Mênh mang búng Bình Thiên – An Giang
Búng Bình Thiên là hồ nước ngọt lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, cung cấp nước cho huyện An Phú (An Giang) và các vùng phụ cận, mặt hồ rộng khoảng 300 ha vào mùa nước nổi lên đến 900 ha, nước sâu khoảng 4m, nằm vắt qua 3 xã biên giới Nhơn Hội, Quốc Thái và Khánh Bình, huyện An Phú.
Du khách tham gia đánh bắt thủy sản mùa nước nổi trên búng Bình Thiên
Đến búng Bình Thiên, cả không gian mênh mang sóng nước khiến cho bất cứ du khách nào cũng đều ngẩn ngơ… Mùa nước nổi, dạo quanh búng Bình Thiên, du khách thật khó cưỡng niềm thích thú với cảnh quan mênh mông, không khí trong lành, từ thánh đường Mas Jid Khay Ri Yah trông đôi bờ thăm thẳm, màu nước trong xanh, thỉnh thoảng từng đợt gió lùa, cảm giác rất thoải mái. Cảm nhận đầu tiên mà búng Bình Thiên mang đến cho du khách là cảm giác êm đềm, dịu mát giữa một không gian xanh trải rộng đến hút tầm mắt. Đó là một vùng trời nước bao la, được tạo nên bằng bàn tay kỳ diệu của tạo hóa. Xung quanh hồ nước khổng lồ là những rặng cây xanh soi bóng xuống dòng nước mát, xa xa mới có những nếp nhà ẩn dưới những khu vườn nhỏ ven bờ.
Mùa nước nổi, vẻ đẹp của búng Bình Thiên còn được tô điểm thêm bởi những vạt điên điển trổ bông vàng rực mặt nước, cùng với nguồn thủy sản cá tôm sinh sôi nẩy nở đầy đàn. Khám phá mùa nước nổi búng Bình Thiên là con đò nhanh chóng tách bến để đưa du khách du ngoạn cảnh dọc theo những làng mạc ven sông, thi thoảng dừng lại để thưởng thức phong cảnh đẹp hoặc nhổ bông súng đồng, hái bông điên điển. Đến búng Bình Thiên vào mùa nước nổi, du khách sẽ có dịp du thuyền trên mặt hồ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nghe tiếng trống Paranưng của đồng bào Chăm mà xao lòng.
Thật khó quên khi thưởng thức những món ăn dân dã Nam Bộ như cá lóc nướng trui, lẩu mắm cá đồng ăn kèm bông súng và bông điên điển, tép rong xào bông điên điển, cá linh non chiên bột, cá linh non kho với trái me non. Nhắc đến cá linh, người ta cũng không thể không nhắc đến loại hoa cũng gắn liền với mùa nước nổi – điên điển, loài hoa nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông, đầm lầy, ruộng nước. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, giòn, thơm, bùi, béo lại mang “hương đồng cỏ nội”.
Bình minh trên mặt hồ trải rộng lăn tăn sóng, những chiếc thuyền câu nhỏ nhoi trong ánh nắng nhẹ như tơ trời không một tiếng động. Trên mép nước phủ đầy lục bình tươi non mơn mởn, du khách có thể uống trà và thưởng ngoạn vẻ yên lành của vùng nước Bình Thiên. Khi hoàng hôn buông xuống, cũng là lúc tiếng kinh cầu lại bắt đầu vang lên từ phía những ngôi thánh đường bên búng Bình Thiên thơ mộng. Những làng Chăm hiền hòa nghiêng mình soi bóng nước Cửu Long. Những thiếu nữ Chăm e ấp với chiếc khăn Mat’ra (trùm đầu và cổ) như níu kéo bước chân lữ khách…
Vào tháng 9 hằng năm, huyện An Phú tổ chức lễ hội búng Bình Thiên. Ban ngày, du khách được tham dự một số hoạt động văn hóa, thể thao, cùng những trò chơi dân gian “mùa nước nổi” như chống xuồng đua, nơm cá, bắt ếch… Ban đêm, du khách được thưởng thức văn nghệ với một sân khấu nổi hoành tráng được dựng ngay trên mặt hồ.
Video đang HOT
Kỳ thú búng Bình Thiên
Đến búng Bình Thiên, cả không gian mênh mang sóng nước khiến cho bất cứ du khách nào cũng đều ngẩn ngơ...
Du khách đến búng Bình Thiên chiêm ngưỡng cảnh sông nước hữu tình.
Thơ mộng và thanh bình
Búng Bình Thiên là hồ nước ngọt lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, cung cấp nước cho huyện An Phú (tỉnh An Giang) và các vùng phụ cận, mặt hồ rộng khoảng 300 ha và mùa nước nổi lên đến 900 ha, nước sâu khoảng 4 mét, nằm vắt qua 3 xã biên giới Nhơn Hội, Quốc Thái và Khánh Bình (huyện An Phú) xung quanh là 60 ha rừng nguyên sinh.
Quanh búng Bình Thiên có 4 dân tộc cùng sinh sống là Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Trong đó, cộng đồng người Chăm có những nét văn hóa độc đáo và họ vẫn giữ được nếp sống văn hóa của riêng mình.
Tháng 9 hằng năm, huyện An Phú tổ chức lễ hội búng Bình Thiên. Ban ngày, du khách được tham dự một số hoạt động văn hóa, thể thao, cùng những trò chơi dân gian "mùa nước nổi" như chống xuồng đua, nơm cá, bắt ếch... Ban đêm, du khách được thưởng thức văn nghệ với một sân khấu nổi hoành tráng được dựng ngay trên mặt hồ.
