Meme “cô gái chửi con mèo” bắt nguồn từ đâu?
Câu chuyện đằng sau một trong những chiếc meme nổi tiếng nhất của năm 2019.
Có lẽ sẽ có rất nhiều người trên mạng internet không biết chú mèo trắng Smudge ở Canada là gì, cho đến khi nhắc đến chiếc meme ‘cô gái la con mèo’ rất đình đám của năm 2019.
Chú mèo trắng trong chiếc meme đình đám này tên là Smudge, hiện đang sống tại Canada
Một phần lý do khiến chiếc meme này trở nên phổ biến như thế là nhờ vào tính linh hoạt của nó, khi mà bạn có thể dùng chiếc meme cho rất nhiều ngữ cảnh khác nhau. Bạn có thể dùng nó để tranh cãi về cách đọc của một từ nào đó, để diễn tả những khoảnh khắc say xỉn quá đà, hoặc chỉ đơn thuần để bày tỏ nỗ lực làm một cái gì đó nhưng bất thành.
Thanos: Liên quan gì tao đâu mậy?
Chiếc meme này lần đầu tiên xuất hiện trên mạng internet vào ngày 1/5, thông qua twitter của @missingegirl:
Nơi khởi đầu của một trong những chiếc meme đình đám nhất 2019
Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của cả hai bức hình trong chiếc meme này lại chẳng có chút gì liên quan đến nhau, và chúng đều đã xuất hiện trên mạng internet từ rất lâu trước đây rồi.
Video đang HOT
Câu chuyện đằng sau biểu cảm của chú mèo Smudge
Chú mèo Smudge, hiện đang sống tại Ontario, Canada, là một chú mèo hết sức nhút nhát. Theo lời cô Miranda Stillabower, chủ nhân của Smudge, chú mèo này sẽ rúc đi đâu đó để trốn mỗi khi có người lại đến nhà. Còn những lúc khác, chú sẽ chạy ra quấn lấy chủ và đòi được vuốt ve, thậm chí còn đòi có một ghế ngồi riêng tại bàn ăn của gia đình.
“Smudge sẽ dỗi nếu như chúng tôi không để chỗ cho nó. Thính thoảng khi nhà đông khách, nó sẽ nhảy lên chiếm chiếc ghế của người vừa mới đứng dậy,” Stillabower chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Smudge còn là một chú mèo với gương mặt hết sức biểu cảm, và trong một bữa ăn nọ, chú đã thể hiện thái độ ‘ghét ra mặt’ với đĩa salad đặt trên bàn ăn. Bức hình này ngay lập tức được cô chủ Stillabower chụp lại và đăng lên trang Tumblr cá nhân vào tháng 6 năm 2018.
Smudge sở hữu một gương mặt hết sức biểu cảm
Stillabower cũng giống như rất nhiều người nuôi mèo khác, luôn có thói quen đăng ảnh mèo nhà mình lên trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì mà bức hình này của Smudge lại thu hút sự chú ý của rất nhiều người dùng trên Tumblr, với lượng repost lên tới cả ngàn lần. Chỉ có điều, khi ấy cả Stillabower vẫn không biết rằng đó lại là khởi đầu cho sự nổi tiếng toàn cầu của chú mèo Smudge.
Trong khi đó, người phụ nữ “hét vào mặt” Smudge thực ra chẳng có chút liên quan gì đến chú mèo này. Cô là diễn viên Taylor Armstrong trong chương trình truyền hình thực tế “The Real Housewives of Beverly Hills” ra mắt vào năm 2011. Khi ấy, cô đang phải đối mặt với giai đoạn khủng hoảng sau khi ly hôn vì chịu sự bạo hành của chồng mình. Sau khi nghe thấy một bà nội trợ xấu tính buông lời dèm pha về cuộc hôn nhân tan vỡ của mình, Armstrong đã bùng nổ và hét vào mặt người phụ nữ xấu tính kia. Và thế là phần còn lại của chiếc meme nổi tiếng đã ra đời.
Việc chiếc meme này nhanh chóng mang đến sự nổi tiếng cho Smudge là điều mà Stillabower không bao giờ ngờ đến khi đăng bức hình của chú mèo trắng nhút nhát này lên Tumblr vào năm 2018. Lượng notification mà Stillabower nhận hàng ngày nhiều đến mức nó làm treo cả điện thoại của cô.
“Tôi nghĩ lý do mọi người thích chiếc meme này nhiều đến thế là bởi tính linh hoạt của nó. Bạn có thể dùng chiếc meme này cho bất cứ tình huống nào bạn nghĩ ra,” Stillabower chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Và đương nhiên, sự nổi tiếng của chiếc meme này đã biến chú mèo Smudge thành một ngôi sao, có lẽ là chú mèo nổi tiếng thứ hai thế giới chỉ sau Grumpy Cat. HIện tại, Smudge đang sở hữu 1,4 triệu người follow trên Instagram, cũng như trở thành gương mặt trên nhiều sản phẩm tiêu dùng khác nhau.
