Mệnh danh “quý cô hoàn hảo”, MC Vân Hugo vẫn bị loại khỏi Quyền lực ghế nóng
Sau tập 8 chương trình Quyền lực ghế nóng, “quý cô hoàn hảo” Thanh Vân Hugo cùng nam ca sĩ Đinh Mạnh Ninh đã phải dừng chân đầy tiếc nuối.
Tập 8 chương trình Quyền lực ghế nóng mang đến những phần tranh luận sôi nổi và hấp dẫn về chủ đề “Tiếc” và “Cảm ơn – Xin lỗi”.
Nói về sự luyến tiếc trong tình yêu, Đinh Mạnh Ninh cho rằng một khi đã hết tình cảm thì anh sẽ chia tay, còn nếu còn tình cảm thì anh sẽ không bao giờ chia tay. Nếu anh là người chủ động chia tay thì anh sẽ không tiếc. Anh sẽ mong cho người mình yêu tìm được bến bờ khác ổn định và yêu người ấy nhiều hơn anh. Còn nếu anh là người bị bỏ, anh sẽ luyến tiếc cho những cơ hội trong quá khứ mà mình đã chưa làm được tốt hơn cho người yêu và rút kinh nghiệm cho cuộc tình khác sau này.
Mặc dù là người luôn đưa ra những quan điểm tích cực nhưng so với các nghệ sĩ cùng chơi, Đinh Mạnh Ninh có phần kiệm lời và phần tranh luận của anh chỉ mới đưa đến một góc nhỏ của mỗi chủ đề. Với tổng điểm thấp nhất, 33,5 cho 2 đêm thi (tập 7 và 8), Đinh Mạnh Ninh đã phải chia tay với chương trình.
Đinh Mạnh Ninh chia sẻ quan điểm về sự luyến tiếc trong tình yêu.
Ở chủ đề “Cảm ơn – Xin lỗi”, khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và Trương Thế Vinh tranh luận về việc có nên yêu cầu trẻ khoanh tay khi xin lỗi, MC Vân Hugo cho rằng lúc nhỏ cô cũng tự hỏi việc khoanh tay có ý nghĩa gì nhưng khi lớn lên và có con, cô cũng tiếp nối truyền thống và dạy con mình những gì mà cô được dạy.
Dường như sợ những quan niệm của mình sẽ tiếp tục châm ngòi cho cuộc chiến của 2 nam nghệ sĩ nên Thanh Vân Hugo lái vấn đề trở về nội dung của tiết mục cải lương. Nữ MC đúc kết, xin lỗi hay cảm ơn là sợi dây nối thẳng những trái tim lại với nhau. Trong cuộc sống, cô cố gắng nói nhiều lời cảm ơn và hạn chế nói lời xin lỗi.
Vân Hugo dạy con mình mỗi ngày hãy viết ra 10 điều cảm thấy biết ơn trong cuộc sống.
Mỗi ngày, cô nói đến 50 lần cảm ơn, dù điều đó khiến cô bị cho rằng quá khách sáo hay thảo mai nhưng cô tự hào vì điều đó. Cô dạy con mình mỗi ngày hãy viết ra 10 điều cảm thấy biết ơn trong cuộc sống. Với cô, biết ơn là vẻ đẹp sâu sắc của con người. Một người biết biết ơn, chắc chắn sẽ thành công. Một người vô ơn sẽ không làm được gì cả. Còn xin lỗi thì phải chân thành. Sau hành động xin lỗi không phải là khoanh tay mà phải sự sửa sai, không lặp lại hành động tổn thương người khác nữa.
Với số điểm 34, MC Thanh Vân Hugo cũng đã phải chia tay Quyền lực ghế nóngtrong sự tiếc nuối của nhiều khán giả. Như vậy, sau đêm thi thứ 8, “sàn đấu ngôn từ” của Quyền lực ghế nóng 2018 chỉ còn lại 4 nghệ sĩ là: nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, diễn viên/ca sĩ Trương Thế Vinh, siêu mẫu Phương Mai và kiều nữ làng hài Nam Thư.
Thanh Vân Hugo chia sẻ xung quanh chủ đề “Xin lỗi – Cảm ơn”.
Mời quý vị đón xem các tập tiếp theo chương trình Quyền lực ghế nóng vào lúc 20h45 thứ Tư hàng tuần trên VTV3!