Bà Lý Thị Tuyết Trinh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện An Phú (tỉnh An Giang) cho biết: "Sân khấu ở đây không có đèn hoa rực rỡ, không những tấm màn the làm nền và giới hạn không gian chỉ là một khoảng đồng nước trống, rộng rãi, xung quanh là những hàng cây điên điển trổ đầy bông vàng, thấp thoáng trên mặt nước có những đám lục bình trôi...
Các ca sĩ dân gian di chuyển trên những chiếc xuồng chèo, hát những bài ca ca ngợi quê hương, tình đất, tình người. Đến với búng Bình Thiên, du khách còn có dịp tham quan các làng người Chăm, sống quanh búng, mưu sinh bằng nghề cá và dệt truyền thống...".
Sân khấu nổi trên búng Bình Thiên với các hoạt động văn hóa chèo xuồng hát đối đáp, hát giao duyên...
Cảm nhận đầu tiên mà búng Bình Thiên mang đến cho du khách là cảm giác êm đềm, dịu mát giữa một không gian xanh trải rộng đến hút tầm mắt. Đó là một vùng trời nước bao la, được tạo nên bằng bàn tay kỳ diệu của tạo hóa. Chung quanh hồ nước khổng lồ đó là những rặng cây xanh soi bóng xuống dòng nước mát, xa xa mới có những nếp nhà ẩn dưới những khu vườn nhỏ ven bờ...
Không gian yên ả miền quê nửa như gần gũi, nửa như xa vắng, khiến thời gian dường như trôi đi chậm hơn, để du khách dạo chơi bằng thuyền trên mặt nước tận hưởng trọn vẹn những thời khắc bềnh bồng, phiêu lãng, trước một khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng, quá đỗi thanh bình.
Vẻ đẹp tiềm ẩn
Mùa nước nổi, vẻ đẹp của búng Bình Thiên còn được tô điểm thêm bởi những vạt điên điển trổ bông vàng rực mặt nước, cùng với nguồn thủy sản cá tôm sinh sôi nẩy nở đầy đàn... Khám phá mùa nước nổi búng Bình Thiên là con đò nhanh chóng tách bến để đưa du khách du ngoạn cảnh dọc theo những làng mạc ven sông, thi thoảng dừng lại để thưởng thức phong cảnh đẹp hoặc nhổ bông súng đồng, hái bông điên điển...
Du khách tham gia đánh bắt thủy sản mùa nước nổi trên búng Bình Thiên.
Đến búng Bình Thiên vào mùa nước nổi, du khách sẽ có dịp du thuyền trên mặt hồ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nghe tiếng trống Paranưng của đồng bào Chăm xao lòng. Thật khó quên khi thưởng thức những món ăn dân dã Nam Bộ như cá lóc nướng trui, lẩu mắm cá đồng ăn kèm bông súng và bông điên điển, tép rong xào bông điên điển, cá linh non chiên bột, cá linh non kho với trái me non...
Nhắc đến cá linh, người ta cũng không thể không nhắc đến loại hoa cũng gắn liền với mùa nước nổi - điên điển, loài hoa nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông, đầm lầy, ruộng nước. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, mang "hương đồng cỏ nội".
Bình minh trên mặt hồ trải rộng lăn tăn sóng, những chiếc thuyền câu nhỏ nhoi trong ánh nắng nhẹ như tơ trời không một tiếng động. Trên mép nước phủ đầy lục bình tươi non mơn mởn, du khách có thể uống trà và thưởng ngoạn vẻ yên lành của vùng nước Bình Thiên...
Thiếu nữ Chăm e ấp với chiếc khăn Mat'ra không chỉ giúp tô điểm cho nét đẹp người phụ nữ Chăm, mà còn thể hiện nét văn hóa dân tộc.
Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư tỉnh An Giang cho biết: "Búng Bình Thiên có nhiều thú tiêu khiển mùa nước nổi độc đáo. Những món ăn sông nước cùng với nếp sinh hoạt văn hóa phong phú của 4 dân tộc và các lễ hội văn hóa đặc biệt ở đây chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách".
Khi hoàng hôn buông xuống, cũng là lúc tiếng kinh cầu lại bắt đầu vang lên từ phía những ngôi thánh đường bên búng Bình Thiên thơ mộng. Những làng Chăm hiền hoà nghiêng mình soi bóng nước Cửu Long. Những thiếu nữ Chăm e ấp với chiếc khăn Mat'ra (trùm đầu và cổ) như níu kéo bước chân người lữ khách...
Đúng như lời ông Lê Trung Hiếu, "văn minh lúa nước và phong cách nông dân búng Bình Thiên là những giá trị văn hóa nếu được khai thác đúng đắn sẽ là sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách".
Về An Giang thăm Búng Bình Thiên (Hồ Nước Trời) Từ thị xã Châu Đốc (An Giang) qua cầu Cồn Tiên bắc qua sông Châu Đốc, theo tỉnh lộ 956 khoảng 15km đến thị trấn An Phú (huyện An Phú) đi thêm 10km nữa tới ngã ba, rẽ trái 2km là đến Búng Bình Thiên. Búng Bình Thiên là tên một hồ nước ngọt mênh mông, trong xanh nằm cặp với sông Bình...