Mênh mang thu vàng Y Tý
Sau phút nghiêm mình trước cột mốc số 92 cùng cột cờ Lũng Pô, chúng tôi lại cùng “bạn đồng hành” Everest lên đường ngược A Mú Sung, A Lù để tới với Y Tý – mảnh đất của mây trời.
Cứ mỗi độ thu sang là cả cảnh vật, con đường của vùng Tây Bắc được ông trời nhuốm lên một màu vàng rộm của nắng và những nương lúa. Cái vẻ tất bật hiện rõ trên từng thửa ruộng đang vào mùa gặt, cả trên nét mặt kẻ lữ khách chuẩn bị lên đường đi ngao du.
Chúng tôi chọn cho mình một lộ trình quen thuộc để khám phá vẻ đẹp mùa thu miền núi. Xuất phát từ Hà Nội, vi vút trên cung đường cao tốc dài nhất Việt Nam nối liền tới tận Lào Cai, ngược dòng nước đỏ tới Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, qua A Mú Sung, A Lù để ngồi dưới mái nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý, xuôi Mường Hum về Sa Pả. Cung đường khép trọn niềm vui của mùa lúa mới, mùa no ấm của đồng bào.
Người bạn đồng hành cùng chúng tôi trong chuyến đi giữa mùa thu vàng Y Tý là chiếc Ford Everest máy dầu
Y Tý đẹp quanh năm, mùa lúa chín vàng thường là tháng 9 hàng năm
Ruộng lúa trải dài khắp nẻo đường chúng tôi đi
Bát Xát đón chúng tôi bằng những cơn gió mát lạnh của mùa thu, lẫn trong sương sớm là mùi xôi nhà ai mới đồ chuẩn bị cho cả ngày trên nương. Cung đường tuần tra biên giới với những triền đồi đầy chuối, bên kia dòng sông đang cuộn đỏ chính là địa phận Trung Quốc với đường cao tốc ngày đêm xe chạy.
Những cột mốc biên giới cứ hiện dần lên trên đường đi, đầu tiên là mốc 95, 94 rồi ngược về tới 92 cũng là điểm đánh dấu nơi đầu tiên của dòng sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam. Từ xa, bạn đã có thể thấy màu đỏ thắm của lá cờ tổ quốc tung bay giữa đất trời Lũng Pô nhưng để chạm tay vào đó là điều không dễ dàng.
Những cột mốc đánh dấu chủ quyền biên giới dọc đường từ Bát Xát lên A Mú Sung
Cột cờ Lũng Pô
Không khí rộn ràng của mùa gặt hiện lên trên từng thửa ruộng
Video đang HOT
Con đường đất nhỏ men theo triền núi, những ngày mưa bão của mùa hè làm sạt lở và bùn lầy thêm. Cua gắt, trơn trượt, mặt đường đầy rãnh sâu, bạn sẽ chẳng có cơ hội làm lại lần thứ hai nếu “sảy chân” trên đoạn đường vào cột cờ Lũng Pô. Nếu là một chiếc xe máy thì sẽ không quá vất vả bởi tính cơ động của nó, nhưng kẻ vận chuyển Ford Everest của chúng tôi thì câu chuyện lại khác.
Rất vất vả để chọn được điểm đặt bánh xe khi bề rộng của đường chỉ vừa đủ, nhưng Everest lại lợi thế về độ cao gầm cũng như hệ thống giảm xóc êm ái mỗi khi lướt qua những “ổ trâu” trên đường. Dù phiên bản chúng tôi đi chỉ một cầu (dẫn động cầu sau) nhưng với sức mạnh cũng như ưu thế về sức kéo của máy dầu đã giúp cho chiếc xe như đang “khiêu vũ” với cung đường đầy thử thách.
Lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình của chiếc Everest trong suốt cả hành trình của chúng tôi chỉ ở mức 8,5L/100km
Cột mốc biên giới số 92 – Nơi đánh dấu điểm đầu tiên của dòng sông Hồng trên đất Việt
Chúng tôi dạo chơi nơi thượng nguồn của dòng sông Hồng
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt là điểm giao nhau của dòng suối Lũng Pô từ phía tổ quốc mình đổ ra hợp với sông lớn từ Trung Quốc chảy xuống tạo nên ngã ba sông rất đặt biệt. Hai dòng nước, một trong một đục hòa vào làm một để mang biết bao phù sa cho vùng đồng bằng châu thổ.
Cột mốc số 92 cùng cột cờ Lũng Pô sừng sững hiên ngang để đánh dấu mảnh đất phên dậu của đất nước đã biết bao lần bị xâm lăng, giờ đây đã được yên bình. Sau phút nghiêm mình trước mảnh đất thiêng liêng này, chúng tôi lại cùng “bạn đồng hành” Everest lên đường ngược A Mú Sung, A Lù để tới với Y Tý – mảnh đất của mây trời.