Theo vtv.vn
Lê Thẩm Dương: "Bất tín, bất nghĩa, bất hiếu hoàn toàn sửa được nhưng bất nhân thì không"
Tối qua (5/12), tập 8 chương trình Quyền lực ghế nóng đã lên sóng, với chủ đề Tiếc nuối, Xin lỗi, Cảm ơn. Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có nhiều pha bình luận gay cấn và sâu sắc.
Sống mà không có cảm xúc thì đừng làm người nữa
"Tiếc" là một dạng cảm xúc khi người ta làm sai một điều gì đó theo cách nhìn của họ. Cái sai này chỉ có ông trọng tài thời gian là thấy được thôi, chứ ở thời điểm đó có ai thấy mình sai đâu.
Thời gian và nước lã là hai vị thuốc lí tưởng nhất trái đất này. Có lúc người ta thấy sai ngay sau đó, nhưng đôi khi phải tới cuối đời mới thấy sai và tiếc nuối.
Cảm thấy sai thì mới tiếc, không sai lấy gì ra mà tiếc. Có những sự việc rõ ràng sai mà lại không sai. Chẳng hạn người ta bảo li hôn là sai, nhưng tôi thấy li hôn chẳng có gì sai. Li hôn quá tuyệt vời nếu ở thời điểm đó cả hai người đều không tiếc.
Cái tiếc này chỉ thuộc về cá nhân. Chốt lại, người ta chỉ tiếc khi qua thời gian họ cảm thấy mình sai.
Tiếc xảy ra trong hai trạng thái, một là vô tình, hai là bản chất. Nếu bạn sang châu Âu, lúc nào cũng thấy người ta xin lỗi, tràn ngập đường phố là xin lỗi. Tôi vô tình đi cắt mặt người ta, tôi cũng phải xin lỗi. Tôi tiếc vì sao tôi lại mất lịch sự thế. Đó là cái tiếc vô tình.
Cái tiếc đầy tính bản chất là khi sống mà động cơ thì hèn, ý chí thì tầm bậy, lười biếng, rất tệ hại, nhưng khi nào trời giáng xuống thì mới tỉnh. Tại thời điểm ấy, đời chưa dạy, vẫn chưa thấy.
Cái đầu tiên khiến người ta tiếc trong cuộc đời là sức khỏe. Phá banh xác ra, nói không nghe, nhưng đến cuối đời lại tiếc. Không chịu học thì hỏng não, ăn nhậu nhiều thì hỏng cơ bắp.
Cái tiếc thứ hai là tình yêu, hôn nhân, gia đình.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: "Vô cảm là bệnh của toàn xã hội công nghiệp này rồi"
Cái tiếc thứ ba là bạn bè. Người ta chơi với anh bằng tình bạn, anh lại chơi với họ bằng thái độ của thằng bè. Phải kiếm bằng được một thằng tri kỉ, cái này còn khó hơn cả kiếm vợ.
Cái tiếc cuối cùng là tiếc trong sự nghiệp... Chỉ biết làm giàu mà không biết người khác, sau này hối không kịp. Hoặc làm giàu mà phi pháp thì càng gây nhiều hối hận.
Tự tử là hèn mạt. Bất tín, bất nghĩa, bất hiếu hoàn toàn sửa được nhưng bất nhân thì không sửa được
Nguyên nhân đầu tiên gây nên sự tiếc nuối là do mình vô tình hoặc cực kì thiếu rèn luyện, nếu không rèn luyện thì chẳng làm được cái gì.
Nguyên nhân tiếp theo là nguyên nhân của nhận thức. Não thế nào thì sai thế đó, nên có cái sai sửa được và không sửa được. Đi tù là hết sửa được. Bất tín, bất nghĩa, bất hiếu hoàn toàn sửa được nhưng bất nhân thì không.
Không tiếc nuối thì không phải con người. Chết mới thấy tiếc thì mày nên chết đi cho xong. Bởi vậy, cần chung sống với cái tiếc và sửa sai cho nó. Chứ nếu tự tử thì là đại họa với vợ con, cha mẹ. Tự tử là hèn mạt. Phải chủ động thấy được cái sẽ tiếc chứ đừng bị động rồi nằm than vãn sao số mình khổ thế.
