Mel Gibson tham gia bom tấn hợp tác với Trung Quốc
Tuy nhiên, ngôi sao người Australia chỉ tham gia “ The Bombing” dưới vai trò cố vấn nghệ thuật, chứ không xuất hiện trước ống kính bên cạnh Bruce Willis.
The Bombing là bộ phim 3D do Trung Quốc và Mỹ hợp tác sản xuất, lấy bối cảnh thời kỳ Thế chiến thứ II. Cuối tuần qua, đơn vị đầu tư xác nhận Mel Gibson tham gia dự án bom tấn dưới vai trò cố vấn nghệ thuật.
Đại diện của công ty Shanghai Kuailu tiết lộ: “Mel Gibson rất thích thú với bối cảnh thời gian của dự án và anh muốn được đóng góp ý kiến của bản thân cho quá trình thực hiện bộ phim”.
Mel Gibson bên cạnh các thành viên Trung Quốc trong đoàn làm phim The Bombing.
The Bombing do đạo diễn Tiêu Phong thực hiện. Nhà làm phim từng thực hiện một tác phẩm hành động chiến tranh khác là Hushed Roar hồi năm 2012. Dự án mới gây được sự chú ý của người hâm mộ khi có sự tham gia của các ngôi sao đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Lưu Diệp, Tạ Đình Phong, Song Seung Heon và Bruce Willis.
Lấy bối cảnh thời kỳ Thế chiến thứ II, The Bombing kể lại cuộc đánh bom vào thành phố Trùng Khánh của quân đội Nhật Bản. Đây là nơi mà lực lượng chủ lực của tướng Tưởng Giới Thạch đóng quân.
Phim có kinh phí sản xuất dự kiến là 65 triệu USD. Tuy nhiên, một số nguồn tin nội bộ cho rằng, dự án The Bombing có thể tiêu tốn tới 90 triệu USD.
The Bombing có sự góp mặt của Song Seung Heon và Bruce Willis.
Chủ tịch Shanghai Kuailu chia sẻ: “Tôi mong rằng khán giả trên toàn cầu có thể cảm nhận sự tàn khốc của chiến tranh và lòng dũng cảm của người dân Trung Quốc trong cuộc chiến thông qua The Bombing. Trung Quốc cần những bộ phim đem đến niềm hy vọng”.
Video đang HOT
Tham gia dự án, Mel Gibson có cơ hội trở lại đất nước tỷ dân sau hai thập kỷ. Anh chia sẻ: “Tôi được thấy rất nhiều đổi thay tại Trung Quốc.The Bombing sở hữu đoàn làm phim hạng A, từ nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên cho tới những người đứng sau máy quay”.
Theo Zing
7 điều ít biết về bom tấn 'Biệt đội đánh thuê 3'
Sự vắng mặt của Bruce Willis, những chi tiết xoay quanh các nhân vật Doctor Death, Conrad Stonebanks... là những điều khán giả dễ bỏ qua khi theo dõi bộ phim.
Phim cũng như đời đối với Wesley Snipes
Khi nhân vật Doctor Death trò chuyện với Toll Road (Randy Couture) và Gunner Jensen (Dolph Lundgren), một câu hỏi được đặt ra là tại sao Doc lại bị tống giam trước đó. Nhân vật của Wesley Snipes trả lời cụt lủn: "Trốn thuế".
Ở ngoài đời thực, ngôi sao hành động cũng từng bị tống giam do chính hành động... trốn thuế. Chính chi tiết này lại càng khiến cho câu thoại của Doctor Death và nhân vật này trở nên hài hước và đáng nhớ đối với khán giả ngay từ đầu phim.
Sự vắng mặt của Bruce Willis
Nhân vật Mr. Church của Bruce Willis từng xuất hiện trong hai tập phim The Expendables trước. Tuy nhiên, gương mặt này lại hoàn toàn vắng bóng trong tập phim thứ ba. Cái tên Church chỉ được nhắc tới qua loa trước khi một nhiệm vụ giải cứu diễn ra và bị thay thế bởi nhân vật Max Drummer (Harrison Ford). Khi Barney Ross hỏi chuyện Max Drummer, nhân vật mới cho biết Church "hiện đã đứng ngoài cuộc".
Câu thoại ám chỉ tới những lùm xùm quanh chuyện cát-xê mà Bruce Willis đòi hỏi đoàn làm phim The Expendables 3. Chỉ cho bốn ngày quay phim, ngôi sao của loạt phim Die Hard đòi tới 4 triệu USD và không chấp nhận lời đề nghị 3 triệu USD trước đó. Sự kiện này khiến Sylvester Stallone tức giận và viết trên Twitter rằng: "Tham lam và lười biếng chắc chắn là công thức khiến cho sự nghiệp lụn bại". Vài ngày sau đó, khi quyết định chọn Harrison Ford thay thế, ông tiếp tục viết: "Willis nghỉ... Harrison Ford tham gia! Một tin tức thật tuyệt vời! Tôi đã chờ đợi điều này mấy năm nay rồi".