Chúng tôi đi vào giữa độ đẹp nhất của mùa lúa ở Y Tý
Y Tý – mảnh đất của mây trời
Y Tý cách Hà Nội chừng 380km, bạn có thể dễ dàng đi vào 2 ngày cuối tuần
Phiên chợ Y Tý vẫn còn mang nhiều bản sắc của người dân nơi đây
Những khúc cua dần bị bỏ lại phía sau, hàng chục điểm sạt lở hay ngầm nước chảy cũng không làm khó chiếc xe với sự kiểm soát khéo léo của người lái. Bù lại những mệt nhọc của con đường là từng dải lúa như sóng vàng trên sườn núi, trải dài từ Ngải Trồ, qua Y Tý tới tận Dền Thàng, Mường Hum.
Không khí vụ mùa rộn ràng trên từng thửa ruộng. Lúa Y Tý không giống lúa xứ Mù, thường chín sớm hơn đôi ba tuần và diện tích trải dài hơn. Chúng tôi cứ men theo con đường nhỏ vắt vẻo chạy vòng quanh ấy mà đi, để rồi lại ngẩn ngơ mê mải với bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.
Khi khách đường xa hòa nhịp cùng người dân bản địa
Cung đường qua khá nhiều thác nước bên đường
Ruộng bậc thang ở Mường Hum
Y Tý hôm nay không có mây, đó là điều kém may mắn với chúng tôi, nhưng bù lại, những giây phút vào bản, ngồi dưới mái nhà của người Hà Nhì là giây phút chẳng bao giờ quên. Toàn bộ tường nhà được trình từ đất với độ dày chừng 40 – 60cm, có một cửa chính (nếu bếp liền nhà thì có thêm cửa phụ để xuống), không có cửa sổ mà là ô nhỏ thông gió, mái lá lợp bằng cỏ dày tương đương tường nhà.
Đây vừa là nét kiến trúc độc đáo thể hiện bản sắc văn hóa của người Hà Nhì, vừa để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt với mùa đông giá lạnh (có thể có băng tuyết). Chúng tôi ngồi đùa vui với lũ trẻ dưới mái nhà mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông trong khi ngoài trời đang đổ mưa rả rích. Những câu nói trao đổi chẳng hiểu hết ý nhau nhưng tất cả đều vui.
“Đàn anh” Everest cùng “đàn em” Ford EcoSport trên hành trình Y Tý
Bản Nhìu Cồ San là nơi sinh sống của đồng bào Hà Nhì với những ngôi nhà trình tường
Nếu chỉ một chút sơ sẩy, bạn chẳng thể làm lại lần thứ hai
Những phút giây thư thái trên đường cùng bạn đồng hành Ford Everest
Bạn đã sẵn sàng để lên đường?
Trên chặng đường trở về, chiếc xe Everest đã cùng chúng tôi qua cầu treo cheo leo ở Mường Hum, ngược dốc Sâu Chua, Hầu Thào và về lại Hà Nội theo đường cao tốc. Chúng tôi đã ngược dòng nước đỏ tới điểm đầu chảy vào đất Việt, tới vùng đất của mây trời, của những ngôi nhà hình nấm như trong chuyện cổ tích, vượt suối, vượt rừng để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu miền núi.
Theo dep.com.vn
Làng cổ đầu tiên ở Quảng Nam đón nhận bằng Di tích cấp Quốc gia
Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam) hình thành từ thế kỷ XV-XVI, là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Theo thông tin từ báo Nhân dân, tối 6/9, tại Làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích Quốc gia Làng cổ Lộc Yên. Đây là làng cổ đầu tiên của tỉnh Quảng Nam và là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam trao Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia làng cổ Lộc Yên cho lãnh đạo huyện Tiên Phước - Ảnh: Công an Nhân dân
Báo Công an Nhân dân đưa tin, làng Lộc Yên có tổng diện tích tự nhiên 279ha, gồm 4 tổ đoàn kết với 191 hộ, 896 khẩu. Tại đây, nhân dân hiện còn lưu giữ 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100-150 năm, với kết cấu nhà lá mái và nhà rường.
Một điều đặc biệt ở làng cổ Lộc Yên chính là những con ngõ, bờ vườn, mộ cổ, giếng cổ,... được làm từ những viên đá ở chính địa phương. Thiên nhiên còn ưu đãi cho mảnh đất Lộc Yên có khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với những vườn trái cây nổi tiếng như thanh trà, bòn bon, mít,... tất cả tạo thành một không gian miệt vườn bao bọc những ngôi nhà cổ kính.
Nhà cổ ở Lộc Yên - Ảnh: Dân Việt
Trải qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, làng cổ Lộc Yên vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng của mảnh đất xứ Quảng, người dân luôn đề cao tình làng nghĩa xóm, sống gần gũi, chan hòa.
Hiện nay, mỗi năm có khoảng 10.000 lượt khách tới tham quan làng cổ Lộc Yên. Việc bảo tồn, gìn giữ làng cổ Lộc Yên có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương.
Theo ngaynay.vn
Bản sắc vùng miền - yếu tố quan trọng phát triển du lịch Có thể thấy bản sắc vùng miền là một trong những "mỏ neo" quan trọng níu giữ du khách ở lại. Do đó tận dụng và bảo tồn, phát huy nét đặc sắc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trong tiến trình phát triển du lịch. Thổ cẩm Sa Pa - sản phẩm lưu giữ nét đẹp truyền thống Sản phẩm...