Kê Nênh vẫn còn màu vàng rực rỡ của những bông lúa chín nặng trĩu hạt.
Màu vàng rực của ruộng bậc thang Kê Nênh
Men theo con đường bê tông nhỏ dọc theo con dốc, cùng hòa mình vào không khí mát lành, lắng nghe tiếng chim hót líu lo và tiếng suối chảy róc rách, dường như mọi ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị đã được trút bỏ, chỉ còn lại sự yên bình trong tâm trí của mỗi người khi đến đây.
Dưới chân thác Kê Nênh
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa anh đào Giữa mênh mông sóng nước lòng hồ Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ có một đảo nhỏ bạt ngàn loài hoa biểu tượng của vùng đất mặt trời mọc Nhật Bản. Loài hoa này mang vẻ đẹp riêng, tạo nên sức hút cho nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, nhất là những du khách phương xa trong hành trình "ngược ngàn" lên...