Tiếc là cả chú mèo Smudge và Taylor Armstrong chưa từng có cơ hội gặp mặt nhau ngoài đời thực để tái hiện chiếc meme kinh điển này. Tuy nhiên, cô chủ Stillabower cho biết, nếu như Smudge thoải mái với việc ra khỏi nhà, cô sẽ thử liên hệ với Taylor Armstrong để thu xếp một cuộc gặp xem sao.
“Nếu Smudge có thể chụp một kiểu ảnh kỷ niệm với cô Armstrong thì có lẽ thật tốt biết mấy,” Stillabower chia sẻ. “Tuy nhiên tôi sẽ để Smudge quyết định xem có muốn ra khỏi nhà hay không.”
Dư luận Trung Quốc phẫn nộ vụ mèo mang thai bị dội nước sôi
Một nhân viên an ninh bị sa thải sau khi dội nước sôi lên một con mèo đang mang thai do cho rằng nó ăn trộm xúc xích của mình.
Ngày 22/10, Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV kêu gọi ban hành luật chống ngược đãi động vật sau vụ việc một nhân viên an ninh nước này dội nước sôi lên con mèo đang mang thai.
"Toàn xã hội đồng thuận nói không với hành vi tàn ác lên động vật, nhưng các vụ việc nhẫn tâm và giết hại chúng vẫn thi thoảng xảy ra. Với những hành vi như vậy, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở việc lên án về mặt đạo đức nữa", CCTV viết trong một bài đăng trên tài khoản Weibo.
CCTV nhận định mọi người không nên mong đợi những kẻ bạo hành động vật đối xử tử tế với người khác. Bài đăng kêu gọi chính phủ có hành động pháp lý để giải quyết vấn đề này.
Trong cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp năm nay, một số nhà lập pháp cũng đã đề nghị những người có hành vi bạo hành động vật nơi công cộng phải bị trừng phạt.
Chú mèo đang mang thai qua đời do bị đổ nước sôi lên người.
Trước đó, ngày 19/10, video tố cáo người đàn ông ở thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây nhốt một con mèo trắng trong lồng và đổ nước sôi lên người nó lan truyền trên mạng xã hội.
Một người qua đường đã ngăn kẻ này lại và đưa con mèo đến bệnh viện thú y, CCTV đưa tin. Người đàn ông cho biết muốn trả thù vì nghĩ con mèo hoang đã ăn trộm xúc xích của mình. Sau đó, anh ta bị cảnh sát địa phương giam giữ.
Ngày hôm sau, công ty an ninh nơi người đàn ông làm việc cho biết đã sa thải kẻ này và trao 5.000 nhân dân tệ (750 USD) cho nhóm bảo vệ động vật địa phương để chữa trị cho con mèo.
Tuy nhiên, con mèo và 4 đứa con trong bụng không qua khỏi do vết thương quá nặng.
Nhiều người có hành vi đối xử tàn bạo với động vật không bị khởi tố do Trung Quốc chưa có quy định cụ thể. Ảnh minh họa: Sixth Tone.
Trung Quốc hiện chưa có luật trừng phạt người có hành vi đối xử tàn ác với động vật. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, một số thành phố đã cấm ăn thịt chó và mèo.
Quy định này nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh của những nhà hoạt động vì quyền động vật, dù nó được thông qua với mục tiêu bảo vệ sức khỏe và an toàn cộng đồng hơn là bảo vệ động vật.
Trước đây, cư dân mạng Trung Quốc cũng nhiều lần lên án các hành vi ngược đãi động vật. Một trong những vụ việc gây phẫn nộ xảy ra năm 2017, khi người phụ nữ tên He Hengli bắt cóc một con chó tên Lion (giống Corgi) và tống tiền chủ nhân nó.
Sau khi cuộc đàm phán đi vào bế tắc, chủ của Lion đi cùng cảnh sát đến căn hộ của He để giải cứu chó cưng song phát hiện He đã ném Lion từ ban công căn hộ ở tầng 6 xuống đất. Lion không thể qua khỏi do vết thương nặng.
Tuy nhiên, cảnh sát cho biết họ không thể quy trách nhiệm cho He theo luật hiện hành. Phẫn nộ trước hành vi của He, nhiều dân mạng truy tìm và tung thông tin cá nhân của He lên mạng, nhắn tin đe dọa và gửi đồ tang lễ đến nhà, cơ quan cô.
Thấy chồng bịt mũi ngồi canh lồng mèo, biết lý do thực sự, vợ không thể nhịn cười Sự cố oái oăm khiến anh chồng phải đích thân ngồi canh con mèo... đi vệ sinh. Câu chuyện nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội vì tình tiết hài hước. Chỉ vì một sự bất cẩn, người đàn ông để con mèo nuốt nhầm cái sim mới mua. Và rắc rối cũng từ đây mà nảy sinh. "...