Trong đoạn cuối phim, Church lại được nhắc tới khi nhân vật Âm Dương của Lý Liên Kiệt bị Drummer sỉ nhục. Ngôi sao võ thuật châu Á bèn đáp lại rằng: "Tôi cứ tưởng lão Church mới là kẻ không ra gì chứ".
Harrison Ford là phi công ngoài đời thực
Trong cuộc chạm trán cuối cùng giữa Biệt đội đánh thuê và tên Conrad Stonebanks, ngôi sao Harrison Ford đã khoác lên vai bộ đồ phi công rồi leo lên điều khiển một chiếc trực thăng, khiến nhiều người hâm mộ nhớ lại cái thời nhân vật Han Solo từng leo lên chiếc phi thuyền Milennium Falcon trong bộ phimStar Wars.
Trên thực tế, nam diễn viên 72 tuổi hoàn toàn có khả năng điều khiển máy bay ở ngoài đời thực. Ông thậm chí còn từng tham gia vào một biệt đội trực thăng chuyên giải cứu người leo núi gặp tai nạn bất ngờ.
Ngoài ra, lần đầu tiên xuất hiện của Harrison Ford cũng trở nên đáng nhớ hơn khi nhân vật Max Drummer ngồi trên một chiếc xe có logo... Ford to tướng ở trước xe.
Lai lịch của Conrad Stonebanks
Trong phim, nhân vật phản diện Conrad Stonebanks được tiết lộ từng là thành viên của SASR - Đội đặc nhiệm Không quân Anh. Đây là chi tiết gợi nhắc lạiAttack Force Z, bộ phim hành động của điện ảnh Úc hồi năm 1982 có sự tham gia của Mel Gibson.
Tác phẩm này ra mắt sau khi Mad Max 2 của nam diễn viên gặt hái thành công và trước khi ông tạo ra bước đột phá tại Hollywood. Trong bộ phim trước đây, Mel Gibson cũng thủ vai một thành viên của SASR.
Sự xuất hiện của Robert Davi trong phim
Trong khoảng giữa phim, tên trùm mafia người Albania có tên Goran Vata xuất hiện trong một cuộc giao dịch buôn bán vũ khí với Conrad Stonebanks. Hắn thậm chí còn tiết lộ là muốn mua vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trước khi cuộc giao dịch kết thúc, nhóm Biệt đội đánh thuê bỗng nhiên xuất hiện và truy đuổi Stonebanks. Ngược lại, tên Goran Vata thì biến mất trong màn đêm.
Những người từng yêu mến loạt phim 007 cảm thấy hết sức thú vị bởi nam diễn viên thủ vai Goran Vata là Robert Dani - kẻ thủ ác nổi tiếng tàn bạo Franz Sanchez trong tập phim License to Kill. Ngoài ra, nam diễn viên còn từng thủ vai đặc vụ Johnson hài hước trong bộ phim hành động Die Hard. Đây là một màn cameo đầy bất ngờ mà The Expendables 3 đem tới cho người hâm mộ.
Đất nước Azmenistan
Cuộc chạm trán cuối giữa Biệt đội đánh thuê và Stonebanks cùng quân đội của hắn diễn ra tại Azmenistan, một đất nước không có thực giống như hòn đảo Vilena trong tập phim The Expendables đầu tiên. Đây là điều dễ hiểu bởi đoàn làm phim không muốn gây ra bất cứ sự căng thẳng nào về mặt chính trị khi phát hành The Expendables 3 ở các thị trường quốc tế.
Điều bất ngờ là đây không phải lần đầu tiên cái tên Azmenistan từng xuất hiện trên màn ảnh. Bộ phim The Onion Movie hồi năm 2008 từng có một màn trào phúng kể về cuộc chiến leo thang giữa hai đất nước giả tưởng mang tên Slovaria và Azmenistan. Không hiểu Sylvester Stallone có phải là người hâm mộ bộ phim kể trên đến nỗi muốn sử dụng lại cái tên này hay không.
Thẩm phán Dredd
Khi sắp sửa bị hạ gục, tên Conrad Stonebanks hỏi Barney Ross rằng: "Thế còn tòa án La Haye thì sao?" Đội trưởng của Biệt đội đánh thuê không ngần ngại bắn chết tay buôn vũ khí và nói rằng: "Tao chính là La Haye đây".
Câu thoại khiến khán giả nhớ lại nhân vật Thẩm phán Dredd phiên bản năm 1995 do chính ngôi sao hành động Sylvester Stallone thủ vai. Câu cửa miệng của Dredd trong bộ phim đó là "Ta chính là luật pháp" và được nam diễn viên sử dụng nhiều lần.
Theo zing
"Già, nhưng không vô dụng": Tuyên ngôn của một thế hệ ngôi sao hành động Arnold Schwarzenegger, Sylvester Stallone hay Bruce Willis là những ngôi sao gạo cội vẫn còn chinh chiến trong các phim hành động. "Già, nhưng không vô dụng" là câu nói cửa miệng của Arnold Schwarzenegger trong Terminator: Genisys. Thế nhưng ông không phải ngôi sao lão thành duy nhất vẫn còn chinh chiến trong các phim hành động. Sylvester Stallone "Chàng Rambo" là...