Nam và nữ có những cái tiếc khác nhau, phụ thuộc vào đặc trưng giới tính. Đàn ông đặc trưng duy trì nòi giống nên càng nhiều người yêu càng tốt. Phụ nữ muốn duy trì nòi giống bằng cách chọn con tốt nhất nên càng nhiều người thích họ càng thích, nhưng lại không thích chính cái người đó.
Người phụ nữ có gia đình thường không lăng nhăng, nhưng theo bản năng, họ vẫn thích có nhiều người thích mình.
Xin lỗi, cám ơn mà không đúng cách sẽ phản tác dụng
Xin lỗi và cám ơn là biểu hiện cao nhất của tính người, đỉnh cao của hệ ý thức. Dưới góc độ đời thường, nếu bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ dạy mình bằng đại bác, nên phải cám ơn, xin lỗi.
Nếu biết cám ơn, xin lỗi thì công việc cực kì thuận lợi. Nếu khiến người khác thỏa mãn cảm xúc bằng xin lỗi, cám ơn thì 9 bỏ làm 10. Còn nếu đã ghét thì 9,8 cũng đưa nhau ra tòa.
Cảm ơn và xin lỗi cần được biến thành văn hóa công ty, văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc. Văn hóa là cái cuối cùng còn lại sau khi mọi cái đã mất đi.
Đáng lẽ cám ơn, xin lỗi phải là cái tồn tại cuối cùng thì giờ lại mất hết. Thời 1975 tôi còn bé, con trẻ ra đường đều phải biết khoanh tay lại.
Ngược lại với xin lỗi và cám ơn là đổ lỗi và vô ơn. Hiện nay hai cái này ở thế cân bằng, đây là điều rất đáng buồn.
Thế nhưng, xin lỗi, cám ơn mà không đúng cách sẽ phản tác dụng. Đầu bảng của đầu bảng là phải chân thành. Cám ơn mà không chân thành, chỉ xã giao thì thôi dẹp đi, đừng cám ơn làm gì. Lời cám ơn, xin lỗi mà không chân thành là vô nghĩa.
Cám ơn và xin lỗi phải đúng mức độ, đẩy cao quá thì đối phương sẽ nghi ngờ, tự vệ.
Khi cám ơn và xin lỗi phải kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Người Việt Nam cực kì kém trong phi ngôn ngữ. Trong một bữa nhậu mà hóa đơn nhiều tiền đồ ăn, ít tiền đồ uống là đỉnh cao của xã hội văn minh.
Nhưng với người Việt Nam, vào bàn nhậu nói càng nhiều, càng to càng tốt, chẳng khác nào người trung cổ.
Cho nên, người văn minh có xu hướng nói ít lại, đẩy phi ngôn ngữ lên. Khoanh tay là một dạng của phi ngôn ngữ nhưng mang tính văn hóa cao. Đó là văn hóa của người Nhật, còn người Hàn Quốc là chắp tay. Khoanh tay vĩ đại hơn lời nói nhiều, nhưng nên kết hợp cả hai.
Kĩ năng sống hiện đại là xin lỗi bằng cám ơn và cám ơn mà lại thành xin lỗi. Bây giờ phải dạy người lớn cách cám ơn, xin lỗi đã rồi mới dạy trẻ con được. Người lớn không làm được thì đừng dạy trẻ con làm gì, nó không nghe đâu.
Xin lỗi, cám ơn, khen là ba biểu hiện của đàn ông và đàn bà cực mạnh. Sống mà không khen là chết, phải khen mới tồn tại.
Chị Vân Hugo cứ cám ơn mãi, mệt lắm. Chị Vân Hugo nên nhớ, cái gì có lỗi thì xin, ơn thì cám, chứ đừng cám cả cám lợn vào đây.
Theo ttvn.vn
Lê Hoàng bị chỉ trích vì thái độ gay gắt: "Tôi rất chúc mừng vì chị Vân Hugo đã li dị chồng" Rất nhiều khán giả tỏ ra không đồng tình với phong cách tranh luận của đạo diễn Lê Hoàng. Trong tập 6 chương trình Quyền lực ghế nóng, với chủ đề Sợ chồng - Sợ vợ, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã đưa ra nhiều quan điểm sâu sắc về vấn đề này. Bên cạnh tiến sĩ Lê Thẩm Dương, đạo diễn Lê...